30 bài tập Thiên nhiên phân hóa đa dạng mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Sự khác nhau về thiên nhiên của sườn Đông Trường Sơn và vùng Tây Nguyên  chủ yếu do tác động của

  • A Tín phong bán cầu nam với độ cao của dãy Bạch Mã.
  • B gió mùa với độ cao của dãy núi Trường Sơn
  • C Tín phong bán cầu Bắc với hướng của dãy Bạch Mã.
  • D gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau về thiên nhiên của sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do tác động của gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn (sgk trang 49-50). Khi Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên mùa mưa vào thu đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt… Khi Tây Nguyên đón gió mùa Tây Nam tạo nên mùa mưa thì Đông Trường Sơn lại chịu tác động gió phơn khô nóng…

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông lạnh độ lạnh giảm dần về phía Tây vì:

  • A Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ
  • B Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
  • C Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình
  • D Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm mùa đông độ lạnh giảm dần về phía Tây (trừ vùng núi cao)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các khu vực của nước ta là:

  • A một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, mùa đông lạnh ở miền Bắc, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung.
  • B một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
  • C một mùa khô sâu sắc ở miền Bắc, mùa đông lạnh ở Tây Nguyên, mùa mưa khô đối lập ở ven biển miền Trung và miền Nam.
  • D một mùa đông lạnh ở miền Bắc, mùa khô sâu sắc ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở miền Nam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các khu vực của nước ta là: miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Nam có 2 mùa mưa khô sâu sắc, mùa mưa ở Tây Nguyên là mùa khô ở ven biển miền Trung và mùa mưa ở ven biển miền Trung là mùa khô ở Tây Nguyên

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do

  • A vị trí địa lí và hình thể nước ta.
  • B vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.
  • C  lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
  • D tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vị trí Địa lí và hình thể (kéo dài-hẹp ngang-phân hóa đa dạng) của nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho đoạn thơ:         “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông

...

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng”

(Trích: Gửi nắng cho em - Bùi Văn Dung)

Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo

  • A mùa.    
  • B độ cao.   
  • C Bắc - Nam. 
  • D Đông - Tây.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ đã cho thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam và cả theo mùa. Do phân Bắc – Nam nên Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít ngày có nắng, trong khi miền Nam nóng, có nắng quanh năm => Nhân vật “Anh” ở miền Nam muốn gửi nắng ra Bắc vào mùa đông của miền Bắc

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy thấp nhất trong năm  rất nhỏ vì :

  • A Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.
  • B Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.
  • C Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.
  • D Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao quanh năm, tổng số giờ nắng lớn nên bốc hơi cùng nhiều, vì vậy vào mùa khô, sông ngòi cạn nước, dòng chảy kiệt rất nhỏ

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ chủ yếu theo hướng nào?

  • A Tây Nam. 
  • B Đông Nam.     
  • C Nam.  
  • D Đông Bắc.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ chủ yếu theo hướng Đông Nam.       

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho bảng số liệu sau:

Bảng số liệu nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng, tháng lạnh và biên độ nhiệt trung bình năm của 3 địa điểm Hà Nội, Huế, TP HCM.

Nhận xét nào sau đây không đúng:

  • A Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
  • B Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam
  • C Nhiệt độ trung bình tháng nóng của Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất
  • D Nhiệt độ trung bình tháng lạnh giảm dần từ Nam ra Bắc

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhiệt độ trung bình tháng nóng của Huế (29,40C) là  cao nhất trong ba địa điểm, cao hơn Hà Nội (28,90C) và TP HCM (28,90C)

=> Nhận xét nhiệt độ trung bình tháng nóng của Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất là không đúng

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc có mấy vùng khí hậu

  • A  2 
  • B 3  
  • C 4
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, Miền khí hậu phía Bắc có các vùng khí hậu:

- Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ

- Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ

- Vùng khí hậy Trung và Nam Bắc Bộ

- Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

 

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là

  • A  vĩ độ.      
  • B ảnh hưởng của biển.
  • C địa hình.            
  • D mạng lưới sông ngòi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là do ảnh hưởng của gió kết hợp với địa hình. Những nơi địa hình đón gió ẩm thường trở thành trung tâm mưa lớn. Ví dụ như Huế, Đà Nẵng là trung tâm mưa lớn do đón gió Đông Bắc qua biển

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là

  • A nắng nóng, trời nhiều mây.             
  • B nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo.
  • C  nắng, ít mây và mưa nhiều.
  • D nóng ẩm, mưa phùn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì

  • A Nhiêt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
  • B Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
  • C Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.
  • D Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới vùng phía tây

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì

  • A có nền nhiệt độ thấp hơn.                  
  • B  có nền nhiệt độ cao hơn.
  • C  có nền địa hình thấp hơn.  
  • D  có nền địa hình cao hơn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì miền Bắc có nền nhiệt độ thấp hơn (do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông) nên chỉ cần tới 600-700m khí hậu đã mát mẻ, đạt tiêu chuẩn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân chia khí hậu nước ta thành miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là

  • A nền nhiệt độ.                                                      
  • B ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
  • C cả A và B đều đúng.
  • D cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân chia khí hậu nước ta thành miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là nền nhiệt độ và ảnh hưởng của Gió mùa Đông Bắc. Miền Bắc có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn phía Nam, lại có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc còn miền Nam nóng quanh năm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Thảm thực vật Việt Nam đa dạng về kiểu, hệ sinh thái vì

  • A Địa hình đồi núi  thấp chiếm ưu thế 
  • B Sự đa dạng của đất trồng
  • C Nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư sinh vật 
  • D Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thảm thực vật Việt Nam đa dạng về kiểu, hệ sinh thái vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc với nhiều kiểu khí hậu: miền Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh, đặc trưng với các thành phần loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới -> thảm thực vật phổ biến là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, biến dạng thành nhiều kiểu như rừng gió mùa thường xanh; miền Nam có khí hậu cận xích đạo với thảm thực vật rừng cận xích đạo gió mùa, biến dạng thành kiểu rừng gió mùa nửa rụng lá, rưng thưa khô rụng lá.....

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại

  • A khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn
  • B việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn
  • C giao thông Bắc- Nam gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa bão
  • D khí hậu phân hoá phức tạp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hạn chế không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại là khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn, vì trữ lượng khoáng sản phụ thuộc vào vị trí và quá trình hình thành lãnh thổ nước ta chứ không phụ thuộc vào hình dạng lãnh thổ nước ta

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới là do

  • A vị trí nằm gần xích đạo.
  • B nằm kề vùng biển ấm rất rộng.
  • C không có gió mùa Đông Bắc.
  • D không có núi cao trên 2600m.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đai ôn đới núi cao hình thành từ độ cao trên 2600m => miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có địa hình cao trên 2600m nên không có đai ôn đới núi cao.

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nguyên nhân chủ yếu làm thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam là do:

  • A Hình dáng lãnh thổ kéo dài
  • B Vị trí địa lí nằm kề biển Đông
  • C Hoạt động của gió mùa mùa đông ở miền khí hậu phía Bắc
  • D  Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam là do lãnh thổ kéo dài trên 15 độ vĩ tuyến, làm sâu sắc hơn sự phân hóa này còn có ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đối với phần lãnh thổ phía Bắc (kiến thức lớp 12 bài 11).

=> chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc làm cho:

  • A Địa hình của vùng nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
  • B Địa hình của vùng không có các dãy núi cao.
  • C Mạng lưới sông ngòi của vùng thường ngắn, dốc.
  • D Gió mùa mùa đông xâm nhập một cách dễ dàng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông tạo hành lang hút gió khiến gió mùa mùa đông xâm nhập một cách dễ dàng.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Tính chất nhiệt đới của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng dần so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là do.

  • A ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút.
  • B ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam giảm sút.
  • C có các dãy núi ngăn ảnh hưởng của biển.
  • D có nhiều cao nguyên và lòng chảo giữa núi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tính chất nhiệt đới của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng dần so với miền Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu là do càng xuống phía Nam ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm sút và nhiệt độ càng tăng dần do góc nhập xạ càng lớn.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Sự hình thành 3 đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của

  • A đất đai
  • B sinh vật
  • C khí hậu
  • D sông ngòi

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự hình thành 3 đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của khí hậu. Nguyên nhân do càng lên cao nhiệt độ càm giảm, độ ẩm và lượng mưa cũng có sự thay đổi =>  khiến khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu thay đổi dẫn đến sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác như đất đai, sinh vật và nguồn nước….(Liên hệ kiến thức quy luật đai cao – Bài 21, Địa lí 10)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Khu vực nào sau đây có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt?

  • A Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Bộ
  • B Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên
  • C Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh, đặc biệt Tây Bắc có đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi =>  tạo thế mạnh cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả  nhiệt đới và cả cận nhiệt, ôn đới.

- Tây Nguyên có các cao nguyên với độ cao trên 1000m => khí hậu cận nhiệt mát mẻ, có thế mạnh cho canh tác cây chè (cây cận nhiệt), bên cạnh thế mạnh cây nhiệt đới đặc trưng của vùng.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân tạo nên sự đối lập sâu sắc về mùa mưa và mùa khô giữa Đông Trường Sơn với Nam Bộ và Tây Nguyên là do

  • A bức chắn địa hình dãy Trường Sơn với gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu
  • B bức chắn địa hình dãy Trường Sơn với gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc
  • C sự tương phản sâu sắc về địa hình giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
  • D hoạt động của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Nam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân tạo nên sự đối lập sâu sắc về mùa mưa và mùa khô giữ Đông Trường Sơn với Nam Bộ và Tây Nguyên là do bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Nam với gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu

-  Đông Trường Sơn mưa thu đông do ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc bán cầu hướng đông bắc thổi qua biển thì Tây Nguyên khuất gió (do bức chắn dãy Trường Sơn Nam) là mùa khô sâu sắc 3-4 tháng liên tục không mưa

- Nam Bộ và Tây Nguyên mưa từ tháng 5 – tháng 10 do trực tiếp đón gió mùa Tây Nam thì Đông Trường Sơn lại có gió phơn khô nóng không mưa (do gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn bị biến tính trở nên khô nóng)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so với trạm khí hậu Hà Nội, trạm TP. Hồ Chí Minh có:

  • A Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn
  • B Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn
  • C Biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
  • D Lượng mưa trung bình năm thấp hơn

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so với trạm khí hậu Hà Nội, trạm TP. Hồ Chí Minh có:

- Nhiệt độ trung bình năm cao hơn (Hà Nội: trên 200C, TP. HCM: trên 240C) => loại A

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cao hơn (Hà Nội: 150C, TP.HCM: 260C) => loại B

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn (Hà Nội: 130C, TP.HCM: 30C) => C đúng

- Lượng mưa trung bình năm lớn hơn Hà Nội => loại D

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây về nhiệt độ giữa 2 vùng:

  • A Đông Bắc – Tây Bắc
  • B Đông Trường Sơn Bắc – Tây Trường Sơn Bắc
  • C Đông Trường Sơn Nam – Tây Trường Sơn Nam
  • D Nam Bộ - Tây Nguyên

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây về nhiệt độ giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc: trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên miền ôn đới.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

  • A Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.         
  • B Nam Trung Bộ có Tín phong Bắc bán cầu từ biển thổi vào
  • C Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận xích đạo.
  • D Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (trang 41 sgk Địa 12) và bài 11 – Sự phân hóa thiên nhiên nước ta và (trang 54 sgk Địa 12)

Lời giải chi tiết:

Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ đều có đặc điểm chung là:

- Đều có khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa => C sai

- Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ gần như không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (chỉ có vùng phía tây Đà Nẵng chịu ảnh hưởng một phần nhỏ) => A sai

- Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ nằm ở phía nam dãy Bạch Mã => gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, không có mùa đông lạnh. => D sai

- Duyên hải Nam Trung Bộ có gió Tín phong Bắc bán cầu thổi hướng đông bắc từ biển vào mang lại lượng mưa lớn; ngược lại Nam Bộ nằm ở vị trí khuất gió nền khí hậu khô hạn, ít mưa. => Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa duyên hải NTB và Nam Bộ

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là do

  • A tác động của hướng các dãy núi và thực vật.
  • B sự phân hóa theo độ cao địa hình và sông ngòi.
  • C tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.
  • D tác động mạnh mẽ của gió mùa và dòng biển.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là do sự tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.

- Khi Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì vùng Tây Nguyên lại là mùa khô.

- Ngược lại khi Tây Nguyên đón gió mùa Tây Nam đem lại lượng mưa lớn thì Đông Trường Sơn (đồng bằng Bắc Trung Bộ) chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Tác động của những khối núi cao trên 2000 m đối với thiên nhiên nước ta là:

  • A tạo các bức chắn để hình thành ranh giới các miền khí hậu.
  • B phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.
  • C làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
  • D  làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tác động của những khối núi cao trên 2000 m đối với thiên nhiên nước ta là làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. Ngoài thiên nhiên nhiệt đới, nước ta còn có đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới núi cao (Thiên nhiên phân hóa theo độ cao – sgk Địa lí 12 trang 51)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Tháng mưa cực đại lùi dần về phía Nam là do:

  • A Càng về phía nam càng xa chí tuyến
  • B Do sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới
  • C Gió tây nam suy yếu dần
  • D Do hoạt động của các cơn bão

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dải hội tụ nhiệt đới đem lại lượng mưa rất lớn cho những khu vực nó quét qua.

=> Tháng mưa cực đại ở nước ta lùi dần về phía Nam là do sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới từ Bắc vào Nam

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Đà Lạt là địa điểm du lịch hấp dẫn của nước ta với khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, nguyên nhân do

  • A thuộc vĩ độ trung bình nên khí hậu mang tính chất ôn đới mát mẻ.
  • B vị trí liền kề với biển Đông nên khí hậu mang tính hải dương, điều hòa
  • C nằm ở độ cao lớn trên cao nguyên Lâm Viên (trên 1000m)
  • D chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao tuyệt đối là 1500m => do vậy khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, mang tính chất cận nhiệt đới mát mẻ quanh năm,  phong cảnh đẹp thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close