30 bài tập Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy đinh trong Hiến chương (năm 1945) là

  • A Tổ chức Y tế Thế giới
  • B Tòa án Quốc tế
  • C Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
  • D Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 7)

Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phanranxixcô với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thống qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

Trong hiến chương quy định tổ chúc của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đai hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban thư kí.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập?

  • A Do chủ nghĩa phát xít vẫn chưa bị đánh bại, phải triệu tập hội nghị để đề ra kế sách nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • B Do các nước muốn phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  • C Vì muốn tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh.
  • D  Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc, có nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 4, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ( Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Năm nước lớn là Ủy viên thường trực không bao giờ thay đổi của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là

  • A Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc
  • B Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật
  • C Trung Quốc, Nhật, Hàn, Ấn Độ
  • D Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam Mĩ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 7

Lời giải chi tiết:

Năm nước lớn là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bao gồm: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Moi quyết định của Hội đồng Bảo an phải có sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực này.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), vấn đề của Trung Quốc được giải quyết như thế nào?

  • A Trung Quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ
  • B Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia trung lập
  • C Trung Quốc thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
  • D Trung Quốc thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 5

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 5)

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tham dự Hội nghị Ianta có nguyên thủ các cường quốc?

  • A Liên Xô, Mĩ, Anh                                             
  • B Trung Quốc, Anh, Pháp                                   
  • C Trung Quốc, Anh, Pháp
  • D Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 4

Lời giải chi tiết:

Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, Hội nghị Ianta đã được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc là: Liên Xô (I. Xtalin), Mĩ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin).

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, ở châu Âu, miền đông nước Đức sẽ do nước nào chiếm đóng?

  • A Quân đội Anh                                                 
  • B Quân đội Pháp               
  • C Quân đội Mĩ                                                    
  • D Quân đội Liên Xô

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 5

Lời giải chi tiết:

 

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua với điều kiện?

  • A Phải có 2/3 số thành viên đồng ý
  • B Phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc
  • C Phải có ½ số thành viên đồng ý
  • D Phải quá nửa số thành viên của Hội đồng đồng ý

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 7

Lời giải chi tiết:

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy tri hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trì của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?

  • A Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc
  • B Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
  • C Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt
  • D Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 4

Lời giải chi tiết:

Đầu năm 1945,chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 -2-1945, với sự tham gia của nguyên thủ ba nước: Liên Xô, Mĩ, Anh.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Khi mới thành lập, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?

  • A . 40 nước                    
  • B 45 nước                    
  • C  50 nước                    
  • D  55 nước                    

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 7

Lời giải chi tiết:

Khi mới thành lập, Liên hợp quốc có 50 nước thành viên.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Liên hợp quốc quyết đinh lấy ngày 24-10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày

  • A kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B bế mạc Hội nghị Ianta.
  • C Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực.
  • D Khai mạc Lễ thành lập Liên hợp quốc.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 6, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản hiế chương chính thức có hiệu lực. Từ đó, Liên hợp quốc quyết đinh lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.

=> Ngày 24-10 được lấy làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

 

  • A Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
  • B Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
  • C Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
  • D Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thế.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trật tự hai cực Ianta tan rã vào năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô chính thức sụp đổ.

-  Đáp án A: biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô.

-  Đáp án B: là dấu hiệu tích cực trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho sự  phát triển của Liên Xô chứ không đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô.

-   Đáp án D: biểu hiện sự sụp đổ của Liên Xô.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là

  • A Mĩ và Liên Xô vươn lên trở thành những cường quốc lớn
  • B Thế giới chia thành hai phe: XHCN và TBCN
  • C Hai phe XHCN và TBCN mâu thuẫn gay gắt với nhau
  • D Mâu thuẫn giữa hai phe gay gắt dẫn đến Chiến tranh lạnh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 71)

Lời giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Đặc trưng hai cực – hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh?

 

  • A Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau.
  • B Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
  • C Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947.
  • D Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau,

–  Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ : tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,…).

– Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.

Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mĩ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

  • A Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh
  • B Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do
  • C Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
  • D Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 7)

Lời giải chi tiết:

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô cam kết

  • A hỗ trợ Mĩ về vũ khí để chống Nhật
  • B cùng Mĩ quản lí nước Đức
  • C hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật
  • D sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 5)

Lời giải chi tiết:

Một trong những nội dung của Hội nghị Ianta là thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Liên Xô
  • B Từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945, tại Liên Xô
  • C Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Xan Phranxixcô (Mĩ)
  • D Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Pháp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 4)

Lời giải chi tiết:

- Đầu 1945, chiến tranh thế giới II ở vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết: nhanh chóng kết thúc chiến tranh; tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

- Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mỹ, Liên Xô.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc là

  • A Đại hội đồng
  • B Hội đồng bảo an.
  • C Ban thư kí.
  • D Hội đồng quản thác

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 7

Lời giải chi tiết:

Trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc thì Ban thư kí là cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

  • A Nhật Bản
  • B Các nước phương Tây                 
  • C Liên Xô           
  • D

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 5)

Lời giải chi tiết:

Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á , Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là

  • A Hội đồng Bảo an
  • B Ban Thư ký
  • C Đại Hội đồng
  • D Tòa án quốc tế

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 7

Lời giải chi tiết:

Hội đồng bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng bảo an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai có đặc trưng nổi bật là

  • A dựa trên sự hợp tác của Liên Xô và Mĩ. 
  • B sự nhất trí của các nước tham dự hội nghị Ianta.
  • C thế giới phân chia thành 2 phe đồi lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. 
  • D do phe đồng minh đã giành thắng lợi. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 6, Suy luận

Lời giải chi tiết:

Trật tự 2 cực Ianta là 1 trật tự thế giới mới do Liên Xô là Mĩ thiết lập nên sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trật tự này đã chi phối các mối quan hệ quốc tế trong khoảng 40 năm từ 1945-1991. Và trật tự này đã chia thế giới thành 2 phe do 2 siêu cường đứng đầu mỗi phe. Với sự ra đời của trật tự 2 cực Ianta đã hình thành nên sự đối đầu gay gắt giữa hệ thống TBCN và hệ thống XHCN. Cùng với sự sụp đổ của LX (1991) thì trật tự 2 cực Ianta cũng chấm dứt.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

 

  • A  Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • B Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
  • C Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
  • D Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 7, loại trừ

Lời giải chi tiết:

Những nguyên tắc của Liên hợp quốc bao gồm:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

- Không can thiệp vào nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009 có ý nghĩa

 

  • A tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
  • B nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.
  • C góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.
  • D  nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Đáp án: D

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trong đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng nhất.

Theo kết quả bỏ phiếu, có tổng cộng 183 trên tổng số 190 quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hơp quốc đã ủng hộ Việt Nam vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng bảo an. Đây là một tỷ lệ áp đảo: hơn 96%. Theo quy định, với 190 nước bỏ phiếu, Việt Nam chỉ cần 127 phiếu thuận là được bầu chọn. Ngoài Việt Nam, Libi và Burkina Faso cũng đã được bầu là thành viên không thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Sự kiện này đã tạo cơ hội để Việt Nam đống vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ hòa bình thế giới, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?

  • A Thống nhất phảo tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.
  • B  Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
  • C  Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.
  • D Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Sgk 12 trang 5, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Những quyết định của Hội nghị Ianta bao gồm:

Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là

  • A khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
  • B nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  • C  phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
  • D tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 4, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

 Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là

  • A giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
  • B tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  • C phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  • D nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

  • A Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh lạnh.
  • B Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên hợp quốc.
  • C Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
  • D Xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.

Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?

  • A Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
  • B Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.
  • C Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
  • D Hiến chương quy đinh bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 7, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Hiến chương Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất do:

- Nêu rõ mục đich của tổ chức này là:

+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

+ Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Nêu rõ nguyên tắc hoạt động của tổ chức này là:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

+ Không can thiệp vào nội bộ các nước.

+ Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

=> Đây là hai nội dung có vai trò quan trọng nhất, nắm giữa vai trò chỉ đạo mọi hoạt động của Liên hợp quốc qua tất cả các giai đoạn.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Mục đich nào của Liên hợp quốc làm cho các nước xích lại gần nhau?

 

  • A Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
  • B Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
  • C Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • D Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trong nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Trong đó nguyên tắc thứ hai tạo ra mối quan hệ giữa các quốc gia thêm xích lại gần nhau hơn, đó là việc đảm bảo lợi ích cho tất cả các quốc gia.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Thực chất Ianta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị

 

  • A bàn về những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới.
  • B hòa giải mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô.
  • C đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít
  • D  phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 4.5. suy luận.

Lời giải chi tiết:

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Hội nghị Ianta đã được triệu tập, một trong ba mục tiêu của Hội nghị là phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Trong nội dung cụ thể của Hội nghị Ianta, nội dung này cũng là nội dung quan trọng nhất và được tranh luận sôi nổi. Mục tiêu của mối quốc gia bản chất cho cùng vẫn là quyền lợi của mỗi quốc gia, dân tộc.

=> Bản chất của Hội nghị Ianta (2-1945) là Hội nghị phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Thắng lợi nào đã mở ra bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta?

 

  • A Ba nước Indonexia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).
  • B Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949).
  • C Cách mạng Cuba thành công, lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ (1959).
  • D Nhân dân Việt Nam hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1975).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 21, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nếu bên nào mạnh hơn thì trật tự đó sẽ xói mòn. Ngày 1-10-1949, cách mang dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Trung Quốc thành công cũng làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội.

=> Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc (1949) đã mở ra bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close