30 bài tập Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Định nghĩa nào sau đây không đúng với dạng nước tự do?

  • A Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
  • B Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện.
  • C  Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
  • D Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là B vì: Dạng nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nơi nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là

  • A Tế bào lông hút.
  • B Tế bào biêu bì.
  • C Tế bào nội bì.
  • D Tế bào vỏ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ , nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua tế bào nội bì.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Vai trò của nước đối với đời sống thực vật?

  • A Nước đảm bảo độ bển vững của các cấu trúc trong cơ thể.
  • B  Nước là môi trường thuận lợi cho các quá trình trao đổi chất
  • C Nước tham gia các phản ứng hoá học trong cơ thê.
  • D Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vai trò của nước gồm cả 3 ý A,B,C

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Các dạng nước trong cây?

  • A Nước tự do.
  • B Nước liên kết.
  • C Nước tự do và nước liên kết.
  • D Nước cứng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong cây có 2 dạng nước là: nước tự do và nước liên kết.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Những giai đoạn của quá trình hấp thụ nước ở rễ

  • A Giai đoạn nước từ đất vào tế bào lông hút.
  • B Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
  • C Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
  • D Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quá trình hấp thụ nước ở rễ gồm 3 giai đoạn:

Nước từ đất vào tế bào lông hút. Từ lông hút vào mạch gỗ của rễ. Từ mạch gỗ của rễ vào mạch gỗ của thân.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất ?

  • A Chóp rễ che chở cho rễ.
  • B Miền lông hút hút nước và muối khoáng cho cây.
  • C Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
  • D Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bộ phận quan trọng nhất của rễ là miền lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đặc điếm cấu tạo tế bào lông hút ở rễ cây là

  • A  Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
  • B Thành tế bào dày, không thấm cutin, chí có một không bào trung tâm lớn.
  • C Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
  • D Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tế bào lông hút ở rễ cây có đặc điểm: thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Lông hút có vai trò chủ yếu là

  • A Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.
  • B Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
  • C Lách vào kẽ hở của đất giúp cho rễ lấy được ôxi để hô hấp.
  • D Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

lông hút có vai trò chủ yếu là lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất đối với chức năng hút nước?

  • A Miền lông hút
  • B Miền sinh trường
  • C  Chóp rễ
  • D Miền bần.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Miền lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng cho cây nên có vai trò quan trọng nhất.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?

  • A Con đường qua tế bào sống.
  • B Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống
  • C Con đường qua chất nguyên sinh và không bào
  • D Con đường qua gian bào và thành tế bào

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ, theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đơn vị hút nước của rễ là:

  • A Không bào.
  • B  Tế bào lông hút.
  • C Tế bào rễ.
  • D Tế bào biểu bì.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đơn vị hút nước của rễ là tế bào lông hút.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ có đặc điểm nào sau đây?

1. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.

2. Có không bào phát triển lớn.

3. Độ nhớt của chất nguyên sinh cao.

4. Áp suất thẩm thâu rất lớn

  • A 1 2,4
  • B 2, 3,4
  • C 1,2
  • D 2,4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ thành mỏng, không thấm cutin, có không bào lớn và áp suất thẩm thấu lớn.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nội dung nào sau đây sai?

1. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.

2. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.

3. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây.

4Nước tự do không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.

  • A 2,3
  • B 3,4
  • C 1,2
  • D 2,4

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thực vật dễ sử dụng nước tự do hơn nước liên kết vì nước tự do giữ được các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước.

Ý sai là (2) và (4).

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nước không có vai trò nào sau đây đôi với đời sống thực vật?

(1)Quyết định sự phân bố thực vật trên trái đất

(2) Là thành phần bắt buộc của bất kỳ tế bào sống nào.

(3)Là dung môi hoà tan muôi khoáng và các hợp chất hữu cơ.

(4) Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất.

(5)Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra.

(6) Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

(7) Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.

(8) Kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra.

  • A 5, 6, 7, 8
  • B 1, 2, 5.
  • C 5, 8
  • D 3, 5, 6, 7.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nước quyết định sự phân bố của thực vật, là thành phần bắt buộc là dung môi hòa tan, là nguyên liệu các phản ứng trao đổi chất, điều hòa nhiệt và tạo sức căng bề mặt.

Các ý sai là: (5),(8).

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hãy cho biết cơ chế hấp thụ các nguyên tố khoáng từ đất vào cây.

  • A Chủ động và bị động
  • B Thực bào và ẩm bào
  • C Vận chuyển tích cực
  • D Thẩm thấu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

1.Hấp thụ bị động:

-   Các ion khoáng được khuếch tán qua màng lừ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.

-   Các ion khoáng hòa tan ưong nước, theo dòng nước đi vào tế bào lông hút.

-   Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.

Hình thức hấp thụ bị động không cần tiêu tốn năng lượng.

2. Hấp thụ chủ động:

-Theo hình thức này, các chất khoáng được hấp thụ từ môi trường đất vào tế bào lông hút lừ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao một cách chủ động, ngược chiều građien nồng độ.

-   Hình thức này cần được cung cấp năng lượng là ATP.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

  • A 2,3 
  • B 1,4
  • C 2.4 
  • D 1,3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quá trình hấp thụ thụ động có đặc điểm : ion khoáng đi từ nơi có nồng độ cao tới nới có nồng độ ion thấp và không tiêu tốn năng lượng.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ọuá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.

2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).

3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.

  • A 1,2,4 
  • B 1,2,3,4  
  • C 1
  • D 1,2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quá trình hấp thụ chủ động có đặc điểm : ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao và cần năng lượng

Đáp án A

Ý (3) sai vì: đây là hấp thụ thụ động.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nước không có vai trò

  • A Là dung môi hòa tan các chất để thực vật có thể hấp thụ
  • B Vận chuyển các chất trong cây
  • C Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
  • D Là nguyên liệu cho nhiều phản ứng sinh hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nước không có vai trò là cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Thực vật lấy nước chủ yếu bằng cơ chế

  • A Hoạt tải
  • B Thẩm thấu
  • C Khuếch tán
  • D ẩm bào

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thực vật lấy nước nhờ cơ chế thẩm thấu.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:

  • A Lông hút
  • B
  • C Toàn bộ cơ thể
  • D Rễ , thân , lá

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thực vật ở cạn hút nước chủ yếu qua hệ thống lông hút.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

ATP phục vụ cho quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng ở rễ được cung cấp từ đâu ?

  • A Qúa trình quang hợp
  • B Quá trình trao đổi nước ở khí khổng
  • C Quá trình hô hấp
  • D Chu trình Krebs

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hô hấp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cây kể cả quá trình vận chuyển chủ động ở rễ.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Rễ cây trên cạn hấp thụ những chất nào?

 

  • A Nước cùng các ion khoáng.
  • B Nước cùng các chất dinh dưỡng
  • C O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
  • D Nước và các chất khí.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Rễ cây trên cạn hấp thu : nước và các ion khoáng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ? 

  • A  Miền lông hút 
  • B Đỉnh sinh trưởng 
  • C Rễ chính
  • D Miền sinh trưởng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Lông hút có vai trò chủ yếu là

  • A Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
  • B Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
  • C Lách vào kẽ hở của đất giúp cho rễ lấy được ôxi để hô hấp.
  • D Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Lông hút có vai trò chủ yếu  là lách vào kẽ đất để hút nước và muối khoáng cho cây.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Điều nào sau đây không đúng với dạng nước tự do?

  • A Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
  • B Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
  • C Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
  • D Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là D. đây là đặc điểm của nước liên kết.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua

  • A Lông hút của rễ  
  • B Chóp rễ 
  • C  Khí khổng
  • D Toàn bộ bề mặt cơ thể

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua hệ thống lông hút của rễ.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

  • A Rỉ nhựa và ứ giọt      
  • B rỉ nhựa    
  • C  thoát hơi nước   
  • D  ứ giọt

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa, nước được rễ đẩy lên.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Khi nói về đặc điểm của tế bào lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. phát biểu nào sau đây sai ?

  • A

    Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

  • B Thành tế bào mỏng không thấm cutin.
  • C Có nhiều không bào lớn.
  • D Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là C,

Tế bào lông hút chỉ có 1 không bào trung tâm lớn

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Sự xâm nhập của nước vảo tế bào lông hút theo cơ chế

  • A Chủ động   
  • B Thẩm thấu
  • C Cần tiêu tốn năng lượng 
  • D Nhờ các bơm ion

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng ở thực vật, cần có sự tham gia của yếu tố nào sau đây:

I. Năng lượng là ATP                                                               II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi                 IV. Enzim hoạt tài (chất mang).

  • A  I, II, IV
  • B  II, IV  
  • C I, III, IV
  • D I, IV

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố cần cho sự hấp thụ ion khoáng chủ động là I,II, IV

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close