30 bài tập Đô thị hóa mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do

  • A nước ta phát triển mạnh nông nghiệp thâm canh lúa nước.
  • B trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
  • C người dân thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
  • D nước ta có ít thành phố lớn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao, tỉ lệ dân hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn thấp, các điểm dân cư đô thị còn ít, dân cư ít tập trung, lối sống nông nghiệp nông thôn vẫn là chủ yếu

=> tỉ lệ dân thành thị còn thấp

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang15, các đô thị ở Bắc Trung Bộ có số dân từ 20 đến 50 vạn người  là

  • A Vinh, Thanh Hóa.    
  • B Huế, Vinh
  • C Thanh Hóa, Huế. 
  • D Vinh, Đồng Hới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang15, các đô thị ở Bắc Trung Bộ có số dân từ 20 đến 50 vạn người  là Vinh, Huế ( Chú ý tránh nhầm lẫn sang kí hiệu phân cấp đô thị)

=> Chọn đáp án B 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục  trang 15. Cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta :

  • A Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
  • B  Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.
  • C Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột,  Đà  Lạt
  • D Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái  Bình.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục  trang 15, nhóm các đô thị loại 2 của nước ta là Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột,  Đà  Lạt ( tránh nhầm với kí hiệu quy mô dân số)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?

  • A Đà Nẵng.              
  • B Hạ Long.  
  • C Hải Phòng.  
  • D Cần Thơ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho biểu đồ sau:

DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN,

GIAI ĐOẠN 2005-2012

Hãy cho biết biểu đồ trên có điểm sai ở vị trí nào?       

  • A bảng chú giải  
  • B  tên biểu đồ
  • C khoảng cách năm    
  • D phần diện tích các miền

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biểu đồ miền thường thể hiện cơ cấu, vì thế tên biểu đồ phải là CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2005-2012 mới đúng

=> tên biểu đồ sai

=> Chọn đáp án B       

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đô thị hóa ở nước ta ngày càng phát triển chủ yếu là do

  • A thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.. 
  • B đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
  • C thực hiện tốt chính sách dân số.
  • D phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ ) góp phần tạo nhiều việc làm, thu hút vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật từ đó thu hút đông đúc dân cư tập trung trong các thành phố, đô thị lớn (nơi có hoạt động công nghiệp, dịch vụ diễn ra mạnh mẽ) => thúc đẩy quá trình phát triển của đô thị hóa.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khó khăn lớn nhất do sự tập trung quá đông lao động vào các đô thị lớn ở nước ta là?

  • A Khai thác tài nguyên thiên nhiên     
  • B Đảm bảo phúc lợi xã hội
  • C Bảo vệ môi trường
  • D Giải quyết việc làm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quá đông lao động vào các đô thị lớn trong khi việc làm tạo ra không đủ đáp ứng nhu cầu đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở các đô thị lớn rất cao

=> chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đô thị hóa, giải pháp đúng đắn nhất là:

  • A Hạn chế di dân từ nông thôn vào các đô thị
  • B Ngăn chặn sự lan rộng của lối sống thành thị về các vùng nông thôn
  • C Giảm tốc độ đô thị hóa
  • D Tiến hành đô thị hóa từ công nghiệp hóa

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đô thị hóa đúng đắn phải xuất phát từ công nghiệp hóa, gia tăng các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm mới, cải thiện cơ sở hạ tầng của các đô thị. Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực về xã hội, môi trường, kinh tế

=> chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân chủ yếu làm tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do:

  • A Phân bố lại dân cư và lao động
  • B Ngành nông lâm ngư nghiệp phát triển
  • C Quá trình công nghiệp hóa
  • D Mức sống của dân thành thị cao

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa, công nghiệp càng phát triển thì tỉ lệ dân thành thị càng tăng lên

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là

  • A  tạo ra thị trường có sức mua lớn.
  • B lan tỏa rộng rãi lối sống, thành thị trong dân cư.
  • C tạo thêm việc làm cho người lao động.
  • D thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (giảm tỉ trọng khu vực I và tăng tỉ trọng khu vực II, III). Bởi đô thị hóa góp phần thu hút dân cư và lao động về các đô thị, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư => đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp – dịch vụ.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

  • A xóa đói giảm nghèo và công nghiệp hóa ở nông thôn.
  • B hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và thành thị.
  • C xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
  • D phát triển mở rộng mạng lưới các đô thị.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là xóa đói giảm nghèo và công nghiệp hóa ở nông thôn. Việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn –cụ thể là đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng hóa các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ từ đó sẽ tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống dân cư nông thôn => hạn chế tình trạng người dân thiếu việc làm di dân lên thành thị để mưu sinh.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?

  • A Tỉ lệ dân thành thị ở đồng bằng sông Hồng cao hơn Đông Nam Bộ.
  • B Đông Nam Bộ là nơi có số lượng đô thị nhiều nhất.
  • C Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa thấp so với trung bình cả nước.
  • D Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị đông nhất nước ta.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta là Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa thấp so với trung bình cả nước. Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhưng chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ, số dân đô thị ít và tỉ lệ dân đô thị cũng thấp

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết hai đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1 của nước ta?

  • A Huế, Hải Phòng.        
  • B Quy Nhơn, Mỹ Tho.
  • C Huế, Đà Nẵng.           
  • D Hải Phòng, Đà Nẵng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo Atlat Địa lí trang 15, Quy Nhơn, Mỹ Tho là đô thị loại 2; các đô thị loại 1 là Đà Nẵng, Hải Phòng.. (tránh nhầm lẫn với kí hiệu quy mô dân số đô thị)

=> Chọn đáp án B       

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Dựa vào Atlat  địa lý trang 15 Dân cư, cho biết: Các thành phố có quy mô dân số trên 1 triệu dân là:

  • A TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng              
  • B TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,Biên Hòa
  • C TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng  
  • D TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat  địa lý trang 15 Dân cư, Các thành phố có quy mô dân số trên 1 triệu dân là: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh (chú ý tránh nhầm lẫn với kí hiệu phân cấp đô thị)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là:

  • A thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • B lan tỏa ngày càng rộng rãi lối sống thành thị tới các vùng nông thôn.
  • C tạo ra thị trường có sức mua lớn.
  • D tạo thêm việc làm cho người lao động.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là: thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chọn: A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay diễn ra chậm là do

  • A quá trình công nghiệp hóa diễn ra chậm.
  • B cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu vốn đầu tư.
  • C bị tàn phá của chiến tranh.
  • D dân cư nông thôn ra thành thị còn ít.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. Ở nước ta tốc độ phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế diễn ra còn chậm nên đô thị hóa cũng diễn ra chậm.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khó khăn lớn nhất trong việc tiến hành đô thị hóa ở nước ta hiện nay là

  • A nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế.
  • B không đủ số dân để đạt quy mô đô thị.
  • C thiếu không gian cho phát triển đô thị.
  • D cơ cấu kinh tế ngành chậm chuyển dịch.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất trong việc tiến hành đô thị hóa ở nước ta hiện nay là cơ cấu kinh tế ngành chậm chuyển dịch, khiến cho quá trình độ thị hóa cũng diễn ra chậm.

Đô thị hóa tự phát và phát triển không cân bằng với sự phát triển kinh tế cũng gây ra nhiều hậu quả lớn về  kinh tế - xã hội và môi trường (thất nghiệp, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta? 

  • A Hà Nội, Hải Phòng.
  • B Hà Nội, Đà Nẵng.
  • C Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • D Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hai đô thị đặc biệt của nước ta là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào? 

  • A Đà Nẵng, Quy Nhơn.
  • B Quy Nhơn, Nha Trang. 
  • C Nha Trang, Tuy Hòa
  • D Phan Thiết, Đà Nẵng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định bảng chú giải về phân cấp các đô thị. Các đô thị có quy mô từ 200 001 – 500 000 người có kí hiệu ô vuông màu trắng.

=> Xác định được ở Duyên hải Nam Trung Bộ có các độ thị với quy mô 200 001 – 500 000 người (kí hiệu ô vuông trắng) là: Quy Nhơn, Nha Trang.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị dưới đây? 

  • A Thanh Hóa
  • B Quy Nhơn.
  • C Nha Trang.
  • D Đà Nẵng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lí trang 15, xác định tên các đô thị trên bản đồ, đối chiếu với bảng chú giải.

=> Xác định được đô thị có quy mô lớn nhất trong các đô thị dưới đây là Đà Nẵng (trên 1000.000 người)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận định không đúng về đặc điểm mạng lưới đô thị Việt Nam được thể hiện trên trang này?

  • A Hà Nội, Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt của Việt Nam
  • B Các đô thị tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển
  • C Phần lớn các đô thị Việt Nam có quy mô lớn.
  • D Đô thị Việt Nam được chia thành nhiều loại khác nhau

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét về đặc điểm mạng lưới đô thị Việt Nam là:

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt của Việt Nam => A đúng

- Các đô thị tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển, là những khu vực tập trung dân cư đông đúc của nước ta => B đúng

- Đô thị Việt Nam được chia thành nhiều loại khác nhau (đô thị đặc biệt, loại, 1,2,3, 4) => D đúng

- Phần lớn các đô thị Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ (đô thị loại 2,3, 4), các đô thị có quy mô lớn (đô thị loại 1) và rất lớn (đô thị đặc biệt) có số lượng ít hơn.

=> Nhận định C sai

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày các đặc điểm của đô thị Việt Nam có trong trang Atlat 15?

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm của đô thị Việt Nam có trong Atlat 15 là:

            - Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại: đặc biệt, 1,2,3,4,5. Hà Nội, Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt của Việt Nam

            - Các đô thị tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển, khu vực tập trung đông dân cư của nước ta.

            - Tỉ lệ dân phi nông nghiệp trong các đô thị của Việt Nam còn cao

            - Đô thị Việt Nam được chia thành nhiều loại khác nhau

Câu hỏi 23 :

Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay được đẩy nhanh chủ yếu do

  • A chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
  • B hiện đại hóa nông thôn và tăng dịch vụ.
  • C hình thành và phát triển khu công nghiệp.
  • D sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa

Lời giải chi tiết:

Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay được đẩy nhanh chủ yếu do sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa.

- Kinh tế phát triển và công nghiệp hóa phát triển => các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ được đẩy mạnh, đa dạng, tạo ra nhiều việc làm, thu hút đông đảo dân cư lao động về thành thị.

- Kinh tế phát triển => cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư hiện đại và đồng bộ hơn.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do

  • A ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
  • B phân bổ lại dân cư giữa các vùng.
  • C quá trình phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa
  • D đời sống người dân thành thị nâng cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ, nguyên nhân “chủ yếu” là nguyên nhân sâu xa, bao quát nhất

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Công nghiệp hóa phát triển và đô thị hóa phát triển => các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ đa dạng, tạo nhiều việc làm, cơ sở vật chất hạ tầng cũng được nâng cấp, hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu người dân  => thu hút mạnh mẽ dân cư từ mọi nơi về thành thị để sinh sống, học tập và tìm kiếm việc làm.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân cơ bản làm cho mạng lưới đô thị của nước tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển, dọc các trục giao thông chính là

  • A có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • B có ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
  • C có nhiều đơn vị hành chính, lịch sử phát triển sớm.
  • D có ngành thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích.

Lời giải chi tiết:

Các đô thị ở nước ta phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển, dọc các trục giao thông chính – là những nơi có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, thuận tiện đi lại.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Từ năm 2008, ngày 8/11 hằng năm được quyết định lấy là

  • A Ngày Đô thị thế giới   
  • B  Ngày Đô thị Việt Nam
  • C Ngày Đô thị hóa Việt Nam   
  • D Ngày Quy hoạch đô thị

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ năm 2008, ngày 8/11 hằng năm được quyết định lấy là Ngày Đô thị Việt Nam

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Tỉnh nào là tỉnh đầu tiên của Việt Nam có 4 thành phố trực thuộc tỉnh

  • A Hải Phòng 
  • B Bà Rịa – Vũng Tàu
  • C Bình Dương       
  • D Quảng Ninh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tỉnh đầu tiên của Việt Nam có 4 thành phố trực thuộc tỉnh là Quảng Ninh với 4 thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Ý nào sau đây không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta?

  • A Gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước.
  • B  Mức gia tăng dân số nhìn chung thấp hơn so với nông thôn.
  • C Phản ánh quá trình mở rộng địa giới của đô thị diễn ra mạnh.
  • D Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhận xét không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta là Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị vì quá trình đô thị hóa ở nước ta chủ yếu do công nghiệp hóa, do mở rộng địa giới đô thị là chính

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay phát triển?

  • A  Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.
  • B Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường.
  • C Nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực.
  • D Nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay phát triển là do quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo nhiều việc làm, thu hút mạnh mẽ dân cư lao động  tại các đô thị, thành phố. Mặt khác, công nghiệp hóa cũng góp phần đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại => đẩy mạnh đô thị hóa

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Năm 2006, vùng có số dân đô thị lớn nước ta là:

  • A Đồng bằng sông Hồng        
  • B Đông Nam Bộ
  • C Duyên hải Nam Trung Bộ. 
  • D Trung du miền núi phía Bắc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào bảng 18.2 sgk trang 78, năm 2006, vùng có số dân đô thị lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ  6928 nghìn người

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
  • 30 bài tập Đô thị hóa mức độ dễ

    30 bài tập Đô thị hóa mức độ dễ

    Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đô thị hóa mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản

close