30 bài tập Đất nước nhiều đồi núi mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta thường nghèo, nhiều cát là do

  • A phần lớn đồng bằng nằm ở chân núi.      
  • B nguồn gốc hình thành chủ yếu từ biển.
  • C đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt.         
  • D mưa nhiều, xói mòn, rửa trôi mạnh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo, nhiều cát là do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này (sgk trang 33)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khu vực đồi núi của nước ta không phải là nơi có

  • A địa hình dốc, bị chia cắt mạnh. 
  • B nhiều hẻm vực, lắm sông suối.
  • C  hạn hán, ngập lụt thường xuyên       
  • D xói mòn và trượt lở đất nhiều.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi hạn hán và ngập lụt thường xuyên (đây là các thiên tai thường xảy ra ở đồng bằng hơn) (sgk trang 35)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?

  • A Địa hình vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa.  
  • B Hầu hết là địa hình núi cao.
  • C Có sữ phân bậc rõ rệt theo độ cao.        
  • D Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm không đúng với địa hình Việt Nam là “hầu hết địa hình là núi cao” vì đại bộ phận lãnh thổ nước ta là đồi núi thấp, đồi núi thấp (<1000m) chiếm tới 65% diện tích tự nhiên (sgk trang 29)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?

  • A Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu.
  • B Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá.
  • C Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi.
  • D Bề ngang hẹp do núi ăn lan sát biển.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng ven biển miền Trung: biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng vì thế nhận xét A không đúng

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Địa hình cao ở dải núi phía đông, phía Tây thấp hơn ở giữa là đặc điểm của vùng núi

  • A Trường Sơn Bắc        
  • B Đông Bắc      
  • C Tây Bắc
  • D Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Địa hình Tây Bắc cao ở phía Đông (dãy Hoàng Liên Sơn), cao ở phía Tây (các dãy biên giới Việt-Lào), thấp hơn ở giữa ( các dãy núi, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khu vực đồi núi nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển

  • A du lịch, cây thực phẩm                 
  • B thủy điện, khai khoáng
  • C khai khoáng và chăn nuôi lợn   
  • D công nghiệp và lương thực

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản…, có nguồn thủy năng dồi dào trên các con sông ở miền núi (sgk trang 34)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Dãy núi Pu Đen Đinh thuộc vùng núi nào ở nước ta?

  • A Trường Sơn Bắc.   
  • B Tây Bắc.    
  • C Đông Bắc. 
  • D Trường Sơn Nam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lí, dãy núi Pu Đen Đinh thuộc vùng núi Tây Bắc

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khu vực đồng bằng nước ta không có thế mạnh nào sau đây?

  • A Khoáng sản.   
  • B Thủy điện.       
  • C Du lịch.   
  • D Thủy sản.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thủy điện là thế mạnh của khu vực đồi núi do chảy qua vùng địa hình dốc, thế năng lớn => tiềm năng thủy điện lớn ; ở đồng bằng sông chảy êm đềm, không thuận lợi cho phát triển thủy điện

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Ranh giới của vùng núi Trường Sơn Bắc từ

  • A phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • B phía nam sông Mã tới dãy Bạch Mã
  • C phía nam sông Chu tới dãy Bạch Mã
  • D phía nam sông Mã tới dãy Hoành Sơn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng núi Trường Sơn Bắc giới hạn từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã (sgk trang 30 và Atlat trang 13)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

  • A  Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng      
  • B Hà Tĩnh và Quảng Bình.
  • C Phú Yên và Bình Định.           
  • D Phú Yên và Khánh Hòa

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13, đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Các cao nguyên phân bố nhiều nhất ở

  • A Vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ
  • B Vùng núi Trường Sơn Nam
  • C Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du
  • D Vùng núi Trường Sơn Bắc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng đồi núi Trường Sơn Nam các khối núi và cao nguyên, các cao nguyên bao gồm: Plây Ku, Đăk Lắk, Mơ Nông, Di Linh…(sgk trang 32 và Atlat trang 14)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông

  • A sông Hồng và sông Thái Bình           
  • B  sông Hồng và sông Lô                  
  • C  sông Thái Bình    
  • D sông Hồng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ, được phùa sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình (sgk trang 33)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

  • A Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi cao.
  • B Hướng nghiêng tây bắc - đông nam.
  • C Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
  • D Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Dãy núi Hoành Sơn thuộc vùng núi

  • A Tây Bắc.  
  • B Đông Bắc.
  • C  Trường Sơn Bắc.   
  • D  Trường Sơn Nam.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13, dãy núi Hoành Sơn thuộc vùng Trường Sơn Bắc

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Địa hình cao ở dải núi phía đông, phía Tây; thấp hơn ở giữa là đặc điểm của vùng núi

  • A Trường Sơn Bắc      
  • B Đông Bắc
  • C Tây Bắc  
  • D Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Địa hình Tây Bắc cao ở phía Đông (dãy Hoàng Liên Sơn), cao ở phía Tây (các dãy biên giới Việt-Lào), thấp hơn ở giữa ( các dãy núi, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do

  • A biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng.
  • B bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
  • C các sông miền trung ngắn dốc
  • D đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành dải đồng bằng ven biển miền Trung nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông (sgk trang 33)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông

  • A  sông Hồng và sông Thái Bình         
  • B sông Hồng và sông Lô                  
  • C sông Thái Bình             
  • D sông Hồng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ, được phùa sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình (sgk trang 33)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?

  • A  Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu.
  • B  Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá.
  • C Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi.
  • D Bề ngang hẹp do núi ăn lan sát biển.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồng bằng ven biển miền Trung: biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng vì thế nhận xét A không đúng

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

  • A Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi cao.
  • B  Hướng nghiêng tây bắc - đông nam.
  • C Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
  • D Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Điểm giống nhau giữa địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A đều có độ cao chủ yếu dưới 50 mét.  
  • B đều có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
  • C  đều bị chia cắt bởi núi ăn lan sát biển.
  • D đều có 2/3 diện tích đất phèn, đất mặn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13-14, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều có độ cao chủ yếu <50m

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm

  • A 85% diện tích lãnh thổ       
  • B 70% diện tích lãnh thổ      
  • C  60% diện tích lãnh thổ     
  • D 75% diện tích lãnh thổ       

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm 85% diện tích lãnh thổ (sgk Địa lí 12 trang 29)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

  • A Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi cao.
  • B Hướng nghiêng tây bắc - đông nam.
  • C  Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
  • D Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cấu trúc địa hình núi có hướng vòng cung thể hiện ở

  • A vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ.
  • B vùng núi Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • C vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
  • D từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam) (sgk trang 29)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Ranh giới của vùng núi Trường Sơn Bắc từ

  • A phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • B phía nam sông Mã tới dãy Bạch Mã
  • C phía nam sông Chu tới dãy Bạch Mã
  • D phía nam sông Mã tới dãy Hoành Sơn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vùng núi Trường Sơn Bắc giới hạn từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã (sgk trang 30 và Atlat trang 13)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta?

  • A Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
  • B Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
  • C Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
  • D Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta vì nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (sgk Địa lí 12 trang 29)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

So với diện tích đất đai nước ta, địa hình đồi núi chiếm:

  • A  5/6 diện tích   
  • B 4/5 diện tích      
  • C 3/4 diện tích   
  • D 2/3 diện tích

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

So với diện tích đất đai nước ta, địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích (sgk Địa lí 12 trang 29)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Ranh giới tự nhiên của trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy

  • A  Hoành Sơn          
  • B Bạch Mã        
  • C Ngân Sơn 
  • D Hoàng Liên Sơn

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ranh giới tự nhiên của trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy Bạch Mã (sgk Địa lí 12 trang 30 hoặc Atlat trang 13-14)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi nào sau đây?

  • A Trường Sơn Nam.   
  • B Đông Bắc.         
  • C Tây Bắc.   
  • D Trường Sơn Bắc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi  Trường Sơn Bắc (sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ nước ta là đất nước nhiều đồi núi?

  • A Núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
  • B Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
  • C Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
  • D Đồng bằng chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chứng tỏ nước ta là đất nước nhiều đồi núi: Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở :

  • A rìa phía bắc và phía tây của đồng bằng sông Hồng
  • B Đông Nam Bộ
  • C ven biển miền Trung
  • D Tây Nguyên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 32 hoặc xem Atlat trang 14)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close