30 bài tập Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Điểm nào sau đây thể hiện nước ta là nước đông dân ?

  • A Có 54 dân tộc sống khắp các vùng lãnh thổ.
  • B Dân số đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á.
  • C  Nước ta có dân số đông và nguồn lao động dồi dào.
  • D Cơ cấu dân số trẻ,ngày càng đông.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nước ta có dân số đông, số dân nước ta dứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philipin) và đứng thứ 13 thế giới (sgk trang 67), các đáp án còn lại đều không phải là dẫn chứng thể hiện nước ta đông dân

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Ý nào sau đây thể hiện dân số đông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế?

  • A Thị trường tiêu thụ lớn       
  • B Giải quyết vấn đề việc làm
  • C Chất lượng cuộc sống ngày càng cao    
  • D Môi trường ít bị ô nhiễm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của dân số đông với sự phát triển kinh tế là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta năm 2006 là

  • A Duyên hải Nam Trung Bộ               
  • B Tây Nguyên   
  • C Tây Bắc    
  • D Đông Bắc

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo bảng 16.2 sgk trang 69, năm 2006 mật độ dân số ở Tây Bắc là 69 người / km2 thấp nhất so với cả nước

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và

  • A Cải thiện cuộc sống    
  • B bảo vệ môi trường
  • C khai thác tài nguyên         
  • D  quá trình đô thị hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên (sgk Địa lí 12 trang 71)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hiện tượng bùng nổ dân số nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào

  • A nửa sau thế kỉ XX    
  • B  nửa cuối thế kỉ XIX      
  • C đầu thế kỉ XX             
  • D đầu thế kỉ XXI

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX dẫn đến bùng nổ dân số (sgk trang 67) ( Bùng nổ dân số dân số do gia tăng tự nhiên cao. Gia tăng tự nhiên cao do tỉ suất sinh tăng cao ( nhờ đời sống được cải thiện, tâm lí sinh bù sau chiến tranh, cơ cấu dân số trẻ - số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn...) và tỉ suất tử giảm nhanh ( do các tiến bộ về y tế, do mức sống được cải thiện...)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc

  • A nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • B bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • C sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
  • D nâng cao tay nghề cho lao động.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và khai thác tài nguyên(sgk Địa lí 12 trang )

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở nước nào sau đây:

  • A Hoa Kỳ         
  • B Brazil  
  • C Thái Lan  
  • D  Trung Quốc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, cộng đồng người Việt ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu (sgk trang 67)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Dân tộc nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta?

  • A Ê-đê  
  • B Kinh 
  • C Mường   
  • D Tày

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số (năm 2006) sgk trang 67

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Ý nào dưới đây thể hiện rõ rệt nhất tính bất hợp lí trong sự phân bố dân cư ở nước ta?

  • A Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng.
  • B Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du.
  • C Các đồng bằng ở tình trạng đất chật người đông, miền núi và trung du có dân cư thưa thớt trong khi vùng này tập trung nhiều khoáng sản quan trọng của đất nước.
  • D Ngay giữa các đồng bằng mật độ dân cư cũng có sự chênh lệch lớn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thể hiện rõ rệt nhất tính bất hợp lí trong sự phân bố dân cư ở nước ta là Các đồng bằng ở tình trạng đất chật người đông, miền núi và trung du có dân cư thưa thớt trong khi vùng này tập trung nhiều khoáng sản quan trọng của đất nước.

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đâu không phải là biểu hiện của sự già hóa dân số?

  • A Tuổi thọ của dân số ngày càng tăng.  
  • B Tỉ lệ người từ 15-64 tuổi ngày càng giảm.
  • C Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp.    
  • D Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của sự già hóa dân số không bao gồm Tỉ lệ người từ 15-64 tuổi ngày càng giảm. Vì già hóa dân số có biểu hiện là tuổi thọ dân cư tăng; tỉ lệ dân dưới 15 tuổi giảm và trên 65 tuổi tăng. (sgk Địa lí 11 trang 13)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm

  • A  là cơ cấu dân số già     
  • B  là cơ cấu dân số trẻ
  • C cơ cấu dân số trẻ đang xu hướng già hoá     
  • D  cơ cấu dân số ổn định

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Theo bảng 16.1 sgk trang 68, dân số nước ta thuộc loại trẻ; theo kiến thức liên hệ thực tiễn, cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng biến đổi nhanh chóng theo hướng già hóa

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Dân đông gây ảnh hưởng đến kinh tế nước ta thể hiện ở chỗ

  • A gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
  • B tạo nên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • C  tạo sức ép lên vấn đề việc làm.
  • D là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân đông gây ảnh hưởng đến kinh tế nước ta thể hiện ở chỗ tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường lao động rộng lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

=> Chọn đáp án B

Chú ý: khi câu hỏi là ảnh hưởng tiêu cực thì chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi là 

  • A nguồn lao động dồi dào.
  • B thị trường tiêu thụ lớn.
  • C lao động có kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất.
  • D quỹ phúc lợi xã hội cao

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi là nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động bổ sung hằng năm lớn

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư nước ta?

  • A Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi.    
  • B Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị.
  • C Dân cư tập trung đông ở đồng bằng
  • D Dân cư thưa thớt ở đồng bằng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhận định đúng với sự phân bố dân cư nước ta là dân cư tập trung đông ở đồng bằng (sgk Địa lí 12 trang 69)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dân cư ở ĐBSCL hàng năm phải sống chung với lũ vì

  • A  lũ xảy ra quanh năm.
  • B không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH.
  • C  phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển.
  • D  lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân cư ở ĐBSCL hàng năm phải sống chung với lũ vì không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH, lũ tràn đồng bằng (thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt) khi mùa mưa lũ đến

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Về dân số, nước ta đứng thứ 3 khu Đông Nam Á, sau :

  • A Indonexia, Malaixia 
  • B  Indonexia, Philippin
  • C  Indonexia, Thái Lan 
  • D Malaixia, Philippin

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Về dân số, nước ta đứng thứ 3 khu Đông Nam Á, sau Indonexia, Philippin (sgk Địa lí 12 trang 67)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Vấn để mà Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là:

  • A các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi.
  • B mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng.
  • C phân bố các dân tộc đẫ có nhiều thay đổi.
  • D sự chênh lệch lớn về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa cá dân tộc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc. Vùng miền núi xa xôi nước ta là khu vực phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người với trình độ kinh tế thấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào:

  • A Nửa đầu thế kỉ XIX   
  • B Nửa sau thế kỉ XIX
  • C  Nửa đầu thế kỉ XX 
  • D Nửa sau thế kỉ XX

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số (sgk Địa lí 12 trang 67)

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây:

  • A Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội
  • B Làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và môi trường
  • C Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
  • D Ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gia tăng dân số nhanh không ảnh hưởng tới cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mới là nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn

=> “Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn” không phải hậu quả của gia tăng dân số nhanh

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?

  • A Dân số đông, có nhiều thành phần dân tộc
  • B Cơ cấu nhóm tuổi trong dân số có sự biến đổi nhanh chóng
  • C Gia tăng dân số giảm, dân số vẫn còn tăng mạnh
  • D Dân cư phân bố đều giữa thành thị và nông thôn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn:  phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn (năm 2005 dân cư nông thôn chiếm 73,1%, dân cư thành thì chiếm 26,9%).

=> Nhận xét Dân cư nước ta phân bố đều giữa thành thị và nông thôn là không đúng.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:

  • A Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
  • B Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
  • C Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
  • D Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kiến thức lớp 12 bài 16, phần Chiến lược phát triển dân số của Việt Nam. Mục đích phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm phân bố lại dân cư giữa đồng bằng và đồi núi hợp lí hơn từ đó sử dụng có hiệu quả nguồn lao động

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trở ngại lớn nhất của phân bố dân cư không đều là

 

  • A nhiều vùng dân số tăng nhanh.
  • B chênh lệch kinh tế giữa các vùng miền.
  • C tạo sức ép lớn đối với nền kinh tế.
  • D khai thác tài nguyên và sử dụng lao động không hợp lý.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trở ngại lớn nhất của phân bố dân cư không đều là khai thác tài nguyên và sử dụng lao động không hợp lý. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Dân số thành thị của nước ta năm 2005 là (%):

  • A 25,0.
  • B 26,0.
  • C 26,9
  • D 28,0

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân số thành thị của nước ta năm 2005 là 26,9% và dân số nông thôn chiếm 73,1%.

Chọn: C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Khó khăn lớn nhất của việc dân cư tập trung quá đông ở các đô thị nước ta là

  • A đảm bảo phúc lợi xã hội.  
  • B  bảo vệ môi trường.
  • C tệ nạn xã hội.         
  • D giải quyết việc làm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khó khăn lớn nhất của việc dân cư tập trung quá đông ở các đô thị nước ta là việc giải quyết việc làm. Dân cư tập trung quá đông trong khi kinh tế không kịp phát triển đáp ứng số lượng việc làm, dấn đến tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Trong những năm gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta có xu hướng.

  • A giảm nhanh.
  • B tăng nhanh.
  • C tăng chậm.
  • D giảm chậm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm nhưng còn chậm.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Phát biểu nào sau đây đúng về tình hình gia tăng dân số của nước ta hiện nay?

  • A Gia tăng tự nhiên cao và tốc độ tăng dân số nhanh.
  • B Gia tăng cơ học cao và gia tăng tự nhiên giảm mạnh.
  • C Gia tăng tự nhiên giảm, tốc độ tăng dân số chậm lại.
  • D Gia tăng cơ học thấp, gia tăng tự nhiên vẫn rất cao.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tình hình gia tăng dân số của nước ta hiện nay là nhờ kết quả của chính sách kế hoạch hóa gia đình nên gia tăng tự nhiên giảm, tốc độ tăng dân số chậm lại nhưng dân số mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người do qui mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ đông.(SGK/68 Địa 12)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Quy mô dân số đông của nước ta có thuận lợi lớn nhất là:

  • A khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.    
  • B cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • C giải quyết được nhiều việc làm.  
  • D tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quy mô dân số đông của nước ta có thuận lợi lớn nhất là lực lượng lao động đông, thị trường tiêu thụ lớn

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Dân cư nước ta hiện nay phân bố

  • A  đồng đều giữa các vùng.   
  • B  chủ yếu ở thành thị.
  • C tập trung ở khu vực đồng bằng.    
  • D hợp lí giữa các vùng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân cư nước ta hiện nay phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng. Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (sgk Địa lí 12 trang 69)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm:

  • A Là cơ cấu dân số già        
  • B Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa
  • C Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa    
  • D Cơ cấu dân số đang trẻ hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm là cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có sự biến đổi nhanh theo hướng già hóa, tuổi thọ trung bình tăng, số người già ngày càng đông

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:

  • A Việc phát triển giáo dục và y tế.
  • B Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
  • C Vấn đề giải quyết việc làm.
  • D Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân số phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ khiến những nơi giàu tài nguyên như vùng núi lại thiếu lao động, vùng đồng bằng quá đông đúc lại phổ biến tình trạng thất nghiệp. Nông thôn đông dân nhiều lao động song kinh tế chưa phát triển nên phổ biến tình trạng thất nghiệp

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close