30 bài tập Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Năm 1882 ba nước Đức, Áo- Hung, Italia thành lập khối quân sự nào?

  • A Hiệp ước
  • B Hiệp ước - Liên Minh
  • C Liên Minh
  • D Đối lập

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 32, chũ in nhỏ)

Từ những năm 80 của thế kỉ XIX, giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm  chiếm hầu hết lãnh thổ châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi và châu Á. Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hòa ước Bret – Litốp (3-3-1918) đánh dấu nước nào rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất ?

  • A Đức
  • B Pháp
  • C Nga
  • D Anh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 35)

Tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mang xã hội chủ nghĩa – được gọi là cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xo Viết ra đời , thông qua Sắc lênh Hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. Lời kêu gọi hòa bình này không được các nước trong phe Hiệp ước hưởng ứng vì Anh, Pháp, Mĩ muốn kết thúc trên chiến thắng. Trước tình hình đó, để bảo vệ chính quyền non trẻ, nhà nước Xô Viết buộc phải kí riêng với Đức Hòa ước Bre Litốp (3-3-1918), nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

Theo đó, Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc với những điều kiện nặng nề. Những quy định cụ thể là: chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa nước Nga Xô Viết với các nước thuộc liên minh tay tư (Đức, Áo - Hung, Thổ, Bungari); nước Nga buộc phải cắt một bộ phận lãnh thổ rộng khoảng 1 triệu km2 bao gồm Pribantich (Pribaltic), Ba Lan, một phần Bêlarut, Zakapkazơ (Zakavkaz'e) và bồi thường 6 tỉ mác cho Đức.

Việc kí hòa ước Bret Litốp tạo điều kiện cho nhà nước Xô viết có thời gian củng cố chính quyền, điều chỉnh kinh tế, xây dựng Hồng quân, chuẩn bị những công việc cần thiết để giành thắng lợi trong nội chiến và đâp tan cuộc đấu tranh vũ trang can thiệp của các nước đế quốc. trong những năm 1918 -1920. Sau Cách mạng tháng 11 - 1918 ở Đức, chính phủ Nga Xô Viết tuyên bố huỷ bỏ hiệp ước.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện vào thời gian nào?

  • A Tháng 11/1918                                
  • B Tháng 10/1918
  • C Tháng 9/ 1918                                
  • D Tháng 12/1918

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 35)

Trước nguy cơ thất bai, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3-10-1918) đề nghị thương lượng với Mĩ, nhưng Mĩ không chấp nhận, vì Mĩ muốn đánh đến cùng để buộc Đức phải đầu hàng không điều kiện. Trong tình hình ấy, ngày 9-11-1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, hoàng đế Vin-hem II phải chạy sang Hà Lan. Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Áo – Hung.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Phe Liên minh và phe Hiệp ước gồm những nước nào?    

  • A Phe Liên minh Anh, Pháp, Italia >< Phe Hiệp ước Đức, Áo- Hung
  • B Phe Liên minh Đức, Áo- Hung, Nhật Bản >< Phe Hiệp ước Anh, Pháp
  • C Phe Liên minh Anh- Pháp- Italia >< Phe Hiệp ước Đức- Áo- Hung
  • D Phe Liên minh Đức, Áo- Hung, Italia >< Phe Hiệp ước Anh, Nga. Pháp

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 32)

-         Phe Liên minh thành lập năm 1882 bao gồm các nước: Đức, Áo – Hung, Italia.

-         Phe Hiệp ước hình thành thông qua các Hiệp ước tay đôi giữa các nước: Anh, Pháp, Nga.

Chon đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nhờ đâu Pháp quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận?

  • A Mĩ trực tiếp tham chiến ở châu Âu và trở thành người đứng đầu phe Hiệp ước
  • B Mĩ đã trực tiếp đánh bại quân đội Đức
  • C Các nước đông minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng
  • D Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 35.

Lời giải chi tiết:

Tháng 7-1918, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí, đạn dược. Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe bị thiệt hại quá nặng, hết sức mệt mỏi, nên trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Nhờ đó, quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đến đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu đã hình thành khối quân sự nào?

  • A Phe Liên Minh
  • B Phe Trục        
  • C Phe Hiệp Ước
  • D Cả A và C    

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 32. 

Lời giải chi tiết:

- Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe liên minh.

- Đối phó với âm mưu của Đức, Anh cũng chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Anh, Pháp, Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp – Nga (1890), Anh – Pháp (1904), Anh – Nga (1907), hình thành phe Hiệp ước.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Địa danh nào dưới đây, đã diễn ra chiến dịch có tính chất quyết định của quân Pháp chống lại quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A Xom-nơ
  • B Sông Mác- nơ
  • C Véc-đoong
  • D Pa-ri

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 33. 

Lời giải chi tiết:

Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc- đoong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thường. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc - đoong, buộc phải rút lui.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

  • A
  • B Anh
  • C Đức
  • D Nhật

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 31. 

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức đã làm quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.

Chon đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 là

  • A 2/4/1917
  • B 3/3/1918
  • C 2/11/1918
  • D 11/11/1918

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 35. 

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918), đến cuối  năm 1918, trước nguy cơ thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3-10-1918) đề nghi thương lượng với Mĩ nhưng không đươc chấp nhận, vì Mĩ muốn đánh đến cùng để buộc Đức phải đầu hàng không điều kiện. Trong tinh hình ấy, ngày 9-11-1918, cách mạng bùng nổ ở Đức. Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hành không điều kiện.

Chon đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Phe Liên Minh gồm những nước nào

  • A Đức-Ý-Nhật
  • B Đức-Áo-Hung
  • C Đức-Nhật-Áo
  • D Đức-Nhật-Mĩ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 32. 

Lời giải chi tiết:

Năm 1882l, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi Liên minh (1915), chống lại Đức.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong quá trình diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?

  • A Thất bại thuộc về phe liên minh
  • B Chiến thắng Véc_đoong
  • C Mĩ tham chiến
  • D Cách mạng tháng 10 Nga

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 35. 

Lời giải chi tiết:

Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và đảng Bônsêvích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa được gọi là cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Sau đó, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret Litốp (3-3-1918), nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.

=> Như vậy, với sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chiến tranh thế giới, dẫn đến sự thay đổi lực lượng trong phe Hiệp ước.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Năm 1882, phe Liên minh được thành lập bao gồm những nước đế quốc nào? 

  • A Đức, Áo –Hung, I-ta-li-a
  • B Anh, Pháp, Mĩ
  • C Anh, Pháp, Nga
  • D Đức, Áo – Hung, Nhật Bản

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 32. 

Lời giải chi tiết:

Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba được gọi là phe Liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi Liên minh (1915), chống lại Đức.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cuối năm 1916, cục diện cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự thay đổi quan trọng nào?

  • A I-ta-li-a rời khỏi phe Liên minh
  • B Quân chủ lực Pháp giũ vững thành Véc – doong
  • C Phe liên minh Đức, Áo – Hung mất quyền chủ động
  • D Quân Đức chuyển trọng tâm hoạt động sang mặt trận phía Tây

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 33. 

Lời giải chi tiết:

Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động sang Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc- đoong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, là gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc- đoong, buộc phải rút lui.

ð Cuộc chiến năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo – Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khối liên minh được thành lập năm nào và bao gồm những nước nào?

  • A Năm 1881, gồm Anh, Pháp và Nga
  • B Năm 1904, gồm Anh, Đức và Ý
  • C Năm 1898, gồm Pháp, Anh, Mĩ
  • D    Năm 1882, gồm Đức, Ý, Áo – Hung

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 32)

Lời giải chi tiết:

Năm 1882, Đức cùng với Áo-Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tây ba, được gọi là phe liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi liên minh chống lại Đức.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

*Nguyên nhân sâu xa:

- Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên nhằm phân chia thuộc địa: Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898, Chiến tranh Anh Bô-ơ (1899-1902), Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

- Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: khối liên minh gồm Đức – Áo-Hung (1882) và Khối Hiệp ước Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

*Duyên cớ trực tiếp: Tình hình căng thẳng ở Ban – căng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28-6-1914, thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh. 

Câu hỏi 16 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào thời gian nào?

  • A Ngày 28 tháng 6 năm 1914
  • B Ngày 28 tháng 8 năm 1914
  • C Ngày 28 tháng 7 năm 1914
  • D Ngày 28 tháng 9 năm 1914

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 33)

Lời giải chi tiết:

Mâu thuẫn giữa Anh và Đức là mâu thuẫn nổi bật từ trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Anh là đế quốc “già” nắm trong tay nhiều thuộc địa trong khi Đứclà đế quốc “trẻ”, ít thuộc địa.

Vì thế, sau khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp thì ngay sau đó Anh đã tuyên chiến với Đức nhằm chặn đúng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của đế chế Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, có gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp đế chế Ottoman và đế quốc Áo – Hung xuống thành nhưng cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Đông rất nhiều dầu mỏ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nội dung nào sau đây mở đầu cho thời kì lịch sử thế giới hiện đại?

1. Sự thành lập Công xã Pari.

2. Cách mạng Nga 1905 – 1907.

3. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917

4. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918.

  • A 1
  • B 2
  • C 4
  • D 3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

suy luận.  

Lời giải chi tiết:

Lich sử thế giới hiện đại bắt đầu từ năm 1917 => Nội dung mở đầu cho thời kì lịch sử thế giới hiện đại là cách mạng tháng Mười Nga thành công. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, thành lập nên nhà nước vô sản đầu tiên, mở ra con đường đấu tranh vô sản cho nhiều quốc gia trên thế giới XHCN.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là

 

  • A hệ thống Vecxai - Oasinhtơn.     
  • B trật tự đa cực.
  • C trật tự một cực.  
  • D trật tự hai cực Ianta.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 59.

Lời giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai- Oasinhtơn.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là 

  • A Do vua Vinhem II của người Đức bị người Pháp tấn công
  • B Do Nga tấn công vào Đông Phổ
  • C Do Italia rời phe Liên minh chuyển sang phe Hiệp ước
  • D Do Thái tử Áo- Hung bị người Xéc-bi ám sát tại  Bô-xni-a

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 32)

-         Nguyên nhân sâu xa: Đầu thế kỉ XX, châu Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, thể hiện mâu thuẫn giữa hai khối, một bên là các nước đế quốc già (Anh, Pháp) và một bên là các nước đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật Bản). Cả hai đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang.

-         Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị môt người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào thời gian nào?

  • A Ngày 28 tháng 6 năm 1914
  • B Ngày 28 tháng 7 năm 1914
  • C Ngày 28 tháng 8 năm 1914
  • D Ngày 28 tháng 9 năm 1914

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 33)

Ngày 28-7-1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, đây là mốc mở đầu cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

  • A Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc
  • B Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
  • C Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
  • D Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước (Anh, Nga, Pháp) với phe Liên minh (Đức, Áo-Hung,I-ta-li-a).

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 31)

Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rông lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, nhưng lai có ít thuộc địa. Mâu thuẫn giữa cá nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

ð Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thị trường, thuộc địa. Mâu thuẫn nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa Anh với Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

Chon đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Tại sao Đức lại muốn gây chiến tranh?

  • A Nâng tầm ảnh hưởng đế quốc, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa
  • B Muốn phân chia lại thế giới, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Đức phát triển
  • C Chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, áp đặt ách thống trị lên Châu Âu và Trung Cận Đông
  • D Dựa vào ưu thế về kinh tế, đòi lại công bằng trên trường quốc tế, xây dựng trật tự đơn cực

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 32)

Trong cuộc tranh giành thuộc địa, đế quốc Đức là hung hãn nhất, vì có tiềm lực kinh tế và quân sư nhưng lại ít thuộc địa. Tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đức muốn thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh và Pháp, đòi hỏi một thị trường tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ban Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan

Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi một thị trường, thuộc địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình, âm mưu bá chủ thế giới. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Trong cuộc đấu tranh giành thuộc địa, đế quốc nào tỏ ra hung hãn nhất? Vì sao?

  • A Đế quốc Nhât. Vì Nhật sản xuất được nhiều hàng hóa những không có thị trường tiêu thụ
  • B Đế quốc Mĩ. Vì Mĩ muốn thực hiện chính sách làm bá chủ thế giới
  • C Đế quốc Anh. Vì Anh có nhiều thuộc địa nên cố giữ cho được thuộc địa của mình khỏi rơi vào tay các nước đế quốc khác
  • D Đế quốc Đức. Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 32)

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước hung hăng nhất, vì Đức có tiềm lực quân sư  nhưng lại ít thuộc địa. Đức là quốc gia lâp ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiến hầu hết lãnh thổ châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi và châu Á. Đức cũng là nước tuyên chiến với Xéc – bi (28-7-1914) mở đầu chiến tranh thế giới thứ nhất.

Từ việc chuyển trong tâm hoạt động từ hướng Đông về hướng Tây, mở chiến dịch Véc- đoong để tiêu diệt quân Pháp thất bai đến việc sử dụng “chiến tranh tàu ngầm”, gây cho Anh nhiều thiệt hại.  

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Lấy cớ gì Mĩ tuyên chiến với Đức, bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A  Tàu ngầm Đức tấn công vào tàu buôn của Mĩ
  • B Tàu ngầm Đức gây cho Anh nhiều thiệt hại
  • C Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển
  • D Nga kí với Đức Hòa ước Bơ – rét – li – tốp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 34)

     Nhân cơ hội Đức gây ra “chiến tranh tàu ngầm” gây cho Anh nhiều thiệt hại, viện cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển, tấn công cả tàu buôn cập bến của các nước thuộc phe “Hiệp ước”, ngày 2-4-1917, Mĩ tuyên chiên với Đức, kể từ đây Mĩ chính thức bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của Châu Âu và thế giới lúc đó là …….., ………., …………, ……….., làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của Châu Âu và thế giới.

  • A Đế quốc Nga, đế quốc Áo-Hung, đế quốc Pháp, đế quốc Anh
  • B Đế quốc Nga, đế chế Đức, đế quốc Pháp, đế quốc Anh
  • C Đế quốc Ottoman, đế chế Đức, đế quốc Áo- Hung, đế quốc Nga
  • D Đế quốc Ottoman, đế quốc Anh, đế quốc Nga, đế quốc Áo- Hung

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề về người và của mà cong tạo ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Thực chất việc kí kết hòa ước Bret-Litop đã tác động tới nước Nga như thế nào?

  • A Không có tác động tích cực mà chỉ khiến Nga phải cắt đi một bộ phận lãnh thổ lớn và phải bồi thường 6 tỉ mác cho Đức
  • B Giúp nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất với tư thế của một nước thắng trận
  • C Kí kết hòa ước Bret-Litop khiến Nga chấp nhận trở thành nước bại trận và trở thành thuộc địa của Đức
  • D Cho phép Nga tranh thủ điều kiện hòa bình củng cố nhà nước Xô-viết và xây dựng lực lượng cách mạng chống lại 14 nước đế quốc

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Xem thêm câu 4)

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện ở lĩnh vực nào? 

  • A Vấn đế tranh chấp quyền lực
  • B Vấn đề cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa
  • C Về vấn đề thuộc địa và thị trường ở các nước
  • D Về vấn đề áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 31, suy luận.

Lời giải chi tiết:

- Đế quốc “già” (Anh, Pháp):  có hệ thống thuộc địa rộng lớn.

- Đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, nhưng lại có quá ít thuộc địa.

ð Mâu thuẫn giũa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Vì sao đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa?

  • A Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa
  • B Vì Đức là một nước “đế quốc trẻ” bị Anh, Pháp tìm mọi cách kìm hãm
  • C Vì Đức đã được thống nhất
  • D Vì Đức là nước lãnh đạo phe Liên Minh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 31, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” diễn ra gay gắt về vấn đề thuộc địa. Trong đó, Đức cũng là một nước đế quốc trẻ có tiềm lực về quân sự và kinh tế nhưng lại ít thuộc địa. Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa chia lại thị trường, trở thành kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua tranh giành thuộc địa.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ở:

  • A Châu Á
  • B Châu Âu               
  • C Châu Phi
  • D Châu Mĩ               

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu diễn ra ở châu Âu. Đến cuối thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập hau. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vu trang.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nước thu được nhiều lợi nhuận nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A Mĩ                       
  • B I-ta-li-a           
  • C Nhật Bản
  • D Pháp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk tràn 35, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe đã bị thiệt hại quá nặng nền, hết sức mỏi mệt, nên đã trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Chính vì thế, Mĩ vừa ít bị thiệt hại lại được chia nhiều lợi nhuận sau khi chiến tranh kết thúc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close