30 bài tập Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Các nước đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là?

  • A Angieri, Ai Cập, Xu Đăng, Êtiopia          
  • B Xu Đăng, Êtiopia, Maroc, Liberia
  • C Anggola, Moodambich, Êtiopia               
  • D Anggola, Moodambich, Etiopia,Tuynidi

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 27,28)

Chế độ cai trị hà khắc của thực dân đã là bùng nổ lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. Có 4 nước đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

-         An-giê-ri: cuộc khởi nghĩa Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1930 đến năm 1847 thu hút đông đảo nhân dân tham gia

-         Ai Cập: năm 1879, một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ta những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át – mét A-ra-bi lãnh đạo.

-         Xu-đăng: ngay từ năm 1882, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo trẻ Mu-ha-mét Át-mét.

-         Ê-ti-ô-pi-a: sự kháng cự quyết liệt của nhân dân khi I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng cua đất nước này. Mặc dù quân đội Ê-ti-ô-pi-a bị tổn thất nặng nề nhưng bảo vệ được nền độc lập của tổ quốc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cuộc đấu tranh của áp-đen Ca-đê ở Angiêri diễn ra vào thời gian nào?

  • A 1831 – 1847                
  • B 1830 – 1847                
  • C 1830 – 1848               
  • D 1830 – 1846

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 27)

Ở An-giê-ri: cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê diễn ra từ năm 1930-1947.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trong giai đoạn 1879 – 1882, người đã lãnh nhân dân Ai Cập chống thực dân Anh là

  • A Áp-đen Ca-đe 
  • B Át - mét A- ra- bi
  • C Mu-ha-met át-mét 
  • D Tút xanh Lu-vec-tuy-a

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 28)

Năm 1879, một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ta những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át – mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Phong trào “Ai Cập trẻ” đã lôi cuốn được các giai cấp và tầng lớp nào tham gia?

  • A Một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến bộ
  • B Một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân
  • C Một số tiểu tư sản và tri thức ở thành thị
  • D Một số trí thức và sĩ quan yêu nước

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 28)

Ở Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức bí mật “Ai Cập trẻ”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ở Châu Phi có những quốc gia nào giữ được độc lập trước sự xâm nhập của Phương Tây ?

  • A Ai Cập, Nam Phi
  • B  Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a
  • C Ê-ti-ô-pi-a, Công-gô                                   
  • D Tô-gô, Ma-đa-gat-ca

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 28)

Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a là nước giữ được độc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của thực dân phương Tây hồi cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khu vực Mĩ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ bao gồm

  • A Một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và các quần đảo ở vùng biển Caribe.
  • B Toàn bộ Bắc Mĩ, Trung Mĩ, 1 phần Nam Mĩ và các quần đảo ở vùng biển Caribe
  • C Toàn bộ Bắc Mĩ, Trung Mĩ và các quần đảo ở vùng biển Caribe
  • D Các quần đảo ở vùng biển Caribe và một phần Nam Mĩ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 28)

Mĩ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và các quần đảo ở vùng biển Caribê.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Từ thế kỷ XVI – XVII khu vực Mĩ Latinh lần lượt là thuộc địa của những nước nào?

  • A Anh và Bồ Đào Nha
  • B Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
  • C Pháp và Tây Ban Nha
  • D Anh và Pháp

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 28)

Từ thế kỉ XVI đến XVIII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị rất phản động, gây ra tội ác dã man, tán khốc.Ví vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, nhiều nước giành được độc lập từ những năm đầu thế kỉ XX.

Chọn đáo án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Năm 1889, Mĩ đã thành lập ở khu vực Mĩ Latinh một  tổ chức có tên là

  • A Liên minh dân tộc các nước Mĩ Latinh
  • B Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ
  • C Liên minh dân tộc các nước cộng hòa Mĩ Latinh
  • D Liên minh khu vực Mĩ – Mĩ Latinh

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 30)

Năm 1889, tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” được thành lập, gọi tắt là Liên Mĩ dưới sự chỉ huy của chính quyền Oa-sinh-tơn.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Sau khi biến Mĩ Latinh thành thuộc địa của mình, Mĩ đã xây dựng ở đây chế độ gì? 

  • A Chế độ phong kiến bù nhìn
  • B Chế độ tay sai thân Mĩ
  • C Chế độ độc tài thân Mĩ
  • D Cả A,B và C đều đúng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Năm 1804 nước cộng hòa đầu tiên của người da đen được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh có tên là

  • A Ác - hen - ti- na
  • B Cu – ba
  • C Ha – i – ti
  • D Mê – hi – cô

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 29)

Năm 1791, ở Ha-i-ti bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của người da đen dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. Năm 1804, cuộc đấu tranh giành được thắng lợi. Ha-i-ti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Mĩ đã sử dụng những chiến lược nào dưới đây để biến Mĩ Latinh thành khu vực độc chiếm của mình? 

  • A Học thuyết Mơn – rô                                      
  • B Ngoại giao chiến hạm và đồng đô la
  • C Châu Mĩ là của người châu Mĩ
  • D Ngoại giao đô la

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trng 30)

Học thuyết Monroe: “Châu Mĩ cả người châu Mĩ” được đề ra năm 1823, mục đích để độc chiếm vùng lãnh thổ giáu có này.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Từ năm 1914 đến năm 1916, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô?

  • A Tây Ban Nha tranh chấp Mê-hi-cô với Mĩ
  • B Bồ Đào Nha mở cuộc tấn công tái chiếm Mê-hi-cô
  • C Mĩ kiểm soát chặt chẽ Mê-hi-cô
  • D Mĩ hai lần đem quân đánh Mê-hi-cô

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 30)

Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “Cây gậy lớn”  và “Ngoại giao đồng Đô –la “ để chiếm Pa-na-ma (1903), Đô-mi-ni-ca-na, Ni-ca-ra-goa, kiểm soát Hôn-đu-rát (1911), chiến Ha-i-ti (1914 – 1915) và hai lần đem quân đánh Mê-hi-cô (1914 – 1916)

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Đầu thế kỷ XX, Mĩ đã áp dụng chính sách nào để biến Mĩ Latinh hoàn toàn trở thành “ sân sau” ?

  • A Cái gậy lớn”.                                        
  • B Ngoại giao đồng đô la
  • C Châu Mĩ của người châu Mĩ
  • D “ Cái gậy lớn” và “ ngoại giao đồng đô la”.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 30)

Dưới danh nghĩa đoàn kết các nước châu Phi, chính quyền Oa-sinh-ton đã khống chế, biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.  

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phong trào “Ai Cập trẻ”  đã lôi cuốn được giai cấp và tầng lớp nào tham gia? 

  • A Một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản
  • B Một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân
  • C Một số tiểu tư sản và trí thức ở thành thị
  • D Một số trí thức và sĩ quan yêu nước

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 28.

Lời giải chi tiết:

Năm 1879, một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, để ra những cải cách mạng tính chất tư sản do đại tác Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Từ năm 1914 đến năm 1916, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô? 

  • A Tây Ban Nha tranh chấp Mê-hi-cô với Mĩ
  • B Bồ Đào Nha mở cuộc tấn công tái chiếm Mê-hi-cô
  • C Mĩ kiểm soát chặt chẽ Mê-hi-cô
  • D Mĩ hai lân đem quân đánh Mê-hi-cô

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 30.

Lời giải chi tiết:

Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “Cái gậy lớn”  và “Ngoại giao đồng Đôla”, trong đó có 2 lần đem quân đánh Mê-hi-cô (1914 và 1916).

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Mĩ đã dùng chính sách gì để khống chế các nước khu vực Mĩ La-tinh?

  • A “Ngoại giao chiến hạm”
  • B “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô-la”.
  • C Chính sách “Cái gậy lớn”.
  • D Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 30

Lời giải chi tiết:

Từ đầu thế kỉ XX, để khống chế các nước Mĩ Latinh, Mĩ áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” “Ngoại giao đồng đôla” để chiếm Pa-na-ma (1903), Đô-mi-ni-ca, Ni-ca-ra-goa, kiểm soát Hôn-đu-rát (1911), Chiếm Ha-i-ti (1914 – 1915) và 2 lần đem quân đánh Mê-hi-cô (1914 và 1916). Dưới danh nghĩa đoàn kết các nước châu Mĩ, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

Chon đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Nước nào có phần thuộc địa ở Châu Phi rộng lớn nhất:

  • A Nước Nga       
  • B Nước Pháp
  • C Nước Đức
  • D Nước Anh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 27. 

Lời giải chi tiết:

Châu Phi là một lục địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Anh là nước có phần thuộc địa ở châu Phi lớn nhất. Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Tiếp đó, Anh chiếm Nam Phi, tây Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa,…

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở Châu Phi có những quốc gia nào giữ được độc lập trước sự xâm nhập của Phương Tây?

  • A Ai Cập, Nam Phi
  • B Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a
  • C Ha-i-ti
  • D Tô-gô, Ma-đa-gat-ca

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 28. 

Lời giải chi tiết:

Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cụ quyết liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm bại ở Adua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a tuy bị tổn thất năng nề song bảo vệ được nền độc lập của tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a là nước giữ được độc lập ở châu lục này trước sự xâm chiểm của thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Phong trào chống thực dân của nhân dân châu Phi cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX hầu hết thất bại, nguyên nhân là do

  • A Các phong trào nổ ra lẻ tẻ.
  • B Chênh lệch về lực lượng, vũ khí, các phong trào nổ ra lẻ tẻ.
  • C Chưa có đường lối và tổ chức lãnh đạo đúng đắn
  • D Chênh lệch về lực lượng, vũ khí, các phong trào nổ ra lẻ tẻ, Chưa có đường lối và tổ chức lãnh đúng đạo đúng đắn

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 28)

Nhìn chung, phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi tuy diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng do trình độ kĩ thuật thấp, lực lượng chênh lệch, chưa có đường lối lãnh đạo đứng đắn nên bị thực dân phương Tây đàn áp.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nguyên nhân nào dẫn tới việc các nước Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi ?

  • A Tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng
  • B Có nhiều thi trường để buôn bán
  • C Nguồn nhân công dồi dào
  • D Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Sau khi xây dựng xong Kênh đào Xuy-ê

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 26)

Châu Phi à một châu lục lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Trước khi thực dân châu Âu xâm chiếm và phân chia châu Phi, phần lớn nhân dân ở đây đã biết dùng đồ sắt. Nghề dệt và nghề gốm phát triển, nghề chăn nuôi và trồng trọt phổ biến. Nhưng bắt đầu từ giữa thế kỉ XIX, cuộc sống yên ổn, tài nguyên thiên nhiên phong phú và nền văn hóa lâu đời của họ đã bị thực dân châu Âu xâm phạm, cướp bóc và phá hoại. Đặc biệt là từ những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết “ châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm mục đích

  • A Cột chặt các nước Mĩ Latinh vào Mĩ            
  • B Độc chiếm Mĩ Latinh
  • C  Chống lại sự xâm nhập của tư bản châu Âu
  • D Sát nhập Mĩ Latinh vào lãnh thổ Mĩ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 30)

-         Năm 1823, vì muốn độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có là Mĩ Latinh, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn –rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” hay còn gọi là học thuyết Monroe.

-         Về cơ bản, nội dung của Học thuyết Monroe thể hiện mong muốn đưa Mỹ trở thành người bảo trợ cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán cầu, và không một lực lượng nào khác có quyền can thiệp vào công việc này của Mỹ. Những biểu hiện cho thấy việc Mỹ theo đuổi học thuyết này là cuộc cách mạng Mexico năm 1848, can thiệp ở Cuba (1898), quốc hữu hóa kênh đào Panama (1912), xâm lược Haiti (1915), cho đến chính sách chống chính quyền cộng sản Cuba (từ 1959). Trong đó, việc xây dựng kênh đào Panama từ quan điểm địa chiến lược và địa chính trị được coi là một trong những thành công lớn nhất mà Học thuyết Monroe có được trong khu vực.

-         Học thuyết Monroe đã ghi dấu ấn trong mối quan hệ chính trị và kinh tế của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 và phần lớn thế kỷ 20. Học thuyết này lúc đầu được các quốc gia Mỹ Latinh nhìn nhận rất tích cực. Họ coi đó là một sự hứa hẹn của Mỹ giúp họ duy trì nền độc lập và được coi như một văn kiện có tính ràng buộc cho việc xây dựng một liên minh toàn Châu Mỹ. Tuy nhiên, học thuyết đã cho thấy tính vị kỷ cường quốc khu vực, muốn nắm gọn trong tay những gì bên cạnh và không muốn bên ngoài can thiệp.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Nổi bật nhất trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là

  • A Cuộc đấu tranh của nhân dân An - giê – ri
  • B Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu – đăng
  • C Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi
  • D Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sgk trang 28)

Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dâ phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a.  Năm 1889, thực dâ I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng của nước này nhưng vấp phải sự chống cự ác liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-dua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất năng nề nhưng đã bảo vệ được độc lập của tổ quốc.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cuộc kháng chiến của nhân dân Ha-i-ti chống thực dân Tây Ban Nha (1791) thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

  • A Nền độc lập được xác lập và duy trì
  • B Có tác dụng cổ vũ các nước Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc
  • C Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn sau
  • D Trở thành nước công hòa da đen đầu tiên giành độc lập

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 29)

Năm 1791, ở Ha-i-ti bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của người da đen dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. Năm 1804, cuộc đấu tranh giành được thắng lợi. Ha-i-ti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh. Tuy nhiên, nền độc lập của Ha-i-ti chưa được bao lâu thù quân Pháp quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa, bắt giữ Lu-véc-tuy-a, phục hồi nền thống trị thực dân. Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa ở Ha-i-ti có tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tôc ở Mĩ Latinh.

Chon đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Vì sao châu Phi được mệnh danh là “đại lục ngủ kỹ”?

  • A Vì kinh tế kém phát triển
  • B Vì châu Phi cô lập với các châu lục khác
  • C Phong trào đấu tranh chống thực dân kém mạnh
  • D Châu Phi có đời sống văn hóa không sôi nổi

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Xét về góc độ lịch sử loài người, châu Phi là nơi con người hiện đại xuất hiện sau hàng triệu năm tiến hóa và đây cũng là nơi có các nền văn minh cổ đại và xâm chiếm các nước khác đặc biệt là Ai Cập đã lấn sang Trung Đông thời kỳ đầu. Và đến khi CNTB ra đời, châu Phi trở nên lạc hậu vì nhiều điều mà đặc thù nhất chính là điều kiện địa lý và chính trị. Chính điều đó đã biến châu Phi trở thành thuộc địa của rất nhiều các nước có nền văn minh phát triển hay nói đúng hơn là bởi súng đạn của các nước đế quốc thời kỳ này.

Và sau thế chiến, phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi nổ ra đồng thời, giống như 1 gã khổng lồ ngủ quên nay thức tỉnh và phá bỏ những xiềng xích mà kẻ khác đã tranh thủ khi mình ngủ quên và xích vào.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đến thế kỉ XVII, khu vực Mĩ Latinh bị biến thành thuộc địa của những nước thực dân nào là chủ yếu?

  • A Đức và Anh
  • B Hà Lan và Pháp
  • C Anh và Pháp
  • D Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 28, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Khu vực Mĩ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm một phần Bắc Mỹ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê. Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh đều biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Hai nước châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

  • A An-giê-ri và Tuy-ni-di
  • B Xu-đăng và Ăng-gô-la
  • C Ê-ti-ô-pi-a và Ai Cập
  • D Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 28, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Nổi bật trong phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, nhân dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm hại ở A-dua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng, song đã bảo vệ được nền độc lập.

Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a là nước giành được độc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây hồi cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết “ châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm

  • A Cột chặt các nước Mĩ Latinh vào Mĩ
  • B Chống sự xâm nhập của tư bản châu Âu
  • C Độc chiếm Mĩ Latinh
  • D Sát nhập Mĩ Latinh vào lãnh thổ Mĩ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 26, 27.

Lời giải chi tiết:

sau khi giành được độc lập, nhiều nước Mĩ Latinh có nhiều bước tiến bộ về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các nước khu vực Mĩ Latinh còn phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trường của Mĩ đối với khu vực này.

Năm 1823, vì muốn độc chiếm vùng lãnh thổ này, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Tại sao trong thế kỉ XIX, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa ngủ kĩ”?

  • A Vì kinh tế kém phát triển
  • B Vì châu Phi cô lập với các châu lục khác
  • C Phong trào đấu tranh chống thực dân kém mạnh
  • D Châu Phi có đời sống văn hóa không sôi nổi

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận

Lời giải chi tiết:

Xét về góc độ lịch sử loài người, châu Phi là nơi con người hiện đại xuất hiện sau hàng triệu năm tiến hóa và đây cũng là nơi có các nền văn minh cổ đại và xâm chiếm các nước khác đặc biệt là Ai Cập đã lấn sang Trung Đông thời kỳ đầu. Và đến khi CNTB ra đời, châu Phi trở nên lạc hậu vì nhiều điều mà đặc thù nhất chính là điều kiện địa lý và chính trị. Chính điều đó đã biến châu Phi trở thành thuộc địa của rất nhiều các nước có nền văn minh phát triển hay nói đúng hơn là bởi súng đạn của các nước đế quốc thời kỳ này. Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh có nổ ra nhưng chỉ tiêu biểu ở một số quốc gia: Ha-i-ti, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô, Pê-ru,…Hai thập niên đầu thế kỉ XIX đấu tranh quyết liệt, các quốc gia độc lập ở Mĩ Latinh lần lượt hình thành, còn một số vùng đất nhỏ khác vẫn nằm trong tình trạng thuộc địa: Cu-ba, Ăng-ti, Guy-a-na,…Sau đó, Mĩ Latinh bị chi phối bởi chính sách bành trướng của Mĩ.

Và sau thế chiến, phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu phi nổ ra đồng thời, giống như 1 gã khổng lồ ngủ quên nay thức tỉnh và phá bỏ những xiềng xích mà kẻ khác đã tranh thủ khi mình ngủ quên và xích vào. Khởi đầu là phong trào đấu tranh giành thắng lợi Cuba, sau đó lan sang các nước khác, biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Mục đích chính của chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là:

  • A Khống chế nền kinh tế của Mĩ la tinh                     
  • B Khống chế nền chính trị của Mĩ la tinh
  • C Giúp các nước Mĩ la tinh cùng phát triển                
  • D Xuất cảng tư bản để kiếm lời

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 11 trang 30, suy luận

Lời giải chi tiết:

Mục đích chính của chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là khống chế nền kinh tế của Mĩ la tinh 

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi?

 

  • A Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên.
  • B Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt
  • C Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường
  • D Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân chí thấp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 26, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các nước tư bản phương Tây đi xâm chiếm thuộc đìa với mục đích tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Trong khi châu Phi là một châu lục rộng lớn, giàu tài nguyên và có nền văn hóa lâu đời. Đặc biệt, sau khi kênh đào Xuyê được xây dựng xong các nước thực dân càng đua nhau xâu xé châu Phi để giành về những nguồn lợi của mình.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close