30 bài tập Cách mạng Khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc 

  • A Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại      
  • B Cách mạng công nghiệp
  • C Cách mạng thông tin                                    
  • D Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 67)

Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai (cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại) chia thành hai giai đoạn:

-         Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

-         Giai đoạn 2: từ năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính mới (thế hệ thứ ba), vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng Khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai còn được gọi là cuộc cách mạng Khoa học - công nghệ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

  • A Pháp
  • B Anh
  • C
  • D Nhật

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 43.

Lời giải chi tiết:

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai đã gây những hậu quả tiêu cực đến đời sống của con người

  • A Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng
  • B Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp
  • C Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi, lao động dịch vụ và trí óc tăng lên
  • D Tất cả các câu trên đều đúng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 70

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 70) Cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nhiều hậu quả tiêu cực:

- Ô nhiêm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

- Dịch bênh, tai nạn lao động.

- Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của:

  • A Quá trình thống nhất thị trường thế giới
  • B Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
  • C Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế
  • D Sự ra đời các công ty xuyên quốc gia

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 69

Lời giải chi tiết:

Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách lấy

  • A Chính trị là trọng điểm
  • B Văn hóa là trọng điểm
  • C Quân sự là trọng điểm
  • D Kinh tế là trọng điểm

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 73

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xâu dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong giai đoạn thứ hai, cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là

  • A Công nghệ      
  • B Cách mạng khoa học         
  • C Kĩ thuật        
  • D Cách mang kĩ thuật

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 67

Lời giải chi tiết:

 

Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học kĩ thuật (từ năm 1973 đến nay), chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về nhũng dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra từ khi nào?

  • A Từ sau Chiến tranh lạnh                              
  • B Từ đầu những năm 80                                 
  • C Từ đầu những năm 90
  • D Từ cuối những năm 90 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 69

Lời giải chi tiết:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giói đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Bản chất của toàn cầu hóa là

  • A Sự phát triển và tác động của to lớn của các công ty xuyên quốc gia
  • B Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
  • C Sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc trên thế giới
  • D Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 69

Lời giải chi tiết:

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên manh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lần nhau của tất cả các khu vưc, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Các đáp án: A, B, D là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ được công bố năm 2003 là

  • A con người đặt chân lên mặt trăng
  • B giải mã “Bản đồ gen người”.
  • C phát minh ra công cụ sản xuất
  • D chế tạo công cụ sản xuất mới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 67

Lời giải chi tiết:

Tháng 6-2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 4-2003, “Bản đồ gen người” mới được giải mã hoàn chỉnh.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa ?

  • A  Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc
  • B Cơ cấu kinh tế các nước có sự chuyển biến
  • C Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất
  • D Đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 70)

Lời giải chi tiết:

Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa bao gồm:

-Trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

-Mọi mặt đời sống con người kém an toàn.

-Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập, tự chủ của các quốc gia.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong giai đoạn sau của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về lĩnh vực nào?

  • A Năng lượng
  • B Tin học
  • C  Công nghệ
  • D Sinh học

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 67)

Lời giải chi tiết:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật  ngày nay phát triển qua hai giai đoạn:

-          Giai đoạn đầu: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

-          Giai đoạn hai: sau cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đến nay. Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, những dạng năng lượng mới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Để thích nghi với xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải:

  • A Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức
  • B Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
  • C Tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế
  • D Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu KH-KT

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 70

Lời giải chi tiết:

Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra các thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001).

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa từ  những năm 80 thế kỉ XX trở đi là

  • A các quốc gia ra sức phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ
  • B quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.
  • C sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  • D các quốc gia trên thế giới tăng cường chạy đua vũ trang.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 69. 

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa bao gồm:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành các tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tính hai mặt của xu thế toàn cầu hóa là

  • A vừa tạo thời cơ, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới
  • B tạo cơ hội lớn cho cả các nước TBCN và XHCN
  • C nguy cơ cạnh tranh khốc liệt và đánh mất bản sắc dân tộc
  • D tạo ra thách thức lớn cho các nước TBCN và XHCN

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 70, chữ in nhỏ

Lời giải chi tiết:

Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hòa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là

  • A Các nhà khoa học công bố « Bản đồ gen người »
  • B Công nghệ ezim ra đời
  • C Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
  • D Các nhà khoa học đã công bố công nghệ « đột biến gen »

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 67

Lời giải chi tiết:

Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1997 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới / Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Nó là con cừu thuộc giống cừu Dorset Phần Lan.

Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là

  • A Năng lượng Mặt trời                                    
  • B Năng lượng điện
  • C Năng lượng than đá                                     
  • D Năng lượng dầu mỏ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 68

Lời giải chi tiết:

Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang phát triền qua

  • A 2 giai đoạn
  • B 3 giai đoạn
  • C 4 giai đoạn
  • D 1 giai đoạn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk trang 67

Lời giải chi tiết:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70  của thế kỉ XX

- Giai đoạn 1: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Chon đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là

  • A Xu thế chủ quan                                          
  • B Xu thế khách quan
  • C Xu thế đối ngoại                                         
  • D Những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 70

Lời giải chi tiết:

Toàn cầu hóa là quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn (từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX) là biểu hiện của xu thế nào?

  • A Đa dạng hóa.
  • B Toàn cầu hóa
  • C Đa phương hóa
  • D Nhất thể hóa.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 69

 

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của toàn cầu hóa:

-  Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế (giá trị trao đổi tăng  lên 12 lần)

-  Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương  ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

-  Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ thuật

-  Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào?

 

  • A Khoa học – kĩ thuật – sản xuất.
  • B Kĩ thuật – khoa học – sản xuất.
  • C Khoa học  - sản xuất – kĩ thuật.
  • D Sản xuất – khoa học – kĩ thuật.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 66, suy luận.

Lời giải chi tiết:

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII.

- Trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiêm cứu khoa học,

- Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật lại mở đường cho san xuất.

- Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính.
  • B  Sự tăng lên mạnh mẽ mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các nước.
  • C Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
  • D Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Sgk 12 trang 69, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ được áp dụng hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người là

  • A công cụ sản xuất mới.
  • B nguồn năng lượng mới.
  • C công nghệ sinh học.
  • D vật liệu mới.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 68, suy luận

Lời giải chi tiết:

Những thành tựu trong công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim,…dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới cớ năng suất cao và chịu bênh tốt => Cuộc “Cách mạng xanh” đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho con người.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Gọi là cách mạng  khoa học công nghệ vì:

 

  • A cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ.
  • B với sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử…
  • C  cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kỹ thuật.
  • D cuộc cách mạng diễn ra tenn lĩnh vực Sinh học

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 67, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần hai, từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra thách thức gì đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam?

  • A  là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.
  • B gây ra mẫu thuẫn giữa hội nhập kinh tế với vấn đề suy trì bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia.
  • C thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa và quốc tế hòa lực lượng sản xuất.
  • D thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nền kịnh tế.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 70, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là làm trầm trọng thêm sự bất công của xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo…nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Việt Nam cùng không ngoại lệ.

Các đáp án: A, C, D đều là thuận lợi xu thế toàn cầu hóa mang lại cho tất cả các quốc gia.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Ý nào dưới đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ 2 đến quan hệ quốc tế?

 

  • A Dẫn đến tình trang đối đầu hai cực Xô – Mĩ.
  • B Dẫn đến sự hình thành các liên minh kinh tế.
  • C Góp phần làm cho trật tự hai cực Ianta xói mòn và sụp đổ.
  • D Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A: tình trạng đối đầu Xô  - Mĩ là do sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ chứ không bắt nguồn từ tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2.

Liên Xô: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

: chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi pbong trào cách mạng âm mưu bá chủ thế giới.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của

  • A xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
  • B  cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX.
  • C xu thế toàn cầu hóa.
  • D  cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 66, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Cũng như cách mạng công nghiệp thế kỉ XVII – XVIII, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?

  • A hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới.
  • B thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.
  • C đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
  • D có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 43, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Mĩ là quốc gia đầu tư cho sự phát triển của giáo dục và khoa học – kĩ thuật. Chính vì lẽ đó mà Mĩ là nước đi đầu trong cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 2, đi đầu trong các lĩnh vực chế tại công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới chinh phục vũ trụ. Trong giai đoạn 1991 – 2000, Mĩ chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh của thế giới.

=> Một trong những biện pháp cơ bản Mĩ đã thực hiện đêt có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là: đầu tư lớn cho giáo dục.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Vì sao nước Mĩ đi đầu trong cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại?

 

  • A Nước Mĩ có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao
  • B Nước Mĩ là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng.
  • C Nước Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
  • D Nước Mĩ có điều kiện hòa bình, có cơ sở tốt cho các nhà khoa học đến làm việc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 43, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ hai có điều kiện hòa bình để phát triển lại là nước có nền kinh tế phát triển nên có cơ cở vật chất tương đối tốt để nghiên cứu và sáng tạo.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

  • A mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
  • B  khoa học gắn liền với kĩ thuật và mở đường cho kĩ thuật.
  • C kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất phát triển.
  • D mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk 12 trang 66, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Nếu như cách mạng công nghiệp mọi phát minh đều bắt nguồn từ sản xuất thì cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Tại sao trong giai đoạn thứ 2 của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ?

 

  • A cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật
  • B các quốc gia đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ
  • C  việc đầu tư cho nghiên cứu trên lĩnh vực công nghệ được tiếp tục triển khai
  • D  là giai đoạn công nghẹ bắt đầu ứng dụng trong sản xuất

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 sgk trang 67, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Ở giai đọan hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới, dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học => Cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close