25 câu trắc nghiệm Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Giải pháp đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

  • A nâng cao trình độ dân trí.
  • B tăng trưởng tốc độ phát triển kinh tế.
  • C giải quyết việc làm.
  • D xóa đói giảm nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Giải pháp đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là xóa đói giảm nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng. Bởi đói nghèo, bất công trong xã hội chính là nguyên nhân sâu xa gây nên những bức xúc, bất đồng của người dân, trong hoàn cảnh khó khăn đó bộ phận dân nghèo dễ bị các lực lượng phản động, đảng phái lợi dụng, kích động, xúi giục đấu tranh, biểu tình…

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài, các tổ chức cực đoan là:

  • A Tài nguyên nước            
  • B Dầu khí
  • C Lịch sử văn minh rực rỡ         
  • D Tôn giáo

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài, các tổ chức cực đoan là tài nguyên dầu khí của khu vực này

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hậu quả nào sau đây không do quan hệ căng thẳng giữa I-xra-en và Pa-le-xtin gây ra?

  • A Sinh mạng của người dân bị thiệt hại.
  • B Đời sống của người dân bị xáo trộn.
  • C Sử dụng tài nguyên không hợp lí.   
  • D Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quan hệ căng thẳng giữa I-xra-en và Pa-le-xtin gây ra nhiều hậu quả tới đời sống người dân và tình hình kinh tế - xã hội khu vực như thiệt hại sinh mạng nhiều người dân vô tội, đời sống người dân trong khu vực bị xáo trộn, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng do chiến tranh, xung đột

=> Sử dụng tài nguyên không hợp lí không phải hậu quả trực tiếp của quan hệ căng thẳng giữa I-xra-en và

Pa-le-xtin gây ra

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tính chất gay gắt trong các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác càng trở lên quyết liệt hơn do nguyên nhân nào

  • A Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan
  • B Sự xung đột sắc tộc
  • C Sự tranh giành quyền lực nội bộ
  • D Thiên tai, dịch bệnh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tính chất gay gắt trong các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác càng trở lên quyết liệt hơn khi có sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan (sgk trang 32)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nguy cơ tiềm ẩn trong đời sống kinh tế của người dân các nước Tây Nam Á là

  • A phụ thuộc vào bên ngoài về lương thực, thực phẩm.
  • B sự cạn kiệt tài nguyên dầu khí.
  • C  ảnh hưởng bao trùm của tôn giáo trong đời sống.
  • D tình trạng phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguy cơ tiềm ẩn trong đời sống kinh tế của người dân các nước Tây Nam Á là sự phụ thuộc vào bên ngoài về lương thực, thực phẩm. Do các nước Tây Nam Á có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, lại thường xảy ra xung đột vũ trang, nông nghiệp kém phát triển hơn => phụ thuộc vào bên ngoài về lương thực, thực phẩm dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh lương thực

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khu vực nào từng có “ Con đường tơ lụa” đi qua?

  • A Đông Nam Á           
  • B Trung Á         
  • C Tây Nam Á                     
  • D Bắc Phi

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực từng có “ Con đường tơ lụa” đi qua là Trung Á (sgk Địa lí 11 trang 30)

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Những nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng ở Tây Nam Á và Trung Á không phải là:

  • A Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài
  • B Hoạt động của lực lượng khủng bố
  • C Sự tranh giành các nguồn tài nguyên
  • D Gia tăng dân số lớn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Những nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng ở Tây Nam Á và Trung Á bao gồm: Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, hoạt động của lực lượng khủng bố và sự tranh giành các nguồn tài nguyên

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nguồn tài nguyên vừa mang lại niềm hạnh phúc vừa mang lại đau thương cho dân cư Tây Nam Á là:

  • A than đá, kim cương và vàng.          
  • B dầu mỏ, khí đốt và nguồn nước ngọt.
  • C uran, boxit và thiếc.    
  • D  đồng, photphat và năng lượng Mặt Trời.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguồn tài nguyên vừa mang lại niềm hạnh phúc vừa mang lại đau thương cho dân cư Tây Nam Á là dầu mỏ, khí đốt và nguồn nước ngọt bởi chính những tài nguyên này vừa mang lại sự giàu có cho 1 bộ phận dân cư, đóng góp lớn vào tổng thu nhập quốc gia vừa là nguyên nhân gây nên mâu thuẫn lợi ích, xung đột, tranh chấp tại khu vực này

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đâu không phải là nguyên nhân chính gây nên sự xung đột, tranh chấp kéo dài tại Tây Nam Á và Trung Á

  • A Vị trí địa lí mang tính chiến lược
  • B Tài nguyên dầu mỏ giàu có
  • C Sự phức tạp tôn giáo và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài
  • D Nguồn nhân lực tri thức đông đảo

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vị trí địa lí mang tính chiến lược, nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có, sự tồn tại các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử, các tôn giáo với những tín ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan trong tôn giáo, sự can thiệp vụ lợi từ các thế lực bên ngoài đang là những nguyên nhân chính gây nên sự tranh chấp, xung đột kéo dài tại Tây Nam Á và Trung Á

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

  • A bảo vệ rừng                      
  • B  giải quyết nước tưới
  • C nguồn lao động      
  • D giống cây trồng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là vấn đề nước tưới  hay thủy lợi do khu vực này có khí hậu khô hạn, nguồn nước khan hiếm

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khu vực tiêu dùng lượng dầu thô nhiều nhất thế giới năm 2003 là

  • A Đông Âu  
  • B Đông Nam Á 
  • C Bắc Mĩ    
  • D Tây Nam Á

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào hình 5.8, sgk trang 31. Khu vực tiêu dùng lượng dầu thô nhiều nhất thế giới năm 2003 là Bắc Mĩ (đây là khu vực có nền kinh tế sôi động, công nghiệp phát triển mạnh nên nhu cầu nhiên liệu rất lớn) => Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ý nào sau đây không đúng với khu vực Tây Nam Á?

  • A Dầu mỏ tập trung nhiều nhất quanh khu vực vịnh Péc-Xích.
  • B Diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người năm (2005).
  • C Phần lớn dân cư theo đạo Thiên chúa giáo.
  • D Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dân cư Tây Nam Á phần lớn theo Đạo Hồi (sgk Địa lí 10 trang 29). => Nhận xét không đúng là “Phần lớn dân cư theo đạo Thiên chúa giáo”

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là do

  • A khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn. 
  • B mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội.
  • C môi trường bị tàn phá rất nghiêm trọng.
  • D thiếu hụt nguồn lao động trẻ có kĩ thuật.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là do mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội. Chính sự mất ổn định và xung đột kéo dài nên tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều bộ phận dân cư sống dựa vào nguồn viện trợ từ bên ngoài

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển loại cây trồng thích hợp nào?

  • A Lúa gạo 
  • B Lúa mì  
  • C Bông  
  • D Cao lương.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng bông và một số cây công nghiệp khác (sgk Địa lí 11 trang 30)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đâu không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tranh chấp, xung đột kéo dài ở Tây Nam Á?

  • A Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
  • B Những tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt nhau.
  • C Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo lớn.
  • D Phần tử cực đoan trong các tôn giáo.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp, xung đột kéo dài diễn ra ở Tây Nam Á là do:

- Đây là khu vực tập trung dầu mỏ lớn của thế giới =>  thu hút sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài. => loại A

- Khu vực có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là các phần tử tôn giáo cực đoan hoạt động khiến các mâu thuẫn – xung đột diễn ra gay gắt hơn => loại B, D

- Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp, xung đột kéo dài ở Tây Nam Á.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?

  • A Do nước ta nằm gần xích đạo.        
  • B Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C Nước ta tiếp giáp với Biển Đông. 
  • D Ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do nước ta tiếp giáp với biển Đông. Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Với dân số hơn 313 triệu người (năm 2005) diện tích 7 triệu km2. Vậy mật độ dân số trung bình của khu vực Tây Nam Á là bao nhiêu?

  • A 45 người/km2 
  • B 49 người/km2 
  • C 40 người/km2    
  • D 50 người/km2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức tính mật độ dân số = số dân / diện tích

=> Với dân số hơn 313 triệu người (năm 2005) diện tích 7 triệu km2. Vậy mật độ dân số trung bình của khu vực Tây Nam Á là 313 / 7 = 44,7 người / km2

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là 

  • A đông dân và gia tăng dân số co
  • B xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố
  • C phần ít dân cư theo đạo Hồi   
  • D phần lớn dân số sống ở nông thôn

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

 Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là các nước này đều có tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. Đặc biệt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và những lực lượng khủng bố đã làm mất ổn định khu vực Trung Á và khu vực Tây Nam Á

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là

  • A tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.
  • B sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
  • C sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sự xung đột sắc tộc
  • D vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là do khu vực có vị trí địa – chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú, khiến nhiều tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động và tranh giành quyền lực.(SGK/31 Địa lí 11)

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Ngoài dầu mỏ loại tài nguyên thiên nhiên nào là nguyên nhân làm cho các nước ở khu vực Tây Nam Á tranh chấp với nhau?

  • A  Vàng.
  • B Uranium.
  • C Muối.
  • D Nước ngọt.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngoài dầu mỏ thì tài nguyên nước ngọt cũng là nguyên nhân làm cho các nước ở khu vực Tây Nam Á tranh chấp với nhau. Do khu vực này có khí hậu khô hạn nên nguồn nước ngọt khan hiếm và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, sản xuất của các nước.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Khu vực Trung Á được thừa hưởng  nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây nhờ

  • A nằm ở vị trí tiếp giáp giữa châu Á và châu Âu.
  • B đã từng bị người Trung Hoa và các đế quốc tư bản chiếm đóng.
  • C nằm trên “con đường tơ lụa” của thế giới trước đây.
  • D có hai tôn giáo lớn của thế giới là Thiên chúa giáo và Hồi giáo.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực Trung Á được thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây nhờ nằm trên “con đường tơ lụa” của thế giới trước đây. “Con đường tơ lụa” được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là

  • A nằm ở rìa Tây Nam châu Á giáp châu Âu và châu Phi
  • B tiếp giáp với 2 lục địa
  • C án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương
  • D giáp Nam Âu và Tây Bắc châu Phi

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dựa vào hình 5.5 sgk trang 28, khu vực Tây Nam Á giáp với Nam Âu và Đông Bắc châu Phi chứ không phải Tây Bắc châu Phi

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khu vực Trung Á được thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây nhờ

  • A nằm ở vị trí tiếp giáp giữa châu Á và châu Âu.
  • B đã từng bị người Trung Hoa và các đế quốc tư bản chiếm đóng.
  • C nằm trên “ con đường tơ lụa” của thế giới trước đây.
  • D có hai tôn giáo lớn của thế giới là Thiên chúa giáo và Hồi giáo.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực Trung Á được thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây nhờ nằm trên “con đường tơ lụa”của thế giới trước đây. “Con đường tơ lụa” là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu, đây còn là con đường giao lưu văn hóa lớn của phương Đông và phương Tây.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nét nổi bật trong lịch sử Tây Nam Á không phải là:

  • A Là nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ
  • B Nơi ra đời của nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới
  • C Sự xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái
  • D Có “con đường tơ lụa” đi qua

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tây Nam Á là là nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ từ thời cổ đại, nơi ra đời của nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, có sự xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái. “Con đường tơ lụa” đi qua khu vưc Trung Á nên D không đúng.

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Đặc điểm dân cư của cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

  • A có dân số đông và phần lớn là người Ả- rập.
  • B khu vực đông dân cư nhiều thành phần chủng tộc.
  • C  có mật độ dân số thấp, phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
  • D tập trung phần lớn những người theo đạo Hồi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm dân cư của hai khu vực Tây Nam Á và Nam Á là có mật độ dân số thấp, phần lớn dân cư theo đạo Hồi. (SGK/29 – 30 Địa lí 11)
Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close