25 bài tập Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Đường lối đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm:

  • A 1986      
  • B 1987       
  • C 1988       
  • D 1989

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đường lối đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (sgk Địa lí 12 trang 7)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là

  • A gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
  • B trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
  • C bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
  • D tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK địa lí 12 cơ bản trang 9.

Lời giải chi tiết:

Từ tháng 1 năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ  chức Thương mại thế giới (WTO).

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?

  • A 1984.
  • B 1995
  • C 1997
  • D 1967

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tháng 1- 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức nào sau đây?

  • A WB.
  • B WTO.
  • C UNICEF.
  • D WHO.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tháng 1- 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO (Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization).

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hê từ đầu năm

  • A 1995.    
  • B 2005.   
  • C 2015.     
  • D 1985.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hê từ đầu năm 1995 (sgk Địa lí 12 trang 9)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa đó là:

  • A Tranh thủ được nguồn lực bên ngoài: vốn, công nghệ…
  • B Cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn
  • C Tiếp cận được nguồn lực thế giới về công nghệ
  • D Tận dụng được thị trường thế giới và khu vực

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Toàn cầu hóa là một xu thế lớn, cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là

  • A cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • B xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
  • C nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.
  • D tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt (chú ý từ khóa “ thành tựu về mặt xã hội”, loại trừ các thành tựu còn lại là thành tựu về mặt kinh tế)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Công cuộc Đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm

  • A 1979.
  • B 1995.
  • C 1975.
  • D 1986.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

ông cuộc Đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm 1986 (SGK/7, địa lí 12 cơ bản).

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?

  • A 1984.
  • B 1995
  • C 1997
  • D 1967

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong các ngành kinh tế, ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là:

  • A Nông nghiệp
  • B Công nghiệp
  • C  Xây dựng
  • D Dịch vụ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong các ngành kinh tế, tỉ trọng của công nghiệp – xây dựng (gọi tắt là ngành công nghiệp  hay khu vực II) có tốc độ tăng nhanh nhất (41% năm 2015)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau

  • A Malaysia
  • B Singapore
  • C Thái Lan
  • D Indonesia

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 6,9%, cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Xingapo (7%) (SGK trng 8 Địa 12)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Công cuộc đổi mới ở nước ta được manh nha từ năm:

  • A 1981.
  • B 1980.
  • C 1979.
  • D 1982.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Công cuộc đổi mới ở nước ta được manh nha từ năm 1979 (SGK/7, địa lí 12 cơ bản).

=> Chọn  C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta đã đạt được thành tựu to lớn là:

  • A Tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao.
  • B Đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).
  • C Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu kinh tế.
  • D Tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội được đẩy lùi.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta đã đạt được thành tựu to lớn là thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) – (SGK/10, địa lí 12 cơ bản).

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm:

  • A 2007
  • B 2010.
  • C 2009.
  • D 2008.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vào năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (SGK/9, địa lí 12 cơ bản).

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hiện nay Việt Nam là thành viên của các tố chức

  • A ASEAN, NAFTA, WTO
  • B ASEAN, OPEC, WTO
  • C ASEAN, APEC, WTO
  • D EU, OPEC, WTO

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổ chức: ASEAN, APEC, WTO (SGK Địa lí 12 trang 9)

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nhận định không đúng với thành tựu to lớn trong công cuộc hội nhập là

  • A Thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).
  • B Đẩy mạnh ngoại thương, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu một số mặt hàng
  • C Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ
  • D Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và lao động

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Công cuộc hội nhập hội đã mang lại các thành tựu to lớn cho nền kinh tế - xã hội nước ta là: thu hút mạnh các vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI); đẩy mạnh ngoại thương, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên,nước ta trở thành nước xuất khẩu khá lớn một số mặt hàng (gạo, dệt may, thiết bị  điện tử, thực phẩm); đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuât, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường…(SGK Địa lí 12 trang 10)

=> Nhận xét A,B, D đúng => loại A, B, D

=> Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ không phải là thành tựu to lớn trong công cuộc hội nhập của nước ta

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?

  • A Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung.
  • B Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • C Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
  • D Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) đưa nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển theo ba xu thế: (sgk Địa lí 12 trang 7)

- Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩ

- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

=> “Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung” không phải xu thế phát triển của Đường lối Đổi mới

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở

  • A tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
  • B việc mở rộng các ngành nghề tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
  • C hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
  • D số hộ đói nghèo giảm nhanh, trình độ dân trí được nâng cao.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, lam phát được đẩy lùi => tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đời sống nhân dân được cải thiện

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?

  • A Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
  • B Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung
  • C Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
  • D Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

“Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trungkhông phải xu thế đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Đường lối Đổi mới đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo 3 xu thế

- Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào không đúng với xu thế của đường lối Đổi mới ở nước ta?

  • A Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.
  • B Phát triển nền kinh tế theo hướng tự cung tự cấp.
  • C Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • D Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Xu thế của đường lối Đổi mới ở nước ta bao gồm (sgk Địa lí 12 trang 7)

- Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới

=> “Phát triển nền kinh tế theo hướng tự cung tự cấp” không phải là xu thế của đường lối Đổi mới ở nước ta

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Sự kiện nào được coi là khởi đầu cho công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta?

  • A Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
  • B Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
  • C Việt Nam là thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC).
  • D Việt Nam kí Hiệp ước Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPCPP)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự kiện được coi là khởi đầu cho công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta là Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm , là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu ngành và đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp là:

  • A đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho lao động.
  • B thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư.
  • C khai thác tốt tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
  • D phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng hiệu quả đầu tư.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu ngành và đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp là: phù hợp với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước, tăng hiệu quả đầu tư.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Lĩnh vực đầu tiên của công cuộc Đổi mới ở nước ta là:

  • A Nông nghiệp
  • B Công nghiệp
  • C Dịch vụ
  • D Tiểu thủ công nghiệp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Những đổi mới đầu tiên của nước ta là từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. (Mục  1b – SGK trang 7 Địa 12)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Bối cảnh trong nước không chính xác với tình hình nước ta sau năm 1975 là:

  • A Đất nước thống nhất, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh
  • B Đất nước đi lên từ nông nghiệp lạc hậu, kinh tế yếu kém
  • C Nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là các nước tư bản
  • D Lạm phát kéo dài, kinh tế khủng hoảng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh trong nước không chính xác với tình hình nước ta sau năm 1975 là đất nước thống nhất,  cả nước tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh; đất nước đi lên từ nông nghiệp lạc hậu, kinh tế yếu kém, lại chịu hậu quả của chiến tranh khiến lạm phát kéo dài, kinh tế khủng hoảng. => loại A, B, D

Nhận định sau năm 1975 nước ta nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt từ các nước tư bản là không đúng.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam là thứ VI?

  • A Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • B Dân chủ hóa đời sống kinh tế và xã hội
  • C Tăng cường giao lưu vào hợp tác với các nước trên thế giới
  • D Đẩy mạnh nền kinh tế tự cung tự cấp, kế hoạch hóa, tập trung

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam là thứ VI gồm 3 xu thế sau:

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. => loại A

- Dân chủ hóa đời sống kinh tế và xã hội => loại B

- Tăng cường giao lưu vào hợp tác với các nước trên thế giới => loại C

Nhận định đẩy mạnh nền kinh tế tự cung tự cấp, kế hoạch hóa, tập trung là không đúng

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close