25 bài tập tổng hợp về Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Số phần tử của tập hợp \(A = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5} \right\}\)  là

  • A \(4\)
  • B \(5\)
  • C \(6\)
  • D \(7\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đếm số phần tử của tập hợp \(A\).

Lời giải chi tiết:

Tập hợp \(A = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5} \right\}\) gồm \(6\) số \(0;1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5\) nên tập hợp \(A\) gồm có \(6\) phần tử.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho tập hợp: \(B = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,4} \right\}.\) Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A \(5 \notin B\)
  • B \(0 \in B\)
  • C \(3 \in B\)
  • D \(6 \notin B\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Để biểu thị phần tử nào thuộc tập hợp ta có kí hiệu thuộc “\( \in \)” và không thuộc “\( \notin \)”.

Lời giải chi tiết:

Tập hợp \(B\) gồm \(4\) phần tử: \(0;\,\,1;\,\,2;\,\,4.\)

Vì \(5\) không phải là phần tử của tập hợp \(B\) nên \(5 \notin B\).

Vì \(0\) là phần tử của tập hợp \(B\) nên \(0 \in B\).

Vì \(3\) không phải là phần tử của tập hợp \(B\) nên \(3 \notin B\).

Vì \(6\) không phải là phần tử của tập hợp \(B\) nên \(6 \notin B\).

Vậy đáp án sai là \(3 \in B\).

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho \(M = \left\{ {3;\,\,a;\,\,b;\,\,\,c} \right\}\). Chọn câu sai:

  • A \(3 \in M\)        
  • B \(a \notin M\)  
  • C \(d \notin M\)
  • D \(c \in M\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Để biểu thị phần tử nào thuộc tập hợp ta có kí hiệu thuộc “\( \in \)” và không thuộc “\( \notin \)”.

Lời giải chi tiết:

Tập hợp M gồm \(4\) phần tử: 3; a; b; c.

Vì 3 là phần tử của tập hợp M  nên \(3 \in M\).         

a là phần tử của tập hợp M  nên \(a \in M\).

d  không phải là phần tử của tập hợp M  nên \(d \notin M\).

c là phần tử của tập hợp M  nên \(c \in M\).

Vậy đáp án sai là \(a \notin M\).

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 10 gồm bao nhiêu phần tử?

  • A \(9\)
  • B \(10\)
  • C \(11\)
  • D \(12\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liệt kê các phần thử thuộc tập hợp bài cho rồi đếm số phần tử của tập hợp.

Lời giải chi tiết:

Các số tự nhiên không vượt quá 10 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10.

\( \Rightarrow \) Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 10 là: \(A = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8;\,\,9;\,\,10} \right\}.\)

Vậy tập hợp bài cho có 11 phần tử. 

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho tập hợp \(A = \left\{ {n \in \mathbb{N}|61 < x < 65} \right\}\). Chọn đáp án đúng:

  • A \(A = \left\{ {61;\,62;\,63;\,64} \right\}\)
  • B \(A = \left\{ {62;\,63;\,64;\,65} \right\}\)                              
  • C \(A = \left\{ {\,62;\,63;\,64} \right\}\)
  • D \(A = \left\{ {61;\,62;\,63;\,64;\,65} \right\}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liệt kê các số thỏa mãn điều kiện, từ đó viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử.

Lời giải chi tiết:

Các số lớn hơn 61 và nhỏ hơn 65 là: 62, 63, 64.

Do đó tập hợp A là: \(A = \left\{ {\,62;\,63;\,64} \right\}\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Số phần tử của tập hợp \(M = \left\{ {x \in \mathbb{N}|15 < x \le 17} \right\}\) là?

  • A \(2\)
  • B \(3\)
  • C \(4\)
  • D \(5\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liệt kê các phần tử của tập hợp M, sau đó đếm số phần tử của tập hợp M.

Lời giải chi tiết:

Các phần tử của tập hợp M là: 16; 17.

Do đó tập hợp M có 2 phần tử.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

 Cho tập hợp \(A=\text{ }\!\!\{\!\!\text{ a}\in \text{N  }\!\! | \!\!\text{  5}\le \text{x  <  8 }\!\!\}\!\!\text{ }\) có số phần tử là

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử sau đó đếm số phần tử của tập hợp A.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(A=\left\{ 5;\ 6;\ 7 \right\}\)

Vậy tập hợp A có 3 phần tử.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tập hợp \(C\) gồm các số tự nhiên lớn hơn \(11\) và nhỏ hơn \(16\) là 

  • A \(C = \left\{ {11;\,\,12;\,\,13;\,\,14;\,\,15} \right\}\)      
  • B \(C = \left\{ {12;\,\,13;\,\,14;\,\,15} \right\}\)                        
  • C \(C = \left\{ {11;\,\,12;\,\,13;\,\,14;\,\,15;\,16} \right\}\)
  • D \(C = \left\{ {12;\,\,13;\,\,14;\,\,15;\,16} \right\}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết tập hợp \(C\) bằng cách liệt kê các phần tử sao cho các phần tử đó thỏa mãn điều kiện đề bài.

Lời giải chi tiết:

Các số tự nhiên lớn hơn \(11\) và nhỏ hơn \(16\) là: \(12;\,\,13;\,\,14;\,\,15.\)

Tập hợp \(C\) gồm các số tự nhiên lớn hơn \(11\) và nhỏ hơn \(16\) là: \(C = \left\{ {12;\,\,13;\,\,14;\,\,15} \right\}\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Tập hợp các chữ cái trong từ “HA NOI” là

  • A \(A = \left\{ {H,A,N,O,I} \right\}\)
  • B \(A = \left\{ {H,N,O,I} \right\}\)
  • C \(A = \left\{ {H,A,N,I} \right\}\)        
  • D \(A = \left\{ {H,A,N,O,E} \right\}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết tập hợp \(A\) bằng cách liệt kê các phần tử sao cho các phần tử đó thỏa mãn điều kiện đề bài.

Lời giải chi tiết:

Các chữ cái có trong từ “HA NOI” là H, A, N, O, I

Gọi \(A\) là tập hợp các chữ cái có trong từ “HA NOI”.

Khi đó, ta có: \(A = \left\{ {H;A;\,\,N;\,\,O;\,\,I} \right\}.\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Viết tập hợp \(A\) gồm các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng \(22\) và nhỏ hơn \(30\) bằng \(2\) cách.

  • A \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|22 < n < 30} \right\}\)
  • B \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}^*|22 < n < 30} \right\}\)
  • C \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|22 \le n < 30} \right\}\)
  • D \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|22 \le n \le 30} \right\}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Để viết một tập hợp, ta có thể sử dụng hai cách:

+) Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

+) Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử trong tập hợp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

Các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng \(22\) và nhỏ hơn \(30\) là: \(22;\,\,23;\,\,24;\,\,25;\,\,26;\,\,27;\,\,28;\,\,29.\)

Khi đó, \(A = \left\{ {22;\,\,23;\,\,24;\,\,25;\,\,26;\,\,27;\,\,28;\,\,29} \right\}\).

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử trong tập hợp

Số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng \(22\) và nhỏ hơn \(30\) là số thỏa mãn điều kiện \(22 \le n < 30\).

Vậy \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|22 \le n < 30} \right\}\).

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho tập hợp A là các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 7. Cách viết nào sau đây biểu diễn tập hợp A?

  • A \(A = \left\{ {0;\,1;\,2;\,3;\,4;\,5;\,6;\,7} \right\}\)        
  • B \(A = \left\{ {0;\,1;\,2;\,3;\,4;\,5;\,6} \right\}\)                       
  • C \(A = \left\{ {n \in \mathbb{N}|n < 7} \right\}\)
  • D \(A = \left\{ {n \in {\mathbb{N}^*}|n \le 7} \right\}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng cách viết tập hợp.

Lời giải chi tiết:

Ta có: Các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 7 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.

Do đó tập hợp A được viết bằng cách liệt kê số phần tử của tập hợp sẽ là: \(A = \left\{ {0;\,1;\,2;\,3;\,4;\,5;\,6;\,7} \right\}\)hay viết bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp là: \(A = \left\{ {n \in \mathbb{N}|n \le 7} \right\}\) hoặc \(A = \left\{ {n \in \mathbb{N}|n < 8} \right\}.\)

Vậy đáp án đúng là \(A = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7} \right\}.\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho \(A = \left\{ {1;\,2;\,3;\,4} \right\}\) và tập hợp \(B = \left\{ {3;\,4;\,5} \right\}\). Viết tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B?

  • A \(C = \left\{ 5 \right\}\)
  • B \(C = \left\{ {1;\,2;\,5} \right\}\)          
  • C \(C = \left\{ {1;\,2} \right\}\)
  • D \(C = \left\{ {2;\,4} \right\}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xác định các phần tử thuộc tập hợp A, các phần tử thuộc tập hợp B.

Xác định các phần tử thuộc tập hợp A  nhưng không thuộc tập hợp B.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(A = \left\{ {1;\,\,2;\,\,3;\,\,4} \right\},\,\,B = \left\{ {3;\,\,4;\,\,5} \right\}.\)

Tập hợp A gồm các phần tử 1; 2; 3; 4.

Tập hợp B gồm các phần tử: 3; 4; 5.

\( \Rightarrow \) Các phần tử là phần tử của A nhưng không phải là phần tử của B là 1; 2.

Khi đó, ta có tập hợp C gồm hai phần tử là \(\left\{ {1;\,2} \right\}\).

Vậy \(C = \left\{ {1;\,\,2} \right\}\).

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và không vượt quá 12. Viết tập hợp A bằng hai cách.

  • A \(\begin{array}{l}A = \left\{ {4;5;6;7;8;9;10;11;12} \right\}\\A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|3 < x \le 12} \right\}\end{array}\)
  • B \(\begin{array}{l}A = \left\{ {4;5;6;7;8;9;10;11} \right\}\\A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|3 < x < 12} \right\}\end{array}\)
  • C \(\begin{array}{l}A = \left\{ {3;4;5;6;7;8;9;10;11;12} \right\}\\A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|3 \le x \le 12} \right\}\end{array}\)
  • D \(\begin{array}{l}A = \left\{ {3;4;5;6;7;8;9;10;11} \right\}\\A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|3 \le x < 12} \right\}\end{array}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Để viết một tập hợp, ta có thể sử dụng hai cách:

+) Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

+) Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử trong tập hợp.

Lời giải chi tiết:

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

Các số tự nhiên lớn hơn 3 và không vượt quá 12 là: \(4;\,\,5;\,\,\,6;\,\,\,7;\,\,\,8;\,\,\,9;\,\,\,10;\,\,\,11;\,\,\,12\).

\( \Rightarrow A = \left\{ {4;\,\,\,5;\,\,\,6;\,\,\,7;\,\,\,8;\,\,\,9;\,\,\,10;\,\,\,11;\,\,\,12} \right\}\).

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử trong tập hợp

Số tự nhiên lớn hơn 3 và không vượt quá 12 là số thỏa mãn điều kiện \(3 < x \le 12\).

Vậy \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|3 < x \le 12} \right\}\).

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho dãy số \(7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;\,\,27;\,\,......\)

Câu 1:

Nêu quy luật của dãy số trên.

  • A Số liền sau hơn số liền trước \(5\) đơn vị.
  • B Số liền trước hơn số liền sau \(5\) đơn vị.
  • C Số liền sau hơn số liền trước \(7\) đơn vị.
  • D Số liền trước hơn số liền sau \(7\) đơn vị.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Để viết tập hợp \(A\) cần chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(5 = 12 - 7 = 17 - 12 = 22 - 17 = 27 - 22 = ...\)

Dễ thấy, các phần tử liên tiếp trong dãy số cách nhau \(5\) đơn vị.

Quy luật của dãy số: Số liền sau hơn số liền trước \(5\) đơn vị.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu 2:

Viết tập hợp \(A\) gồm \(15\) số hạng đầu tiên của dãy số đó.

  • A \(A = \left\{ {7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;\,\,27;\,\,34;\,\,41;\,\,48;\,\,55;\,\,62;\,\,69;\,\,76;\,\,83;\,\,90;\,\,97} \right\}.\)
  • B \(A = \left\{ {7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;\,\,27;\,\,32;\,\,37;\,\,42;\,\,47;\,\,52;\,\,57;\,\,62;\,\,67;\,\,72;\,\,77} \right\}.\)
  • C \(A = \left\{ {7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;\,\,27;\,\,32;\,\,37;\,\,42;\,\,52;\,\,62;\,\,67;\,\,72;\,\,77;\,\,82;\,\,92} \right\}.\)
  • D \(A = \left\{ {7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;\,\,27;\,\,32;\,\,42;\,\,52;\,\,62;\,\,72;\,\,82;\,\,92;\,\,102;\,\,112;\,\,122} \right\}.\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Để viết tập hợp \(A\) cần chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Tập hợp \(A\) gồm \(15\) số hạng đầu tiên là: \(A = \left\{ {7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;\,\,27;\,\,32;\,\,37;\,\,42;\,\,47;\,\,52;\,\,57;\,\,62;\,\,67;\,\,72;\,\,77} \right\}.\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho hai tập hợp \(P = \left\{ {m;\,\,n;\,\,c} \right\}\) và \(Q = \left\{ {5;\,\,6;\,\,7} \right\}\). Hãy viết các tập hợp có \(2\) phần tử thuộc tập hợp \(P\) và \(1\) phần tử thuộc tập hợp \(Q\). 

  • A \(\left\{ {m;\,\,n;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {n;\,\,c;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {n;\,\,c;\,\,6} \right\}\\ \left\{ {n;\,\,c;\,\,7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,c;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;c;6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;c;7} \right\}\)
  • B \(\left\{ {m;\,\,n;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {n;\,\,c;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {n;\,\,c;\,\,6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,c;\,\,5;\,\,6;\,\,7} \right\}\\ \left\{ {n;\,\,c;\,\,7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,c;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;c;6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;c;7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,c;\,\,5;\,\,6;\,\,7} \right\}\)
  • C \(\left\{ {m;\,\,n;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {n;\,\,c;\,\,5} \right\}\\ \left\{ {n;\,\,c;\,\,6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {n;\,\,c;\,\,7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,c;\,\,5;\,\,6;\,\,7} \right\}\)
  • D \(\left\{ {m;\,\,n;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,n;\,\,7} \right\}\\ \left\{ {m;\,\,n;\,\,c;\,\,5;\,\,6;\,\,7} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;\,\,c;\,\,5} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;c;6} \right\}\,\,;\,\,\,\left\{ {m;c;7} \right\}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dùng phương pháp liệt kê: Liệt kê các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc nhọn \(\left\{  \ldots  \right\}\), cách nhau bởi dấu chấm phẩy “\(;\)”. Mỗi phần tử trong tập hợp được liệt kê một lần theo thứ tự tùy ý.

Lời giải chi tiết:

Các tập hợp cần tìm là các tập hợp gồm \(3\) phần tử trong đó có \(2\) phần tử thuộc tập hợp \(P\) và \(1\) phần tử thuộc tập hợp \(Q\).

Các tập hợp cần tìm là:

\(\left\{ {m;\,\,n;\,\,5} \right\}\)           \(\left\{ {m;\,\,n;\,\,6} \right\}\)           \(\left\{ {m;\,\,n;\,\,7} \right\}\)

\(\left\{ {n;\,\,c;\,\,5} \right\}\)             \(\left\{ {n;\,\,c;\,\,6} \right\}\)             \(\left\{ {n;\,\,c;\,\,7} \right\}\)

\(\left\{ {m;\,\,c;\,\,5} \right\}\)            \(\left\{ {m;c;6} \right\}\)          \(\left\{ {m;c;7} \right\}\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho tập hợp \(M = \left\{ {12;13;14;15;16} \right\}\) và \(N = \left\{ {14;15;16} \right\}\). Kết  luận nào sau đây là đúng?

  • A \(N \subset M\)            
  • B \(M \subset N\)
  • C \(M \in N\)
  • D \(N \in M\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tất cả phần tử thuộc tập hợp \(A\) thì thuộc tập hợp \(B\). Khi đó, ta có tập hợp \(A\) là tập hợp con của tập hợp \(B\).

Lời giải chi tiết:

Tập hợp \(M = \left\{ {12;13;14;15;16} \right\}\) gồm các phần tử là \(12;\,\,13;\,\,14;\,\,15;\,\,16\).

Tập hợp \(N = \left\{ {14;\,\,15;\,\,16} \right\}\) gồm các phần tử là \(14;\,\,15;\,\,16\).

Ta thấy tất cả các phần tử thuộc tập hợp \(N\) đều thuộc tập hợp \(M\) nên \(N \subset M\).

Vì \(12 \in M\) nhưng \(12 \notin N\) nên  \(M \not\subset N\).

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;3;5;7;9} \right\}\) và \(B = \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}\). Viết tập hợp \(C\) gồm các phần tử thuộc \(B\) nhưng không thuộc \(A\).

  • A \(C = \left\{ {1;\,\,2;\,\,4} \right\}\)
  • B \(C = \left\{ {1;\,\,3;\,\,5} \right\}\)
  • C \(C = \left\{ {7;\,\,9} \right\}\)
  • D \(C = \left\{ {2;\,\,4} \right\}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xác định các phần tử thuộc tập hợp \(A\), các phần tử thuộc tập hợp \(B\).

Xác định các phần tử thuộc tập hợp \(B\)  nhưng không thuộc tập hợp \(A\).

Lời giải chi tiết:

Tập hợp \(A\) gồm các phần tử: \(1;\,\,3;\,\,5;\,\,7;\,\,9\)

Tập hợp \(B\) gồm các phần tử: ..

Các phần tử là phần tử của \(B\) nhưng không phải là phần tử của \(A\) là \(2;\,4\).

Khi đó, ta có tập hợp \(C\) gồm hai phần tử là \(\left\{ {2;\,4} \right\}\).

Vậy \(C = \left\{ {2;\,\,4} \right\}\).

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp đó có bao nhiêu phần tử?

Câu 1:

Tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(15 - x = 7\).

  • A \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}^*|x = 8} \right\}\) Số phần tử: \(8\)
  • B \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|15 - x = 7} \right\}\) Số phần tử: \(1\)
  • C \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|15 - x = 7} \right\}\) Số phần tử: \(8\)
  • D \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}^*|15 - x = 7} \right\}\) Số phần tử: \(2\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Để viết một tập hợp, ta có thể sử dụng hai cách:

+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

+ Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử trong tập hợp 

Lời giải chi tiết:

Gọi \(A\) là tập hợp các số tự nhiên \(x\) mà \(15 - x = 7\).

Suy ra, \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|15 - x = 7} \right\}\).

Ta có:

\(\begin{array}{l}15 - x = 7\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 15 - 7\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 8\end{array}\)

Vậy tập hợp \(A\) có một phần tử là \(8\).

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu 2:

Tập hợp các số tự nhiên \(y\) mà \(19 - y = 21\).

  • A \(B = \left\{ {y \in \mathbb{N}^*|19 - y = 21} \right\}\) Số phần tử: \(2\)
  • B \(B = \left\{ {y \in \mathbb{N}^*|19 - y = 21} \right\}\) Số phần tử: \(1\)
  • C \(B = \left\{ {y \in \mathbb{N}|19 - y = 21} \right\}\) Số phần tử: \(3\)
  • D \(B = \left\{ {y \in \mathbb{N}|19 - y = 21} \right\}\) Không có phần tử nào thỏa mãn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Để viết một tập hợp, ta có thể sử dụng hai cách:

+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

+ Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử trong tập hợp 

Lời giải chi tiết:

Gọi \(B\) là tập hợp các số tự nhiên \(y\) mà \(19 - y = 21\).

Suy ra, \(B = \left\{ {y \in \mathbb{N}|19 - y = 21} \right\}\)

Ta có:

\(19 - y = 21\)

\(\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y = 19 - 21\) (không thỏa mãn)

Vậy không có phần tử nào thỏa mãn điều kiện của tập hợp \(B\).

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tính số phần tử của các tập hợp sau:

Câu 1:

\(A = \left\{ {11;\,\,13;\,\,15; \ldots ;\,\,997;\,\,999} \right\}\)

  • A \(494\)
  • B \(495\)
  • C \(496\)
  • D \(497\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Số phần tử = (Số cuối – số đầu) : Khoảng cách + 1

Lời giải chi tiết:

\(A = \left\{ {11;\,\,13;\,\,15; \ldots ;\,\,997;\,\,999} \right\}\)

Khoảng cách giữa các phần tử thuộc tập hợp \(A\) là \(2\) đơn vị.

Số phần tử của tập hợp \(A\) là:\(\left( {999 - 11} \right):2 + 1 = 495\) (phần tử)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu 2:

\(B = \left\{ {3;\,\,6;\,\,9; \ldots ;\,\,996;\,\,999} \right\}\)

  • A \(331\)
  • B \(332\)
  • C \(333\)
  • D \(334\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Số phần tử = (Số cuối – số đầu) : Khoảng cách + 1

Lời giải chi tiết:

\(B = \left\{ {3;\,\,6;\,\,9; \ldots ;\,\,996;\,\,999} \right\}\)

Khoảng cách giữa các phần tử thuộc tập hợp \(B\) là \(3\) đơn vị.

Số phần tử của tập hợp \(B\) là:\(\left( {999 - 3} \right):3 + 1 = 333\)(phần tử)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Tập hợp \(A = \left\{ {16;\,17;\,...;\,122;\,123} \right\}\)có bao nhiêu phần tử:

  • A \(105\)
  • B \(106\)
  • C \(107\)
  • D \(108\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính số các số hạng của một dãy số.

Số số hạng = (số cuối – số đầu) : khoảng cách giữa các số + 1.

Lời giải chi tiết:

Số phần tử của tập hợp A là : \(\left( {123 - 16} \right):1 + 1 = 108\) (phần tử)

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cho ba tập hợp \(M = \left\{ {1;\,a;\,5;\,8} \right\},\,\,K = \left\{ {4;\,5;\,1} \right\},\)\(L = \left\{ {8;\,1} \right\}\). Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?

  • A \(K \subset M\)
  • B \(L \subset K\)
  • C \(M \subset K\)
  • D \(L \subset M\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa tập hợp con của một tập hợp: Tập hợp A là tập hơn con của tập hợp B nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là các phần tử của tập hợp B.

Lời giải chi tiết:

Vì \(4 \in K\)nhưng \(4 \notin M\) nên K không là tập hợp con của tập hợp M \( \Rightarrow \) đáp án A sai.

Vì \(8 \in L\)nhưng \(8 \notin K\) nên L không là tập hợp con của tập hợp K \( \Rightarrow \) đáp án B sai.

Vì \(8 \in M,\,a \in M\) nhưng \(8 \notin K,\,a \notin K\) nên M  không là tập hợp con của tập hợp K \( \Rightarrow \) đáp án C sai.

Vì \(8 \in L,\,\,\,1 \in L\) và \(8 \in M,\,1 \in M\) nên L là tập hợp con của tập hợp M  \( \Rightarrow \) đáp án D đúng.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho tập hợp \(K = \left\{ {12;\,15;\,18;\,21;...;\,111;\,114;\,117} \right\}\)

Câu 1:

Tính số phần tử của tập hợp K

  • A \(35\)
  • B \(36\)
  • C \(37\)
  • D \(38\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Số phần tử = (Số cuối – số đầu) : Khoảng cách + 1

Lời giải chi tiết:

\(K = \left\{ {12;\,\,15;\,\,18;\,\,21;\,\,.....;\,\,111;\,\,\,114;\,\,117} \right\}\)

Ta nhận thấy khoảng cách giữa các phần tử của tập hợp K là 3 đơn vị.

Vậy số phần tử của tập hợp K là: \(\left( {117 - 12} \right):3 + 1 = 36\) (phần tử).

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu 2:

Tính tổng \(M = 12 + 15 + 18 + 21 + ... + 114 + 117\)

  • A \(2320\)
  • B \(4644\)
  • C \(4640\)
  • D \(2322\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tổng các số hạng = (số cuối + số đầu) x số số hạng : 2.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(M = 12 + 15 + 18 + 21 + .... + 114 + 117\) chính là tổng các phần tử của tập hợp K.

 \( \Rightarrow M = \left( {117 + 12} \right).36:2 = 2322\).         

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho A là tập hợp 5 số tự nhiên đầu tiên, B là tập hợp 3 số lẻ đầu tiên

Câu 1:

Xác định A, B bằng cách liệt kê phần tử

  • A \(A = \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}\,\,;\,\,\,B = \left\{ {1;3;5} \right\}\)
  • B \(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}\,\,;\,\,\,B = \left\{ {1;3;5} \right\}\)
  • C \(A = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\,\,;\,\,\,B = \left\{ {1;3;5} \right\}\)
  • D \(A = \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}\,\,;\,\,\,B = \left\{ {1;2;3} \right\}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng cách viết tập hợp bằng cách liệt kê phần tử.

Lời giải chi tiết:

Tập hợp A gồm 5 chữ số tự nhiên đầu tiên là: \(A = \left\{ {0;\,\,\,1;\,\,\,2;\,\,\,3;\,\,\,4} \right\}.\)

Tập hợp B gồm 3 số lẻ đầu tiên là: \(B = \left\{ {1;\,\,\,3;\,\,\,5} \right\}.\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu 2:

Viết tập hợp M sao cho \(B \subset M,\,M \subset A\). Có bao nhiêu tập hợp như vậy?

  • A \(M = \left\{ {1;3;5} \right\}\)
  • B \(M = \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}\)
  • C \(M = \left\{ {1;2;3;5} \right\}\)
  • D Không có tập hợp \(M\) thỏa mãn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa của tập hợp con.

Xác định các phần tử thuộc B, các phần tủ thuộc B. Sau đó tìm các phần tử thỏa mãn điều kiện của đề bài.

Lời giải chi tiết:

Do \(B \subset M\)nên M sẽ có ít nhất 3 phần tử 1; 3; 5.

Do \(M \subset A\) nên các phần tử của M đều thuộc tập hợp A.

Ta có: \(5 \in M\)nhưng \(5 \notin A\) nên M không thể tập hợp con của A. (mâu thuẫn)

Do đó không có tập hợp M nào thỏa mãn điều kiện đề bài.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho dãy số \(2;\,\,7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;...\)

Câu 1:

Nêu quy luật của dãy số trên.

  • A Đây là dãy số cách đều với khoảng cách \(3\) đơn vị.
  • B Đây là dãy số cách đều với khoảng cách \(5\) đơn vị.
  • C Đây là dãy số cách đều với khoảng cách \(4\) đơn vị.
  • D Đây là dãy số cách đều với khoảng cách \(6\) đơn vị.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xét khoảng giữa hai số đứng liền kề.

Lời giải chi tiết:

Xét dãy số \(2;\,\,7;\,\,12;\,\,17;\,\,22;...\)

Quy luật của dãy số: Đây là dãy số cách đều với khoảng cách \(5\) đơn vị.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu 2:

Viết tập hợp \(B\) gồm \(5\) số hạng liên tiếp của dãy số, bắt đầu từ số hạng thứ năm.

  • A \(22;\,\,25;\,\,28;\,\,31;\,\,34\)
  • B \(27;\,\,32;\,\,37;\,\,42;\,\,47\)
  • C \(22;\,\,27;\,\,32;\,\,37;\,\,42\)
  • D \(22;\,\,26;\,\,30;\,\,34;\,\,38\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tìm số hạng thứ \(100\) của dãy.

Lời giải chi tiết:

Năm số hạng tiếp theo của dãy số là: \(22;\,\,27;\,\,32;\,\,37;\,\,42\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu 3:

Tính tổng \(100\) số hạng đầu tiên của dãy.

  • A \(49900\)
  • B \(24950\)
  • C \(50000\)
  • D \(25000\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

S  = (số cuối + số đầu) . số số hạng : 2

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Số hạng thứ nhất: \(2 + 5.0 = 2\)

Số hạng thứ hai: \(2 + 5.1 = 7\)

Số hạng thứ ba: \(2 + 5.2 = 12\)

Số hạng thứ \(100\) là: \(2 + 5.99 = 497\)

Do vậy, tổng \(100\) số hạng đầu tiên của dãy là: \(\left( {2 + 497} \right).100:2 = 24950\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ có 5 chữ số?

  • A \(45000\)
  • B \(42000\)
  • C \(44000\)
  • D \(44550\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Số phần tử của tập hợp = (số cuối – số đầu) : khoảng cách + 1.

Lời giải chi tiết:

Các số tự nhiên lẻ có 5 chữ số là: 10001; 10003; ….; 99997; 99999

Các số lẻ cách nhau 2 đơn vị nên ta có số các số lẻ có 5 chữ số là: \(\left( {99999 - 10001} \right):2 + 1 = 45000\) số.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close