25 bài tập cơ bản về Tập hợp các số tự nhiênLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Tập hợp các số tự nhiên khác \(0\) là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng khái niệm số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên Lời giải chi tiết: Tập hợp các số tự nhiên khác \(0\) được kí hiệu là \(\mathbb{N}^{*}={1;2;3;...}\) Chọn C. Câu hỏi 2 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần?
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng nội dung thứ tự trong tập hợp số tự nhiên Lời giải chi tiết: Đáp án B sai vì chẳng hạn lấy b = 0 thì 0 không trừ được cho 1 nên\(b - 1 \notin N\). Đáp án C sai vì c + 3 và c + 1 hơn kém nhau 2 đơn vị. Đáp án D sai vì +1 > m > m -1 nên là 3 số giảm dần. Đáp án A đúng vì: Vì hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị nên \(x;x + 1;x + 2\) trong đó \(x \in N\) là ba số tự nhiên liên tiếp. Mà \(x < x + 1 < x + 2\)nên \(x;x + 1;x + 2\) trong đó \(x \in N\) là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần
Chọn A Câu hỏi 3 : Tập hợp các số tự nhiên là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng khái niệm số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên Lời giải chi tiết: Hướng dẫn giải chi tiết: Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N và \(N = \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}\) Chọn C. Câu hỏi 4 : Trong phép chia một số tự nhiên cho 6 số dư có thể bằng:
Đáp án: C Phương pháp giải: Số dư luôn nhỏ hơn số chia. Lời giải chi tiết: Trong phép chia một số tự nhiên cho 6 số dư có thể bằng 1, 2, 3, 4, 5. Chọn C. Câu hỏi 5 : Trong các dạng sau dạng nào không là dạng tổng quát của một số tự nhiên chia cho 5 dư 3?
Đáp án: C Phương pháp giải: Số chi hết cho 5 được viết dưới dạng \(5k\, (k \in N).\) Lời giải chi tiết: Ta thấy : \(5a + 3 \, (a \in N)\); \(5k + 3 \, (k \in N)\) ; \(3 + 5q \, (q \in N)\); là dạng tổng quát của một số tự nhiên chia cho 5 dư 3 . \(3x + 5 \, (x \in N)\)là dạng tổng quát của một số tự nhiên chia cho 3 dư 5. Chọn C. Câu hỏi 6 : A là tập hợp các số tự nhiên khác 0 nhỏ hơn 5 thì \({\rm{A}}\,{\rm{ = }}\,{\rm{?}}\)
Đáp án: B Phương pháp giải: Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp. Lời giải chi tiết: Các số tự nhiên khác 0 nhỏ hơn 5 là: 1; 2; 3; 4. Do đó tập hợp A là \(A = \left\{ {1;\,2;\,3;\,4} \right\}\). Chọn B. Câu hỏi 7 : Cho tập hợp \(M = \left\{ {x \in {\mathbb{N}^*}|x < 5} \right\}\). Chọn phương án đúng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Liệt kê các phần tử thỏa mãn điều kiện của tập hợp M. Lời giải chi tiết: Các số tự nhiên khác 0 nhỏ hơn 5 là: 1; 2; 3; 4. Vậy tập hợp M là: \(M = \left\{ {1;\,2;\,3;\,4} \right\}\) Chọn C. Câu hỏi 8 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {3\,;\,\,5\,;\,\,7} \right\}\). Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng:
Đáp án: A Phương pháp giải: Xem lại cách kí hiệu các phần tử thuộc tập hợp hoặc không thuộc tập hợp; cách kí hiệu tập hợp con. Lời giải chi tiết: +) Cách viết \(\left\{ {5\, ;\,\,7} \right\} \subset A\) đúng. +) Cách viết \(\left\{ {\,7} \right\} \in A\) sai, cách viết đúng là \(\left\{ {\,7} \right\} \subset A\). +) Cách viết \(7 \subset A\) sai, cách viết đúng là \(7 \in A\) +) Cách viết \(\left\{ {3\,;\,\,7} \right\} \in A\) sai, cách viết đúng là \(\left\{ {3\,;\,\,7} \right\} \subset A\). Chọn A. Câu hỏi 9 : Cho \(M = {\rm{\{ }}8;12;14\} \), trong các cách viết sau, cách viết nào đúng?
Đáp án: B Phương pháp giải: - Xem lại cách kí hiệu các phần tử thuộc tập hợp hoặc không thuộc tập hợp; cách kí hiệu tập hợp con. Lời giải chi tiết: - Cách viết \(14 \subset M\) là sai, cách viết đúng là \(14 \in M\). - Cách viết \({\rm{\{ }}8;12\} \subset M\) là đúng. - Cách viết \(12 \notin M\) là sai, cách viết đúng là \(12 \in M\). - Cách viết \({\rm{\{ }}8\} \in M\) là sai, cách viết đúng là \({\rm{\{ }}8\} \subset M\). Chọn B. Câu hỏi 10 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {0;\,2;\,4;\,6;\,8} \right\}\), có bao nhiêu phần tử của tập hợp A thuộc tập hợp \({\mathbb{N}^*}\)?
Đáp án: C Phương pháp giải: Đếm số phần tử khác 0 của tập hợp A. Chú ý: 0 là số tự nhiên thuộc tập hợp \(\mathbb{N}\) nhưng không thuộc tập hợp \({\mathbb{N}^*}.\) Lời giải chi tiết: Ta thấy \({\mathbb{N}^*}\) là tập hợp các số tự nhiên khác 0. Do đó 4 phần tử 2; 4; 6; 8 của tập hợp A thuộc tập hợp \({\mathbb{N}^*}\). Chọn C. Câu hỏi 11 : Cho tập hợp \(A = {\rm{\{ x}} \in {\rm{N| 3 < }}\,{\rm{x}}\, \le \,15\} \)có số phần tử là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Liệt kê phần tử, hoặc dùng tính chất của dãy các đều, tính số phần tử của tập hợp. Trong trường hợp này có thể liệt kê vì số phần tử nhỏ. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}A = \left\{ {x\, \in N|\,3 < x \le 15} \right\}\\ \Rightarrow x \in \left\{ {4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15} \right\}\end{array}\)
Đếm số phần tử trong tập hợp A, ta thấy A gồm 12 phần tử. Chọn C Câu hỏi 12 : Số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện 0(x - 4) = 0 . Số x bằng:
Đáp án: D Phương pháp giải: Mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0. Lời giải chi tiết: Vì \(0(x - 4) = 0 \) và \(x \in N\) nên \(x - 4 \ge 0 \Rightarrow x \ge 0 + 4 = 4\) Vậy x là số tự nhiên bất kì lớn hơn hoặc bằng 4. Chọn D. Câu hỏi 13 : Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào tính chất của các phép tính trên tập số tự nhiên để chọn đáp án đúng. Lời giải chi tiết: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ. Suy ra khẳng định A sai. Trong phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ số chia. Suy ra khẳng định C sai. Trong phép chia có dư số dư khác 0. Suy ra khẳng định D sai. Số chia bao giờ cũng khác 0. Chọn B. Câu hỏi 14 : Tính nhanh: \(12.53 + 53.172 - 53.84\)
Đáp án: A Phương pháp giải: Nhóm nhân tử chung sau đó tính nhanh biểu thức. Lời giải chi tiết: \(\eqalign{ & \,\,12.53 + 53.172 - 53.84 \cr& = 53.\left( {12 + 172 - 84} \right) \cr& = 53.100 \cr & = 5300 \cr} \) Câu hỏi 15 : Cho tập hợp\(A = \left\{ {x \in N|2 < x \le 7} \right\}\) . Kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào tính chất đặc trưng của tập hợp Lời giải chi tiết: Trong cách viết \(A = \left\{ {x \in N|2 < x \le 7} \right\}\), ta chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A đó là x > 2 và \(x \le 7\) . Do đó 2 không là phần tử của tập A. Chọn C Câu hỏi 16 : Tính nhanh: \({\rm{ }}3 + 7 + 11 + 15 + ... + 99\)
Đáp án: C Phương pháp giải: Nhóm nhân tử chung sau đó tính nhanh biểu thức. Lời giải chi tiết: Số số hạng của tổng là: \(\left( {99 - 3} \right):4 + 1 = 25\) Do đó: \(\eqalign{ & 3 + 7 + 11 + ... + 99 \cr & = \left( {99 + 3} \right).25:2 \cr & = 1275 \cr} \) Câu hỏi 17 : Viết tập hợp A các tháng (dương lịch) có 30 ngày:
Đáp án: B Phương pháp giải: Chỉ ra các tháng có 30 ngày. Sau đó có thể sử dụng một trong hai cách viết tập hợp: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử thuộc tập hợp để viết tập hợp A. Lời giải chi tiết: Các tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11. Do đó ta có: \(A = \left\{ {4,6,9,11} \right\}\) Chọn B Câu hỏi 18 : Cho dãy số \(2;7;12;17;22;...\) a) Nêu quy luật của dãy số trên b) Viết tập hợp B gồm 5 số hạng liên tiếp của dãy số đó, bắt đầu từ số hạng thứ 5. c) Tính tổng 100 số hạng đầu tiên của dãy.
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng cách liệt kê các phần tử của tập hợp để viết tập hợp, công thức tính số số hạng của 1 dãy số cách đều (số cuối – số đầu) : khoảng cách+1 Lời giải chi tiết: a) Quy luật: Dãy số cách đều với khoảng cách 5 b) \(B = \left\{ {22;27;32;37;42} \right\}\). c) Gọi số hạng thứ 100 của dãy là x . Ta có: \(\eqalign{& \left( {x - 2} \right):5 + 1 = 100 \cr & \left( {x - 2} \right):5 = 100 - 1 \cr & \left( {x - 2} \right):5 = 99 \cr & x - 2 = 99.5 \cr & x - 2 = 495 \cr & x = 495 + 2 \cr & x = 497 \cr} \) Do vậy tổng 100 số hạng đầu tiên của dãy là \(\left( {2 + 497} \right).100:2 = 24950.\)
Câu hỏi 19 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in N|5 < x < 50,x \vdots 15} \right\}\) . Các phần tử của \(A\) là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào phương pháp viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử Lời giải chi tiết: Theo đề bài trong khoảng từ 5 đến 50 các số chia hết cho 15 là: 15,30,45. Do đó \(A = \left\{ {15,30,45} \right\}\). Chọn A. Câu hỏi 20 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|\,\,2 < x \le 8} \right\}.\) Kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào tính chất đặc trưng của tập hợp Lời giải chi tiết: Trong cách viết , ta chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A đó là \(x > 2\) và \(x \le 8\) . Do đó 2 không là phần tử của tập A. Tập A còn có cách viết: \(A = \left\{ {3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8} \right\} \Rightarrow A\) có 6 phần tử nên đáp án B đúng. Chọn C. Câu hỏi 21 : Cho tập hợp \(A = {\rm{\{ x}} \in \mathbb{Z}{\rm{ |}} - 3 < x < 3{\rm{\} }}\), số phần tử của A là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử sau đó đếm số phần tử của tập hợp A. Lời giải chi tiết: Ta có: A = {–2 ; –1; 0 ; 1; 2}. Vậy tập hợp A có 5 phần tử. Chọn B. Câu hỏi 22 : Khi yêu cầu viết tích 16.3.7 thành tích của ba số khác nhau một học sinh đã viết các kết quả sau, em hãy chỉ ra kết quả không đúng?
Đáp án: A Phương pháp giải: Phân tích biểu thức \(16.3.7\) thành tích của các số nguyên tố sau đó lựa chọn đáp án đúng. Lời giải chi tiết: Ta thấy: \(16.3.7=21.2.8=12.14.2=6.7.8=336\) nên cả ba đáp án B, C, D đều đúng. Mà \(6.4.27 = 548 \ne 336 = 16.3.7\) nên kết quả kết quả phân tích không đúng là \(6.4.27\) Chọn A. Câu hỏi 23 : Số tự nhiên nhỏ nhất là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Tập hợp số tự nhiên: \(\mathbb{N} = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,.......} \right\}\) Lời giải chi tiết: Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử, số bé nhất là số 0 và không có số lớn nhất. Chọn D. Câu hỏi 24 : Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau
Đáp án: C Phương pháp giải: Tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) là tập hợp các số tự nhiên khác 0. Tập hợp \(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên. Lời giải chi tiết: Do tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) là tập hợp các số tự nhiên khác 0 nên \(0 \notin {\mathbb{N}^*}\). \( \Rightarrow \) Số \(0 \in \mathbb{N}\) nhưng không thuộc \({\mathbb{N}^*}\) \( \Rightarrow \) đáp án A, B đúng. Do \({\mathbb{N}^*} \subset \mathbb{N}\) nên không có số tự nhiên nào thuộc \({\mathbb{N}^*}\) mà không thuộc \(\mathbb{N}\) \( \Rightarrow \) đáp án C sai. Tập hợp \(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên nên \(8 \in \mathbb{N}\) \( \Rightarrow \) đáp án D đúng. Chọn C. Câu hỏi 25 : Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số sao cho: Câu 1: Chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục.
Đáp án: B Phương pháp giải: Viết phần tử bằng một trong hai cách sao cho các phần tử thỏa mãn đề bài: Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp. Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. Lời giải chi tiết: Chữ số hàng chục và hàng đơn vị của các số cần lập được chọn từ các chữ số tự nhiên: \(A = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8;\,\,9} \right\}\) Các số tự nhiên có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục là: 12; 24; 36; 48. Vậy tập hợp cần tìm là \(B = \left\{ {12;\,\,\,24;\,\,\,36;\,\,\,48} \right\}.\) Chọn B. Câu 2: Chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 4.
Đáp án: C Phương pháp giải: Viết phần tử bằng một trong hai cách sao cho các phần tử thỏa mãn đề bài: Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp. Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. Lời giải chi tiết: Chữ số hàng chục và hàng đơn vị của các số cần lập được chọn từ các chữ số tự nhiên: \(A = \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8;\,\,9} \right\}\) Trong tập hợp A, các cặp số cách nhau 4 đơn vị là: \(\left\{ {0;\,\,4} \right\},\,\,\left\{ {1;\,\,5} \right\},\,\,\left\{ {2;\,\,6} \right\},\,\,\left\{ {3;\,\,7} \right\},\,\,\,\left\{ {4;\,\,8} \right\},\,\,\,\left\{ {5;\,\,9} \right\}.\) \( \Rightarrow \) Các số tự nhiên có hai chữ số mà hàng đơn vị nhỏ hơn hàng chục là 4 là: 40; 51; 62; 73; 84; 95. Vậy tập hợp cần tìm là \(C = \left\{ {40;\,\,51;\,\,62;\,73;\,\,\,84;\,\,95} \right\}.\) Chọn C. Quảng cáo
|