20 câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của kim loại có lời giảiLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nhớ các kim loại tan trong nước Khi Nào Cần tức K, Na, Ca phản ứng với nước ở đk thường Đáp án B Câu hỏi 2 : Các cặp chất sau, cặp chất nào xảy ra phản ứng:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ag, Cu đứng sau hidro trong dãy điện hóa do đó không phản ứng với axit không có tính oxi hóa => loại B, D Au không tan trong axit, tan trong dd nước cường toan => loại C Đáp án A Câu hỏi 3 : Những kim loại nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl :
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A sai vì Cu không phản ứng B sai vì Ag và Au không phản ứng C đúng D sai vì Cu không phản ứng Đáp án C Câu hỏi 4 : Kim loại nào trong các kim loại sau không tác dụng với oxi
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trong các kim loại trên chỉ có Au không phản ứng với O2 vì Au khá trơ về mặt hóa học. Nó chỉ phản ứng với ozon (O3) Còn các chất còn lại có khả năng phản ứng với O2 tạo ra các oxit là Na2O, CuO và Fe3O4 Đáp án A Câu hỏi 5 : Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu tạo ra chất khí nào trong các chất khí sau:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khi cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + H2O + SO2 Vì Cu không phải là kim loại có tính khử mạnh như Zn hay Mg nên không tạo được H2S Đáp án B Câu hỏi 6 : oxi không tác dụng với kim loại:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: O2 không tác dụng với Ag kể cả nhiệt độ cao Đáp án C Câu hỏi 7 : Kim loại Cu có thể phản ứng được với:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Kim loại Cu có thể phản ứng được với H2SO4 đặc, nóng Đáp án C
Câu hỏi 8 : Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A. CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu B. 3 CuCl2+ 2Al→ 2AlCl3 +3Cu C. NaOH + Fe không phản ứng D. 2NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2 Đáp án C Câu hỏi 9 : Cho Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất khí nào sau đây?
Đáp án: B Phương pháp giải: Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học phản ứng với axit sinh ra muối và khí H2. Lời giải chi tiết: \(Zn + {H_2}S{O_4} \to Zn{\rm{S}}{O_4} + {H_2}\) Đáp án B Câu hỏi 10 : Ngâm một viên kẽm sạch trong dd CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Kẽm đứng trước Cu trong dãy điện hóa do đó đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối. Hiện tượng quan sát được là: viên kẽm bị hòa tan dần, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. PTHH: Zn + CuSO4 → Cu↓(đỏ) + ZnSO4 (dd màu xanh lam) (dd không màu) Đáp án B Câu hỏi 11 : Có các phản ứng sau: a. HCl + (A) → MgCl2 + H2 b. AgNO3 + (B) → Cu(NO3)2 + Ag c. S + (C) → K2S d. (D) + Cl2 → ZnCl2 (A), (B), (C), (D) lần lượt là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: HCl + (A) → MgCl2 + H2 => A là Mg AgNO3 + (B) → Cu(NO3)2 + Ag => B là Cu S + (C) → K2S => C là K(D) + Cl2 → ZnCl2 => D là Zn Đáp án C Câu hỏi 12 : Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho: a/ kẽm vào dung dịch đồng clorua. b/ đồng vào dung dịch bạc nitrat. c/ kẽm vào dung dịch magie clorua. d/ nhôm vào dung dịch đồng clorua. Viết các PTHH nếu có. Phương pháp giải: Hiện tượng quan sát được: Sự đổi màu dung dịch, có khí thoát ra hay không, khí có màu hay không có màu, có xuất hiện kết tủa không, kết tủa màu gì… => hiện tượng quan sát được là những gì mà quan sát được bằng mắt thường. Lời giải chi tiết: a/ Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dd nhạt dần PTHH: CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu b/ Có chất rắn màu xám bám vào bề mặt đồng, màu của dd xanh dần. PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag c/ Không có htượng xảy ra và không có pứ (Vì Zn hđhh yếu hơn Mg). d/ Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh của dd nhạt dần. PTHH: 3CuCl2 + 2Al → 2AlCl3 + 3Cu Câu hỏi 13 : Hiện tượng nào sau đây không đúng khi cho lá đồng vào dung dịch muối bạc nitrat:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khi nhũng lá đồng vào dung dịch AgNO3 thì Cu + 2AgNO3 →2 Ag + Cu(NO3)2 Hiện tượng sảy ra là : dung dịch chuyển sang màu xanh do muối Cu2+ ( A đúng) Lá đồng tan dần ( B đúng), và có kim loại bạc bám quanh thanh đồng ( D đúng ) Vậy C sai Đáp án C Câu hỏi 14 : Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ? Phương pháp giải: Khi cho Na vào dd CuSO4 thì Na sẽ phản ứng với H2O có trong dd trước. Lời giải chi tiết: Hiện tượng: có khí không màu thoát ra, thu được kết tủa xanh đậm. 2 Na + 2H2O → 2NaOH + H2 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4 (kết tủa màu xanh) Câu hỏi 15 : Khi cho vài viên kẽm vào dung dịch CuSO4 để yên vài phút ta hiện tượng gì xảy ra?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khi cho viên kẽm vào dung dịch CuSO4 thì xảy ra phản ứng Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu Hiện tượng : có một lớp màu nâu đỏ (Cu) bám quanh viên kẽm Đáp án B Câu hỏi 16 : Kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội : Fe Đáp án C Câu hỏi 17 : Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại hoạt động trung bình Đáp án C Câu hỏi 18 : Có 4 kim loại là: Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Không có kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên Đáp án D Câu hỏi 19 : Hoàn thành các phản ứng sau a. Zn + S → ? b. ? + Cl2 → AlCl3 c. ? + ? → MgO d. R + ? → R2(SO4 )3 + ? e. Mg + ? → ? + Ag Phương pháp giải: Chất tham gia phản ứng có nguyên tố nào thì sản phẩm tạo thành phải có nguyên tố đó. Sản phẩm có nguyên tố nào thì ở chất tham gia phản ứng phải có nguyên tố đó => từ đó phán đoán được sản phẩm và chất tham gia phản ứng còn thiếu để điền vào. Lời giải chi tiết: a. Zn +S → ZnS b. Al + Cl2 → AlCl3 c. 2Mg + O2 → MgO d. 2R + 3 H2SO4 → R2(SO4)3 + 3H2 e. Mg + 2 AgCl → MgCl2 + 2Ag Câu hỏi 20 : Viết PTHH cho những chuyển đổi hóa học sau:
Phương pháp giải: Ghi nhớ tính chất hóa học của kim loại Mg Lời giải chi tiết: (1) Mg + 2HCl →MgCl2 + H2 (2) 2Mg + O2 →2MgO (Đk: nhiệt độ) (3) Mg +H2SO4 →MgSO4 + H2 (4) Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu (5) Mg + S → MgS (Đk: nhiệt độ) Quảng cáo
|