20 bài tập tổng hợp về Hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a khác 0)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Cho đường thẳng \(d:y = (m - 2)x + n\). Giá trị của m,n để  đi qua E(1;- 2) và F(3; - 4) là:

  • A \({{ - 1} \over 2};2\)
  • B \({{ - 1} \over 2}; - 1\)
  • C 1; - 1
  • D \({1 \over 2};{1 \over 2}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiến thức được học: Điểm \(({x_0};{y_0})\) thuộc ĐTHS  \(y = {\rm{ax}} + b \Leftrightarrow {\rm{a}}{{\rm{x}}_0} + b = {y_0}\)

- Giải hệ phương trình tìm nghiệm

Lời giải chi tiết:

d đi qua \(E \Rightarrow E\) thuộc  \(d \Leftrightarrow (m - 2)1 + n =  - 2(1)\)

d đi qua \(E \Rightarrow E\) thuộc  \(d \Leftrightarrow (m - 2)3 + n =  - 4(2)\)

Từ (1) và (2) suy ra m = 1; n = - 1.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đường thẳng y = ax + b đi qua 2  điểm M(- 3; 2) và N(1; - 1) là:

  • A \(y =  - {3 \over 4}x + {1 \over 4}\)
  • B \(y =  - {3 \over 4}x - {1 \over 4}\)
  • C \(y =  - {2 \over 3}x + {1 \over 4}\)
  • D \(y =  - {3 \over 4}x + 1\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiến thức: Điểm \(({x_0};{y_0})\) thuộc ĐTHS  \(y = {\rm{ax}} + b \Leftrightarrow {\rm{a}}{{\rm{x}}_0} + b = {y_0}\)

- Giải hệ phương trình tìm nghiệm

Lời giải chi tiết:

Gọi \(d:y = {\rm{ax}} + b\) đi qua 2 điểm M(- 3; 2) và N(1; - 1) 

M thuộc  \(d \Leftrightarrow  - 3a + b = 2(1)\)

N thuộc \(d \Leftrightarrow 1.a + b =  - 1(2)\)

Từ (1) và (2) suy ra  \(m = {{ - 3} \over 4};n =  - {1 \over 4}\)

Vậy \(y =  - {3 \over 4}x - {1 \over 4}\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đường thẳng đi qua M(0; 4)  và vuông góc với đường thẳng \(d':x - 3y - 7 = 0\) có phương trình là: 

 

  • A y + 3x – 4 = 0 
  • B y + 3x + 4 = 0 
  • C 3y – x + 12 = 0 
  • D 3y – x - 12 = 0 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiến thức: Điểm \(({x_0};{y_0})\) thuộc ĐTHS  \(y = {\rm{ax}} + b \Leftrightarrow {\rm{a}}{{\rm{x}}_0} + b = {y_0}\)

-  \(d \bot d' \Leftrightarrow a.a' =  - 1\)

Lời giải chi tiết:

Gọi đường thẳng cần tìm là d: ax + b.

Ta có  \(d':x - 3y - 7 = 0 \Leftrightarrow y = {1 \over 3}x - {7 \over 3}\)

d vuông góc với d’  nên ta có \(a.{1 \over 3} =  - 1 \Leftrightarrow a =  - 3\)

d đi qua M(0 ; 4) nên: \( - 3.0 + b = 4 \Leftrightarrow b = 4\)

\( \Rightarrow d:y =  - 3{\rm{x}} + 4 \Leftrightarrow 3x + y - 4 = 0\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho đường thẳng \(d:y =  - a{\rm{x}} + 2017\) song song với đường phân giác của góc phần tư thứ I và thứ III thì hệ số a của đường thẳng d là: 

  • A 1
  • B - 1
  • C 0
  • D - 2017

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Nhớ lại kiến thức tia phân giác của góc phần tư thứ I và thứ III

-  \(d//d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Phương trình đường thẳng d’  là phân giác góc phần tư thứ I và thứ III là: d’ : y = x

Ta có  \(d//d' \Rightarrow  - a = 1 \Leftrightarrow a =  - 1\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho đường thẳng d vuông góc với \(d':y =  - {1 \over 3}{\rm{x}}\) và d đi qua P(1; - 1) . Khi đó phương trình đường thẳng d là: 

  • A y = 3x - 4         
  • B y = 3x + 4         
  • C y = 3x - 2        
  • D Đáp án khác

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiếm thức: Điểm \(({x_0};{y_0})\) thuộc ĐTHS  \(y = {\rm{ax}} + b \Leftrightarrow {\rm{a}}{{\rm{x}}_0} + b = {y_0}\)

-  \(d \bot d' \Leftrightarrow a.a' =  - 1\)

Lời giải chi tiết:

Đường thẳng d vuông góc với đường thẳng \(d' \Rightarrow a.{{ - 1} \over 3} =  - 1 \Leftrightarrow a = 3\)

d đi qua  \(P \Rightarrow 3.1 + b =  - 1 \Leftrightarrow b =  - 4\)

\( \Rightarrow d:y = 3x – 4\)

Chọn A. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho đường thẳng y = ax + b biết \(d//d':y =  - 3x + 5\) và đi qua điểm A thuộc  \(\left( P \right):y = {1 \over 2}{x^2}\) và điểm A có hoành độ là - 2 . Tìma, b?

  • A a = -3; b = - 4
  • B a = 3; b = 4
  • C a = -3; b = 4
  • D a = -3; b = - 2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiến thức: Điểm thuộc đồ thị hàm số.

-  \(d//d' \Leftrightarrow \left\{ \matrix{a = a' \hfill \cr b \ne b' \hfill \cr}  \right.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có A thuộc (P) nên ta có:  \({y_A} = {1 \over 2}{( - 2)^2} = 2 \Rightarrow A( - 2;2)\)

\(d//d' \Rightarrow \left\{ \matrix{a =  - 3 \hfill \cr b \ne 5 \hfill \cr}  \right.\)

Lại có A cũng thuộc đường thẳng \(d \Rightarrow  - 3( - 2) + b = 2 \Leftrightarrow b =  - 4\) (t/m).

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho đường thẳng y = ax + b vuông góc với đường thẳng \(d':y =  - {1 \over 2}x\) và d đi qua P(- 1 ; 2) . Khi đó giá trị của a, b là : 

  • A a = 2; b = 4    
  • B a = - 2; b = 4    
  • C a =  2; b = - 4    
  • D a = - 2; b = - 4    

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiến thức: Điểm \(({x_0};{y_0})\) thuộc ĐTHS  \(y = {\rm{ax}} + b \Leftrightarrow {\rm{a}}{{\rm{x}}_0} + b = {y_0}\)

-  \(d \bot d' \Leftrightarrow a.a' =  - 1\)

Lời giải chi tiết:

Đường thẳng y = ax + b vuông góc với đường thẳng \(d':y =  - {1 \over 2}x\)

\( \Rightarrow a.{{ - 1} \over 2} =  - 1 \Leftrightarrow a = 2\)

d đi qua  \(P\left( { - 1;2} \right) \Rightarrow 2( - 1) + b = 2 \Leftrightarrow b = 4\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho (P): \(y = {x^2}\) và đường thẳng \(d':y = 2x + 1\). Phương trình đường thẳng d // d’ và d tiếp xúc (P)  là:

  • A y = 2x - 1         
  • B y = 2x + 1         
  • C y = -  2x - 1         
  • D Đáp án khác

Đáp án: A

Phương pháp giải:

-  \(d//d' \Leftrightarrow \left\{ \matrix{a = a' \hfill \cr b \ne b' \hfill \cr}  \right.\)

- d tiếp xúc (P)  khi và chỉ khi phương trình hoành độ giao điểm của d và (P) có nghiệm kép. 

Lời giải chi tiết:

Gọi d: y = ax + b

\(d//d':y = 2x + 1 \Rightarrow \left\{ \matrix{a = 2 \hfill \cr b \ne 1 \hfill \cr}  \right.\)

d : 2x + b tiếp xúc với (P)  suy ra phương trình \({x^2} = 2x + b\) có nghiệm kép

\( \Leftrightarrow {x^2} - 2x - b = 0\) có nghiệm kép

\( \Leftrightarrow \Delta ' = 0 \Leftrightarrow 1 + b = 0 \Leftrightarrow b =  - 1\)

Vậy \(d:y = 2x - 1.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho tam giác ABC có đường thẳng \(BC:y =  - {1 \over 3}x + 1\) và A(1; 2) . Viết phương trình đường cao AH của tam giác ABC . 

  • A \(y = 3x - {2 \over 3}\)
  • B \(y = 3x + {2 \over 3}\)
  • C y = 3x + 2
  • D Đáp án khác

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức

-  \(d \bot d' \Leftrightarrow a.a' =  - 1\)

- Điểm thuộc đường thẳng.

Lời giải chi tiết:

Giả sử  \(AH:y = {\rm{ax}} + b\)

Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH vuông góc với BC nên:  \(a.{{ - 1} \over 3} =  - 1 \Leftrightarrow a = 3\)

Mặt khác AH đi qua A(1 ; 2) nên ta có: \(3.1 + b = 2 \Leftrightarrow b =  - 1\)

Vậy \(AH:y = 3x – 1\)

Chọn D. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho \(\left( P \right):y = {{{x^2}} \over 2}\) và đường thẳng d: 2x - 2. Phương trình đường thẳng \(d' \bot d\) và d’  tiếp xúc (P) là 

 

  • A \(y =  - {1 \over 2}x + {1 \over 8}\)
  • B \(y =   {1 \over 2}x - {1 \over 8}\)
  • C \(y =  - {1 \over 2}x - {1 \over 8}\)
  • D \(y = x - {1 \over 8}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức:

-  \(d \bot d' \Leftrightarrow a.a' =  - 1\)

- d tiếp xúc (P)  khi và chỉ khi phương trình hoành độ giao điểm của d và (P) có nghiệm kép. 

Lời giải chi tiết:

Giả sử d’: ax + b

\(d' \bot d \Rightarrow a.2 =  - 1 \Leftrightarrow a =  - 0,5\)

\(d':y =  - 0,5{\rm{x}} + b\) tiếp xúc với \(\left( P \right) \Leftrightarrow \) phương trình \({1 \over 2}{x^2} =  - 0,5x + b\) có nghiệm kép.

 

\( \Leftrightarrow {x^2} + x - 2b = 0\) có nghiệm kép

\( \Leftrightarrow \Delta  = 0 \Leftrightarrow 1 + 8b = 0 \Leftrightarrow b = {{ - 1} \over 8}\)

Vậy \(d:y =  - {1 \over 2}x - {1 \over 8}.\)

 

Chọn C. 

\( \Leftrightarrow {x^2} + x - 2b = 0\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Gọi \(S\) là tập các giá trị của \(m\) để đường thẳng \(y = mx + 3\) cắt trục \(Ox\) và trục \(Oy\) lần lượt tại \(A\) và \(B\) sao cho tam giác \(AOB\) cân. Tính tổng các phần tử của \(S.\)

  • A \(1.\)
  • B \(3.\)
  • C \( - 1.\)
  • D \(0.\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Tam giác \(OAB\) cân nên sẽ vuông cân tại \(O\).

- Sử dụng định nghĩa hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b\) là \(a = \tan \alpha \), với \(\alpha \) là góc tạo bởi đường thẳng và chiều dương của trục \(Ox\).

Lời giải chi tiết:

Tam giác \(OAB\) cân (gt), lại có \(\Delta OAB\) vuông tại \(O\), suy ra \(\Delta OAB\) vuông cân tại \(O\), do đó đường thẳng \(y = mx + 3\) tạo với chiều dương trục \(Ox\) hoặc góc \({45^0}\), hoặc góc \({135^0}\).

\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}m = \tan {45^0}\\m = \tan {135^0}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m =  - 1\end{array} \right.\) \( \Rightarrow S = \left\{ { - 1;1} \right\}\).

Vậy tổng các phần tử của \(S\) là \( - 1 + 1 = 0\).

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đường thẳng d: y =ax + b đi qua điểm A(2; - 1) và M . Biết M thuộc đường thẳng \(d':2x + y = 3\) và điểm M có hoàng độ bằng 0,5 . Khi đó a, b nhận giá trị là:

  • A a= - 2; b = 3 
  • B a= 2; b = 3 
  • C a=  2; b = - 3 
  • D Đáp án khác

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiếm thức: Điểm \(({x_0};{y_0})\) thuộc ĐTHS \(y = {\rm{ax}} + b \Leftrightarrow {\rm{a}}{{\rm{x}}_0} + b = {y_0}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có  \(M \in d':2x + y = 3 \Rightarrow 2.0,5 + y = 3 \Leftrightarrow y = 2 \Rightarrow M(0,5;2)\)

Ta có  \(A \in d \Leftrightarrow 2.a + b =  - 1(1)\)

\(M \in d \Leftrightarrow 0,5.a + b = 2(2)\)

Từ (1) và (2) suy ra a = - 2; b = 3

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho tam giác ABC có \(BC:y = x + 4\). M, N lần lượt là trung điểm của AB, CA . Viết phương trình đường thẳng MN biết P(1; - 1) thuộc MN .

  • A y = x - 2           
  • B y = - x - 2           
  • C y = - x + 2           
  • D y = - x + 3       

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức:

- Sử dụng kiến thức: Điểm \(({x_0};{y_0})\)  thuộc ĐTHS \(y = {\rm{ax}} + b \Leftrightarrow {\rm{a}}{{\rm{x}}_0} + b = {y_0}\)

-  \(d \bot d' \Leftrightarrow a.a' =  - 1\)

Lời giải chi tiết:

Giả sử  \(MN:y = a{\rm{x}} + b\)

Ta có M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABC

\( \Rightarrow MN//BC:y = x + 4 \Rightarrow \left\{ \matrix{a = 1 \hfill \cr  b \ne 4 \hfill \cr}  \right.\)

P(1 ; - 1) thuộc \(MN \Rightarrow 1.1 + b =  - 1 \Rightarrow b =  - 2\) (t/m)

Vậy \(MN:y = x – 2\)

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho đường thẳng \(BC:x - 4y + 7 = 0\) và M là trung điểm BC . Biết điểm M có hoành độ bằng 1 . Phương trình đường trung trực của BC là: 

  • A \(d:y = 2x + 3\)
  • B \(d:y = 4x + 6\)
  • C \(d:y = - 4x - 6\)
  • D \(d:y = - 4x + 6\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Tìm tọa độ 1 điểm thuộc đường thẳng cho trước.

- Kiến thức đường trung trực của đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng đó tại trung điểm của nó.

Lời giải chi tiết:

Ta có M là trung điểm của BC nên M thuộc BC

\(\eqalign{&  \Rightarrow 1 - 4y + 7 = 0 \Leftrightarrow y = 2 \Rightarrow M(1;2)  \cr & BC:x - 4y + 7 = 0 \Leftrightarrow y = {1 \over 4}x + {7 \over 4} \cr} \)

\(d:y = a{\rm{x}} + b\) là đường trung trực của BC

\( \Rightarrow d \bot BC \Rightarrow a.{1 \over 4} =  - 1 \Leftrightarrow a =  - 4\)

Mặt khác d còn đi qua trung điểm (1; 2) của BC nên ta có: \( - 4.1 + b = 2 \Leftrightarrow b = 6\)

Vậy  \(d:y =  - 4x + 6\)

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho hàm số \(y = \left( {m + 1} \right)x + 6\,\,\,\left( 1 \right)\) với \(m \ne  - 1\)

1) Vẽ đồ thị hàm số \(\left( 1 \right)\) khi \(m = 2.\)

2) Gọi đồ thị của hàm số \(\left( 1 \right)\) là đường thẳng \(\left( d \right),\) tìm \(m\) để đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt đường thẳng \(y = 5x + m - 2\) tại một điểm nằm trên trục tung.

3) Tìm \(m\) để khoảng cách từ gốc tọa độ \(O\) đến đường thẳng \(\left( d \right)\) bằng \(3\sqrt 2 .\)

  • A \(\begin{array}{l}2)\,\,m = 2\\3)\,\,m \in \left\{ {0;2} \right\}\end{array}\)
  • B \(\begin{array}{l}2)\,\,m = 4\\3)\,\,m \in \left\{ {1;2} \right\}\end{array}\)
  • C \(\begin{array}{l}2)\,\,m = 8\\3)\,\,m \in \left\{ {0; - 2} \right\}\end{array}\)
  • D \(\begin{array}{l}2)\,\,m = 0\\3)\,\,m \in \left\{ {1; - 2} \right\}\end{array}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

1) Vẽ đường thẳng trong mặt phẳng Oxy bằng cách xác định hai điểm mà đường thẳng đi qua.

2) Để hai đường thẳng \(\left( d \right):y = ax + b\) và \(\left( {d'} \right):y = a'x + b'\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung thì \(a \ne a'\) và phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng có nghiệm \(x = 0\).

3) Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành và trục tung.

Sau đó sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính khoảng cách.

Lời giải chi tiết:

1) Vẽ đồ thị hàm số \(\left( 1 \right)\) khi \(m = 2.\)

Với \(m = 2\) thì \(y = 3x + 6\)

Vẽ đồ thị hàm số: \(y = 3x + 6:\)

+) Giao điểm \(A\)  của đường thẳng \(y = 3x + 6\) với trục  \(Ox\)  là:

\({y_A} = 0 \Rightarrow 3{x_A} + 6 = 0\, \Rightarrow {x_A} =  - 2\, \Rightarrow A\left( { - 2;0} \right)\)

+) Giao điểm  \(B\) của đường thẳng \(y = 3x + 6\) với trục  \(Oy\)  là:

\({x_B} = 0 \Rightarrow {y_B} = 3{x_B} + 6 = 6\, \Rightarrow B\left( {0;6} \right)\)

+) Vẽ đường thẳng \(y = 3x + 6\) trong mặt phẳng \(Oxy:\)

Ta có đường thẳng \(y = 3x + 6\) đi qua hai điểm \(A\left( { - 2;0} \right);B\left( {0;6} \right)\) nên đường thẳng \(y = 3x + 6\) chính là đường thẳng \(AB.\)

Ta có hình vẽ bên.

2) Gọi đồ thị của hàm số \(\left( 1 \right)\) là đường thẳng \(\left( d \right),\) tìm \(m\) để đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt đường thẳng \(y = 5x + m - 2\) tại một điểm nằm trên trục tung.

Để \(d:\,\,y = \left( {m + 1} \right)x + 6\) cắt đường thẳng \(y = 5x + m - 2\) tại một điểm nằm trên trục tung thì \(m + 1 \ne 5\) và phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng có nghiệm \(x = 0\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m + 1 \ne 5\\\left( {m + 1} \right).0 + 6 = 5.0 + m - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 4\\6 = m - 2\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 4\\m = 8\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 8\,\,\,\left( {tmdk\,\,m \ne  - 1} \right)\end{array}\)

Vậy \(m = 8\) là giá trị cần tìm.

3) Tìm \(m\) để khoảng cách từ gốc tọa độ \(O\) đến đường thẳng \(\left( d \right)\) bằng \(3\sqrt 2 .\)

Đồ thị hàm số \(y = \left( {m + 1} \right)x + 6\) với \(m \ne  - 1\) là đường thẳng cắt \(Ox\) tại điểm \(A'\left( { - \frac{6}{{m + 1}};0} \right)\) và cắt \(Oy\) tại điểm \(B\left( {0;6} \right)\)

Suy ra: \(OA' = \left| {\frac{{ - 6}}{{m + 1}}} \right| = \frac{6}{{\left| {m + 1} \right|}}\) và \(OB = \left| 6 \right| = 6\)

Kẻ \(OH \bot A'B\) tại \(H\) thì \(OH\) chính là khoảng cách từ \(O\) đến đường thẳng \(\left( d \right)\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{OA{'^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{{\left( {3\sqrt 2 } \right)}^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {\frac{6}{{\left| {m + 1} \right|}}} \right)}^2}}} = \frac{1}{{{6^2}}}\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{16}} = \frac{1}{{\frac{{36}}{{{{\left( {m + 1} \right)}^2}}}}} + \frac{1}{{36}} \Leftrightarrow \frac{1}{{18}} = \frac{{{{\left( {m + 1} \right)}^2} + 1}}{{36}}\\ \Leftrightarrow \frac{2}{{36}} = \frac{{{m^2} + 2m + 1 + 1}}{{36}} \Leftrightarrow 2 = {m^2} + 2m + 2\\ \Leftrightarrow {m^2} + 2m = 0 \Leftrightarrow m\left( {m + 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m =  - 2\end{array} \right.\,\,\,\left( {tmdk} \right)\end{array}\)

Vậy \(m \in \left\{ {0; - 2} \right\}\) là giá trị cần tìm.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho hàm số \(y = \left( {m - 1} \right)x - 4\) có đồ thị là đường thẳng \(\left( d \right)\).

a) Tìm \(m\) để đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = 2x + 5\).

b) Vẽ đồ thị hàm số trên với \(m\) tìm được ở câu a.

c) Đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt trục \(Ox\) tại \(A\),  cắt trục \(Oy\) tại \(B\). Tìm \(m\) để tam giác \(OAB\) vuông cân.

  • A \(\begin{array}{l}{\rm{a)}}\,\,m = 1\\{\rm{c)}}\,\,m \in \left\{ {0; - 2} \right\}\end{array}\)
  • B \(\begin{array}{l}{\rm{a)}}\,\,m = 2\\{\rm{c)}}\,\,m \in \left\{ {1;2} \right\}\end{array}\)
  • C \(\begin{array}{l}{\rm{a)}}\,\,m = 3\\{\rm{c)}}\,\,m \in \left\{ {0;2} \right\}\end{array}\)
  • D \(\begin{array}{l}{\rm{a)}}\,\,m = 4\\{\rm{c)}}\,\,m \in \left\{ {1; - 2} \right\}\end{array}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

a) Đường thẳng \(d//d' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.\).

b) Cho lần lượt \(x = 0,y = 0\) tìm tọa độ các điểm đi qua và vẽ đồ thị.

c) Tìm tọa độ \(A,B\).

Để \(\Delta OAB\) vuông cân tại\(O\)\( \Rightarrow OA = OB\)

Lời giải chi tiết:

a) Tìm \(m\) để đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = 2x + 5\).

Đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = 2x + 5\)

 \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 1 = 2\\ - 4 \ne 5\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 3\).

Vậy \(m = 3\) thì thỏa mãn bài toán.

b) Vẽ đồ thị hàm số trên với \(m\) tìm được ở câu a.

Với \(m = 3\), ta có : \(\left( d \right):\,\,y = 2x - 4\).

Cho \(x = 0\) ta được \(y = 2.0 - 4 =  - 4\) nên \(M\left( {0; - 4} \right)\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow 0 = 2x - 4 \Leftrightarrow x = 2\) nên \(N\left( {2;0} \right)\).

Đồ thị hàm số là đường thẳng \(\left( d \right)\) đi qua hai điểm \(\left( {0; - 4} \right)\) và \(\left( {2;0} \right)\)

c) Đường thẳng \(\left( d \right)\) cắt trục \(Ox\) tại \(A\),  cắt trục \(Oy\) tại \(B\). Tìm \(m\) để tam giác \(OAB\) vuông cân.

\(\left( d \right)\) cắt hai trục \(Ox;Oy\) tại \(A,\,\,B\) thì \(m - 1 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 1\).

Cho \(x = 0 \Rightarrow y =  - 4\)\( \Rightarrow B\left( {0; - 4} \right) \Rightarrow OB = \left| { - 4} \right| = 4\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \frac{4}{{m - 1}}\)\( \Rightarrow A\left( {\frac{4}{{m - 1}};0} \right) \Rightarrow OA = \frac{4}{{\left| {m - 1} \right|}}\)

Để \(\Delta OAB\) vuông cân tại\(O\)\( \Rightarrow OA = OB\)

\( \Leftrightarrow \frac{4}{{\left| {m - 1} \right|}} = 4 \Leftrightarrow \left| {m - 1} \right| = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 2\end{array} \right.\,\,\,\left( {tm} \right)\)

Vậy \(m \in \left\{ {0;2} \right\}\).

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho hàm số bậc nhất \(y = \left( {m + 1} \right)x + 2\) có đồ thị \(\left( d \right)\) (\(m\) là tham số và \(m \ne  - 1\))

a) Vẽ \(\left( d \right)\) khi \(m = 0\).

b) Xác định \(m\) để đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = 2x + 1\).

c) Xác định \(m\) để \(\left( d \right)\) cắt hai trục \(Ox,Oy\) tại \(A\) và \(B\) sao cho tam giác \(AOB\) có diện tích bằng \(2\) (đơn vị diện tích).

  • A \(\begin{array}{l}{\rm{b)}}\,\,m = 0\\{\rm{c)}}\,\,\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.\end{array}\)
  • B \(\begin{array}{l}{\rm{b)}}\,\,m = 1\\{\rm{c)}}\,\,\left[ \begin{array}{l}m = 0\\m =  - 2\end{array} \right.\end{array}\)
  • C \(\begin{array}{l}{\rm{b)}}\,\,m = 2\\{\rm{c)}}\,\,\left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 1\end{array} \right.\end{array}\)
  • D \(\begin{array}{l}{\rm{b)}}\,\,m =  - 1\\{\rm{c)}}\,\,\left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 2\end{array} \right.\end{array}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

a)  Đường thẳng \(\left( d \right):y = ax + b\,\left( {a \ne 0} \right)\) đi qua hai điểm có tọa độ \(\left( {0;b} \right),\left( { - \frac{b}{a};0} \right).\)

b) Hai đường thẳng \(\left( d \right):y = ax + b,\,\left( {d'} \right):y = a'x + b'\) song song với nhau khi \(\left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right..\)

c) Tính \(OA,OB \Rightarrow {S_{OAB}} = \frac{1}{2}OA.OB.\)

Lời giải chi tiết:

a) Khi \(m = 0\) ta có \(\left( d \right):\,y = x + 2\)

Với \(x = 0 \Rightarrow y = 2\)

\(x =  - 2 \Rightarrow y = 0\)

Đồ thị hàm số \(y = x + 2\) là đường thẳng \(\left( d \right)\) đi qua hai điểm có tọa độ \(\left( {0;2} \right),\left( { - 2;0} \right)\).

Hình vẽ:

b) Xác định \(m\) để đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = 2x + 1\).

Đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = 2x + 1\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m + 1 = 2\\2 \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 1\)

Kết hợp điều kiện \(m \ne  - 1\) ta có \(m = 1\,\,\left( {tm} \right).\)

Vậy \(m = 1\).

c) Xác định \(m\) để \(\left( d \right)\) cắt hai trục \(Ox,Oy\) tại \(A\) và \(B\) sao cho tam giác \(AOB\) có diện tích bằng \(2\) (đơn vị diện tích)

Do \(m \ne  - 1\) nên không mất tính tổng quát ta giả sử \(\left( d \right)\) cắt \(Ox\) và \(Oy\) như hình vẽ

Vì \(A\) là giao điểm của \(\left( d \right)\) với \(Ox\) nên \(A\left( {x;0} \right) \Rightarrow \left( {m + 1} \right)x + 2 = 0 \Rightarrow x =  - \frac{2}{{m + 1}}\)

Suy ra \(A\left( { - \frac{2}{{m + 1}};0} \right) \Rightarrow OA = \frac{2}{{\left| {m + 1} \right|}}\)

Vì \(B\) là giao điểm của \(\left( d \right)\) với \(Oy\) nên \(B\left( {0;y} \right) \Rightarrow \left( {m + 1} \right).0 + 2 = y \Rightarrow y = 2\)

Suy ra \(B\left( {0;2} \right) \Rightarrow OB = 2\)

Vì \(\Delta OAB\) vuông tại \(O\).

Khi đó: \({S_{\Delta OAB}} = \frac{1}{2}.OA.OB = \frac{1}{2}.\frac{2}{{\left| {m + 1} \right|}}.2 = \frac{2}{{\left| {m + 1} \right|}}\)

Mà \({S_{\Delta OAB}} = 2 \Leftrightarrow \left| {m + 1} \right| = 1\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m + 1 = 1\\m + 1 =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m =  - 2\end{array} \right.\) (thỏa mãn \(m \ne  - 1\))

Vạy \(m = 0\) hoặc \(m =  - 2\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho hàm số \(y =  - 0,5x\) có đồ thị là \(\left( {{d_1}} \right)\) và hàm số \(y = x + 2\) có đồ thị là \(\left( {{d_2}} \right)\)

a) Vẽ đồ thị \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ \(Oxy.\)

b) Xác định hệ số \(a,b\) của đường thẳng \(\left( d \right):y = ax + b\) biết rằng \(\left( d \right)\) song song với \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( d \right)\) cắt \(\left( {{d_2}} \right)\) tại một điểm có tung độ là \( - 3\).

  • A \({\rm{b)}}\,\,a = 0,5\,\,;\,\,b =  - 5,5\)
  • B \({\rm{b)}}\,\,a =  - 0,5\,\,;\,\,b = 5,5\)
  • C \({\rm{b)}}\,\,a =  - 0,5\,\,;\,\,b =  - 5,5\)
  • D \({\rm{b)}}\,\,a = 0,5\,\,;\,\,b = 5,5\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

a) Lập bảng giá trị các điểm đi qua của mỗi đồ thị hàm số và vẽ đồ thị.

b) Sử dụng \(d//d'\) thì \(a = a',b \ne b'\).

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ đồ thị \(\left( {{d_1}} \right)\)\(\left( {{d_2}} \right)\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ \(Oxy.\)

Vẽ \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ \(Oxy\)

Bảng giá trị \(y =  - 0,5x\)

Bảng giá trị \(y = x + 2\)

Đồ thị:

b) Xác định hệ số \(a,b\) của đường thẳng \(\left( d \right):y = ax + b\) biết rằng \(\left( d \right)\) song song với \(\left( {{d_1}} \right)\)\(\left( d \right)\) cắt \(\left( {{d_2}} \right)\) tại một điểm có tung độ là \( - 3\).

Vì \(\left( d \right)//\left( {{d_1}} \right)\) nên \(a =  - 0,5\) và \(b \ne 0.\) Khi đó \(\left( d \right):y =  - 0,5x + b\)

Gọi \(A\left( {{x_0}; - 3} \right)\) là tọa độ giao điểm của \(\left( d \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\)

+\(A\left( {{x_0}; - 3} \right) \in \left( {{d_2}} \right)\) \( \Rightarrow  - 3 = {x_0} + 2 \Rightarrow {x_0} =  - 5\)

+\(A\left( { - 5; - 3} \right) \in \left( d \right)\) \( \Rightarrow  - 3 =  - 0,5.\left( { - 5} \right) + b\) \( \Rightarrow b =  - 5,5\) (TMĐK)

Vậy \(\left( d \right):y =  - 0,5x - 5,5\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho \(M\left( {0;2} \right),N\left( {1;0} \right),P\left( { - 1; - 1} \right)\) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Phương trình đường thẳng AB của tam giác ABC là:

  • A \(y =  - 2x + 3\)
  • B \(y =   2x + 3\)
  • C \(y =  - 2x - 3\)
  • D \(y =   2x - 1\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước

- Nhận xét được MN//AB và AB đi qua trung điểm P 

Lời giải chi tiết:

Giả sử  \(MN:y = {\rm{ax}} + b\)

Ta có N thuộc \(MN \Rightarrow 0 = a.1 + b \Rightarrow a =  - b\)

M thuộc  \(MN \Rightarrow 2 = a.0 + b \Rightarrow b = 2 \Rightarrow a =  - 2\)

Do đó \(MN:y =  - 2{\rm{x}} + 2\)

Vì M, N lần lượt là rung điểm của các cạnh BC, CA của tam giác ABC nên MN là đường trung bình của tam giác \(ABC \Rightarrow MN//AB\)

Suy ra AB có dạng: \(y =  - 2x + b'(b' \ne 2)\)

Vì P là trung điểm của AB nên AB đi qua \(P( - 1; -1)\)

\( \Rightarrow  - 1 =  - 2( - 1) + b' \Leftrightarrow b' =  - 3(t/m)\)

Vậy \(AB:y =  - 2x - 3.\)

Chọn C. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho \(M\left( {0;2} \right),N\left( {1;0} \right),P\left( { - 1; - 1} \right)\) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng AB.

 

  • A \(y = 0,5x + 0,5\)
  • B \(y = 0,5x - 1\)
  • C \(y = 2x - 0,5\)
  • D \(y = 0,5x - 0,5\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Sử dụng kiến thức đường trung bình của tam giác

- Điểm thuộc đường thẳng

Lời giải chi tiết:

Gọi phương trình đường trung trực của AB là \(d:y = mx + n\) và  \(MN:y = ax + b\)

Ta có N thuộc  \(MN \Rightarrow 0 = a.1 + b \Rightarrow a =  - b\)

M thuộc  \(MN \Rightarrow 2 = a.0 + b \Rightarrow b = 2 \Rightarrow a =  - 2\)

Do đó  \(MN:y =  - 2{\rm{x}} + 2\)

Vì M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA của tam giác ABC nên MN là đường trung bình của tam giác \(ABC \Rightarrow MN//AB\)

Vì d là đường trung trực của AB nên \(BC \bot MN \Rightarrow m( - 2) =  - 1 \Leftrightarrow m = {1 \over 2}\)

\( \Rightarrow d:y = {1 \over 2}x + n\)

Vì P là trung điểm của AB nên d  đi qua P

\( \Rightarrow  - 1 = {1 \over 2}( - 1) + n \Leftrightarrow n =  - {1 \over 2}\)

Vậy trung trực của AB là : \(y = {1 \over 2}x - {1 \over 2}\)

Chọn D.

 

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close