50 bài tập thuyết electron - định luật bảo toàn điện tích mức độ nhận biết, thông hiểu

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng.

  • A Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 C.
  • B Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 kg.
  • C Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
  • D êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

  • A hai quả cầu đẩy nhau.                                     
  • B hai quả cầu hút nhau.
  • C không hút mà cũng không đẩy nhau.             
  • D hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

hai quả cầu hút nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì

  • A điện tích của hai quả cầu bằng nhau.
  • B điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.
  • C điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.
  • D hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

điện tích của hai quả cầu bằng nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

    

  • A Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ.
  • B Electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.
  • C Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh bônit.
  • D Prôtôn chuyển từ thanh bônit sang dạ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một thanh bônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-8 C. Tấm dạ sẽ có điện tích

  

  • A -3.10-8 C
  • B -1,5.10-8 C
  • C 3.10-8 C
  • D 0

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại

    

  • A có hai nữa tích điện trái dấu.
  • B tích điện dương.
  • C tích điện âm.                            
  • D trung hoà về điện.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nếu truyền cho quả cầu trung hoà về điện 5.105 electron thì quả cầu mang một điện tích là

  • A 8.10-14 C. 
  • B -8.10-14 C. 
  • C -1,6.10-24 C.   
  • D 1,6.10-24 C.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

  • A  Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;
  • B Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;
  • C  Đặt một vật gần nguồn điện;
  • D Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cọ chiếc vở bút lên tóc sẽ làm nhiễm điện 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

 Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

  • A Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
  • B Chim thường xù lông về mùa rét;
  • C Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;
  • D Sét giữa các đám mây.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chim thường xù lông về mùa rét không lien quan đến nhiễm điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

  • A Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
  • B Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
  • C Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.
  • D Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trong 1 nguyên tử số p = số e

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là

  • A 9
  • B 16
  • C 17
  • D 8

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong 1 nguyên tử số p = số e, Số p = 8 => số e =8

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây?

  • A 11
  • B 13
  • C 15
  • D 16

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Oxi có tổng số proton và electron của một nguyên tử là 16

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

  • A sẽ là ion dương. 
  • B vẫn là 1 ion âm.
  • C  trung hoà về điện. 
  • D có điện tích không xác định được.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi đó nguyên tử bị thừa e vẫn mang điện tích âm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?

  • A thanh niken.  
  • B khối thủy ngân.      
  • C thanh chì.   
  • D thanh gỗ khô.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Thanh gỗ khô là vật cách điện nên không có hạt dẫn điện tích tự do

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát

 

  • A eletron chuyển từ vật này sang vật khác.
  • B vật bị nóng lên.
  • C các điện tích tự do được tạo ra trong vật.  
  • D các điện tích bị mất đi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát e chuyển từ vật này sang vật khác

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho thanh kim loại MN chưa nhiễm điện, hưởng ứng với quả cầu nhiễm điện dương, kết quả là đầu M gần quả cầu nhiễm điện âm, còn đầu N xa quả cầu nhiễm điện dương vì

  • A các electron di chuyển từ đầu N về đầu M của thanh kim loại
  • B điện tích dương di chuyển từ đầu N về đầu M của thanh kim loại
  • C điện tích dương từ quả cầu di chuyển sang đầu M của thanh kim loại
  • D các electron từ đầu M của thanh kim loại di chuyển sang quả cầu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cho thanh kim loại MN chưa nhiễm điện, hưởng ứng với quả cầu nhiễm điện dương, kết quả là đầu M gần quả cầu nhiễm điện âm, còn đầu N xa quả cầu nhiễm điện dương vì các electron di chuyển từ đầu N về đầu M của thanh kim loại

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đưa một quả cầu A tích điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện. Quả cầu A và thanh MN được đặt trên giá cách điện. Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN?

 

 

  • A Điện tích tại M và N không thay đổi.
  • B Điện tích ở M và N mất hết.
  • C Điện tích ở M còn, ở N mất.
  • D Điện tích ở M mất, ở N còn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
  • B Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
  • C Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
  • D Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

  • A hai quả cầu đẩy nhau.    
  • B hai quả cầu hút nhau.
  • C không hút mà cũng không đẩy nhau.
  • D hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau. Thực ra khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cΩng dấu. Tức là quả cầu  B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên kết quả là quả cầu B đã hút quả cầu A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ, ta thấy mẩu giấy bị hút về phía đũa. Sau khi chạm vào đũa thì

  • A mẩu giấy càng bị hút chặt vào đũa.
  • B mẩu giấy bị nhiễm điện tích trái dấu với đũa.
  • C  mẩu giấy bị trở lên trung hoà điện nên bị đũa đẩy ra.
  • D  mẩu giấy lại bị đẩy ra khỏi đũa do nhiễm điện cùng dấu với đũa.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ, ta thấy mẩu giấy bị hút về phía đũa. Sau khi chạm vào đũa thì mẩu giấy nhiễm điện cΩng dấu với đũa (nhiễm điện do tiếp xúc) nên lại bị đũa đẩy ra.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

  • A hai quả cầu đẩy nhau.  
  • B hai quả cầu hút nhau.
  • C không hút mà cũng không đẩy nhau.
  • D hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau. Thực ra khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cùng dấu. Tức là quả cầu  B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên kết quả là quả cầu B đã hút quả cầu A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì

  • A điện tích của hai quả cầu bằng nhau.
  • B điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.
  • C điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.
  • D  hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Với vật dẫn cân bằng điện thì điện tích chỉ phân bố trên bề mặt vật dẫn. Do đó quả cầu đặc hay rỗng thì sự phân bố điện tích trên bề mặt là như nhau.

Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cΩng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì điện tích của hai quả cầu bằng nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu

  • A  chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu.
  • B chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.
  • C phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.
  • D phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện dương, ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện âm.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Với vật dẫn cân bằng điện thì điện tích chỉ phân bố trên bề mặt vật dẫn. Do đó một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm3 khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là:

  • A 4,3.103 (C) và - 4,3.103 (C).
  • B 8,6.103 (C) và - 8,6.103 (C).
  • C 4,3 (C) và - 4,3 (C).
  • D 8,6 (C) và - 8,6 (C).

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Một mol khí hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là 22,4 (lit). Mỗi phân tử H2 lại có 2 nguyên tử, mỗi nguyên tử hiđrô gồm 1 prôton và 1 êlectron. Điện tích của prôton là +1,6.10-19 (C), điện tích của êlectron là -1,6.10-19 (C). Từ đó ta tính được tổng điện tích dương trong 1 (cm3) khí hiđrô là 8,6 (C) và  tổng điện tích âm là - 8,6 (C).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Hai của cầu kim loại mang các điện tích lần lượt là q1 và q2, cho tiếp xúc  nhau. Sau đó tách chúng ra thì mỗi quả cầu mang điện tích q với

  • A q = q1 + q2.
  • B \( q = {{{q_1} + {q_2}} \over 2}\)
  • C \(q = {{{q_1} - {q_2}} \over 2}\)
  • D q = q1-q2.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Giả sử người ta làm cho một số êlectron tự do từ một miếng sắt vẫn trung hoà điện di chuyển sang vật khác. Khi đó

  • A  bề mặt miếng sắt vẫn trung hoà điện 
  • B bề mặt miếng sắt nhiễm điện dương
  • C bề mặt miếng sắt nhiễm điện âm  
  • D trong lòng miếng sắt nhiễm điện dương

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Giả sử người ta làm cho một số êlectron tự do từ một miếng sắt vẫn trung hoà điện di chuyển sang vật khác. Khi đó bề mặt miếng sắt thiếu êlectron nên nhiễm điện dương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì

  • A điện tích của hai quả cầu bằng nhau.
  • B điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.
  • C điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.
  • D hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Với vật dẫn cân bằng điện thì điện tích chỉ phân bố trên bề mặt vật dẫn. Do đó quả cầu đặc hay rỗng thì sự phân bố điện tích trên bề mặt là như nhau.

Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì điện tích của hai quả cầu bằng nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

  • A Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;
  • B Chim thường xù lông về mùa rét;
  • C Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
  • D Sét giữa các đám mây.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích q1 và q2 có độ lớn bằng nhau (|q1| = |q2|), khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

  • A hút nhau.    
  • B đẩy nhau.
  • C  không tương tác với nhau. 
  • D có thể hút hoặc đẩy nhau.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công thức tính lực tương tác: \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}\)

Khi hai quả cầu tiếp xúc nhau: \({{q}_{1}}'={{q}_{2}}'=\frac{{{q}_{1}}+{{q}_{2}}}{2}\)

Hai điện tích cùng loại thì đẩy nhau, hai điện tích khác loại thì hút nhau.

Lời giải chi tiết:

+ Vì hai quả cầu hút nhau nên tích điện trái dấu \(\Rightarrow {{q}_{1}}~=-\text{ }{{q}_{2}}\)

+ Khi cho chúng tiếp xúc, rồi sau đó tách ra thì điện tích mỗi quả cầu là:

\({{q}_{1}}'={{q}_{2}}'=\frac{{{q}_{1}}+{{q}_{2}}}{2}=\frac{-{{q}_{2}}+{{q}_{2}}}{2}=0\)

\(\Rightarrow \) Lúc này chúng không tương tác với nhau.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong các chất sau đây: I. Thủy tinh; II: Kim Cương; III. Dung dịch bazơ; IV. Nước mưa.

Những chất điện môi là:

  • A I và II      
  • B III và IV      
  • C I và IV     
  • D II và III

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự do.

Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, … Chúng đều là những chất cách điện.

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

Những chất điện môi là: I – Thuỷ tinh; II – Kim cương

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Chân không là chất dẫn điện hay cách điện? Tại sao?

  • A Chân không là chất cách điện vì trong chân không không có điện tích tự do
  • B Chân không là chất dẫn điện vì trong chân không có chứa các điện tích tự do
  • C Chân không là chất cách điện vì trong chân không có chứa các điện tích tự do
  • D Không thể xác định được

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự do.

Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, … Chúng đều là những chất cách điện.

Lời giải chi tiết:

Chân không là chất cách điện vì trong chân không không có điện tích tự do

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do ?

  • A Nước biển
  • B Nước sông
  • C Nước mưa
  • D Nựớc cất

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.

- Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự do.

Lời giải chi tiết:

Nước cất không chứa điện tích tự do.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

  • A Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do
  • B Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do
  • C Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do
  • D Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlôctron tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do.

Lời giải chi tiết:

Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Câu đúng là: Trong muối ăn kết tinh không có ion và electron tự do.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích q1 và q2 có độ lớn bằng nhau, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

  • A hút nhau
  • B đẩy nhau
  • C không tương tác với nhau
  • D có thể hút hoặc đẩy nhau

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Cho hai điện tích tiếp xúc nhau thì điện tích của chúng bằng nhau và bằng 1 nửa tổng điện tích ban đầu.

Lời giải chi tiết:

Hai điện tích q1, q2 cùng độ lớn và hút nhau nên q1 = - q2

Cho chúng tiếp xúc, điện tích lúc sau của hai quả cầu: q1’ = q2’ = 0,5(q1 + q2) = 0

Vậy sau đó chúng không tương tác với nhau nữa

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã di chuyển từ vật này sang vật khác.
  • B Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện.
  • C Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì ion dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.
  • D Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật nhiễm chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Nội dung thuyết êlectron:

+ Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển tử nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

+ Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm và được gọi là ion âm.

+ Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (proton). Nếu số electron ít hơn số proton ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.

Và sử dụng thuyết này vào giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C – sai vì: Khi vật nhiễm điện dương tiếp xúc với vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lốp đốp nhỏ. Hiện tượng này giải thích chủ yếu dựa vào

  • A hiện tượng cảm ứng điện từ.            
  • B hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
  • C hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.     
  • D hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về các trường hợp nhiễm điện

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng áo len bị nhiễm điện được giải thích do hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Chọn câu sai.

  • A Khối lượng của prôton là m = 9,1.10-31 kg.
  • B Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
  • C Điện tích của êlectron có giá trị tuyệt đối là \(\left| e \right| = {1,6.10^{ - 19}}C\).
  • D  Đơn vị điện tích là Culông (C).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A  Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.
  • B Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.
  • C Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
  • D Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Theo thuyết êlectron: Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật còn vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương. Như vậy phát biểu “Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện” là không đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
  • B Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
  • C Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.
  • D Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Theo thuyết êlectron thì: Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do. Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện. Còn nhiễm điện do tiếp xúc thì êlectron chuyển từ vật này sang vật kia dẫn đến vật này thừa hoặc thiếu êlectron. Nên phát biểu “Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện” là không đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.
  • B  Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.
  • C Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
  • D Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Theo thuyết êlectron: Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật còn vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương. Như vậy phát biểu “Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện” là không đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện cách nhau 2,5m trong không khí chúng tương tác với nhau bởi lực 9mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì điện tích của mỗi quả cầu bằng -3µC. Tìm điện tích của các quả cầu ban đầu:


 

  • A ${q_1} = 4\mu C;{q_2} =  - 7\mu C$
  • B ${q_1} = 2,3\mu C;{q_2} =  - 5,3\mu C$
  • C ${q_1} =  - 1,34\mu C;{q_2} =  - 4,66\mu C$ 
  • D ${q_1} = 1,41\mu C;{q_2} =  - 4,41\mu C$

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công thức tính lực tương tác:

\(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}\)

Khi hai quả cầu tiếp xúc nhau:

\({{q}_{1}}'={{q}_{2}}'=\frac{{{q}_{1}}+{{q}_{2}}}{2}\)

Lời giải chi tiết:

Gọi điện tích của các quả cầu lần lượt là \({{q}_{1}},{{q}_{2}}\)

Ban đầu lực tương tác giữa chúng là:

\(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}=\frac{{{9.19}^{9}}.\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{2,{{5}^{2}}}={{9.10}^{-3}}N\Rightarrow \left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|=6,{{25.10}^{-12}}\,\,(1)\)

Sau khi tiếp xúc nhau rồi tách ra thì điện tích mỗi quả cầu là:

\(q=\frac{{{q}_{1}}+{{q}_{2}}}{2}=-3\mu C\Rightarrow {{q}_{1}}+{{q}_{2}}=-{{6.10}^{-6}}\,\,(2) \)

Giải hệ gồm (1) và (2) ta có: \({{q}_{1}}=-1,34\mu C;{{q}_{2}}=-4,66\mu C\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
  • B Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi
  • C Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
  • D Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
  • B Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
  • C Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
  • D Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Nội dung của thuyết electron:

  + Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển tử nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

 + Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm và được gọi là ion âm.

  + Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (proton). Nếu số electron ít hơn số proton ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu sai là: nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.

Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

  • A I   
  • B II       
  • C III     
  • D Cả 3 cách

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Sự nhiễm điện do hưởng ứng:

Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình vẽ)). Ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).

                       

Tóm lại nhiễm điện do hưởng ứng là : Đưa một vật nhiễm điện lai gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hòa về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện thì mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

Ở hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, hai phần của vật nhiễm điện trái dấu có cùng độ lớn, tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Trong các chất nhiễm điện : I. Do cọ xát; II. Do tiếp xúc; II. Do hưởng ứng. Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

  • A I và II      
  • B III và II      
  • C I và III    
  • D chỉ có III

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhiễm điện do cọ xát và do tiếp xúc với vật đã nhiễm điện là những cách nhiễm điện có sự chuyển dời electron từ vật này sang vật khác

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

  • A I và III      
  • B III và IV      
  • C II và IV      
  • D I và IV

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp:

- Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.

Kim loại có chứa các electron tự do, các dung dịch axit, bazo, muối … có chứa các ion tự do. Chúng đều là các chất dẫn điện.

- Sự nhiễm điện do hưởng ứng.

Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình vẽ)). Ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).

                       

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

Quả cầu B làm bằng chất dẫn điện (sắt, đồng) sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Chọn câu đúng.

Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì:

  • A M tiếp tục bị hút dính vào Q.
  • B M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.
  • C M rời Q về vị trí thẳng đứng.
  • D M bị đẩy lệch về phía bên kia

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về sự nhiễm điện do hưởng ứng và tiếp xúc.

Lời giải chi tiết:

Thoạt đầu M bị hút dính vào Q do hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng. Khi dính vào Q nó lại bị nhiễm điện tiếp xúc với Q nên cùng dấu với Q và bị đẩy ra xa.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Cho hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích \( - 26,5\,\,\mu C\) và \(5,9\,\,\mu C\) tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra. Điện tích của mỗi quả cầu có giá trị là

  • A \( - 16,2\,\,\mu C.\)   
  • B \(16,2\,\,\mu C.\)      
  • C \( - 10,3\,\,\mu C.\) 
  • D \(10,3\,\,\mu C.\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Định luật bảo toàn điện tích: \({q_1}' + {q_2}' = 2q' = {q_1} + {q_2}\)

Lời giải chi tiết:

Điện tích của mỗi quả cầu sau khi tách ra là:

\({q_1}' = {q_2}' = \dfrac{{{q_1} + {q_2}}}{2} = \dfrac{{ - 26,5 + 5,9}}{2} =  - 10,3\,\,\left( {\mu C} \right)\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Hai quả cầu giống nhau mang điện tích q1 và q2 có |q1| > |q2|. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

  • A hút nhau
  • B đẩy nhau.
  • C không tương tác với nhau
  • D có thể hút hoặc đẩy nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Khi cho hai quả cầu tiếp xúc nhau, điện tích của chúng sẽ bằng nhau

Các vật tích điện cùng loại thì đẩy nhau

Lời giải chi tiết:

Khi cho hai quả cầu tiếp xúc nhau, điện tích của chúng sẽ bằng nhau nên khi tách ra một khoảng nhỏ thì hai quả cầu đẩy nhau

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện đặt trong không khí, cách nhau 40 cm. Giả sử có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Tính độ lớn của lực tương tác giữa hai quả cầu đó. Cho biết điện tích của electron bằng - 1,6.10−19 C

  • A 2,304.10-3N
  • B 2,304.10-4N
  • C 2,304.10-2N
  • D 2,304.10-5N

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công thức tính lực tương tác: \(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Quả cầu mất electron sẽ nhiễm điện dương, quả cầu nhận electron sẽ nhiễm điện âm

Độ lớn của điện tích trên mỗi quả cầu : 

\(\left| {{q}_{1}} \right|=\left| {{q}_{2}} \right|={{4.10}^{12}}.\left| -1,{{6.10}^{-19}} \right|=6,{{4.10}^{-7}}C\)

Lực tương tác giữa hai quả cầu:

\(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}={{9.10}^{9}}.\frac{{{\left( 6,{{4.10}^{-7}} \right)}^{2}}}{{{\left( {{40.10}^{-2}} \right)}^{2}}}=2,{{304.10}^{-2}}N\)

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close