20 bài tập Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện cơ bản nhất về việc Đức dần dần phục hồi vị trí của mình trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1924 - 1929? 

  • A Tham gia tổ chức Liên hiệp quốc
  • B Tham gia Hội Quốc Liên
  • C Kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản châu Âu
  • D Kí kết một số hiệp ước với Liên Xô

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 65)

Trong thời kì ổn định tam thời (1924 – 1929) về đối ngoại, địa vị quốc tế của Đức dần dần được phục hồi với việc nước này tham gia Hội Quốc Liên, kí kết một số hiệp ước vói các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Điền từ, cụm từ còn thiếu vào đoạn trích sau:

“Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính  (1) của những phần tử phản động nhất, (2) của tư bản tài chính”

                                                        (G.Đimitorop - Đại hội VII Quốc tế Cộng sản)

  • A (1)Khủng bố công khai, (2)sô vanh nhất, đế quốc nhất
  • B (1)Khủng bố công khai, (2)độc tài nhất, đế quốc nhất
  • C (1)Khủng bố bí mật, (2) độc tài nhất, đế quốc nhất
  • D (1) Chủ nghĩa đế quốc, (2) tàn ác, trục phát xít

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa Nhật so với Đức?

  • A Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghi sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít
  • B  Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước 
  • C Thông qua việc xâm lược các nước khác
  • D Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 76)

Khác với Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít, ở Nhật Bản, do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện cơ bản nhất về việc Đức dần dần phục hồi vị trí của mình trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1924 - 1929? 

  • A Tham gia tổ chức Liên hiệp quốc
  • B Tham gia Hội Quốc Liên
  • C Kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản châu Âu
  • D Kí kết một số hiệp ước với Liên Xô

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 65), đánh giá

Lời giải chi tiết:

Trong thời kì ổn định tam thời (1924 – 1929) về đối ngoại, địa vị quốc tế của Đức dần dần được phục hồi với việc nước này tham gia Hội Quốc Liên, kí kết một số hiệp ước vói các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là

  • A thực dân.
  • B cho vay nặng lãi.
  • C quân phiệt hiếu chiến
  • D phong kiến quân phiệt.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"

Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đảng Quốc xã Đức lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?

  • A Tâm lí bất mãn của người Đức đối với nền cộng hòa Vai-ma.
  • B Sự bất mãn của người Đức với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
  • C Sự căm thù của người Đức đối với việc Đức bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • D Tâm lí bất mãn của người Đức đối với Hòa ước Véc-xai.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 66, phân tích.  

Lời giải chi tiết:

Trong Hòa ước Véc – xai kí với Đức (28/6/1919), buộc Đức phải gánh chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh. Theo đó, Đức phải trả 2 tỉnh Andát và Loren cho Pháp, Đức bị hạn chế quân sự đến mức thấp nhất (chỉ giữ lại 100.000 bộ binh với vũ khí thông thường). Với hòa ước Véc – xai, Đức mất gần 1/8 đất đai, gần ½ dân số, gần 1.3 mỏ than, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Toàn bộ gánh nặng của Hòa ước Véc-xai đè nặng lên vai nhân dân Đức => Tâm lí bất mãn của người Đức đối với Hòa ước Véc-xai. Lợi dung tình thế này, đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít-le đã ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục phù, chống chủ nghĩa cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tác động quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đến tình hình chính trị nước Đức là gì?

  • A Đảng Cộng sản Đức lên nắm quyền
  • B Nền cộng hòa Vaima bị đe dọa
  • C Uy tín của Đảng Cộng sản ngày càng được nâng cao
  • D Đảng Cộng sản và Đảng Quốc xã đã hợp tác với nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án A, C, D: Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít tuy nhiên lại không hiệu quả do Đảng Xã hội Dân chủ có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lại từ chối hợp tác với những người cộng sản và thực tế Đảng Cộng sản Đức không thể lên nắm quyền.

- Đáp án B: Trong khi giai cấp tư sản Đức cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 thì các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Quốc xã ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Giới đại tư bản cũng ngày càng ủng hộ lực lượng phát xít. Cho đến ngày 30-1-1933, Tổng thống Hinđenbua đã chỉ định Hít le làm thủ tướng, mở ra thời kì đen tối trong lich sử nước Đức. Đây là tác động quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đến tình hình chính trị nước Đức. Với những chính sách của mình, Đảng Quốc xã sẽ thủ tiêu nền Cộng hòa Vaima trong một sớm một chiều.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hành động đề cao dân tộc Đức và tham vọng thống trị thế giới của Hítle phản ánh tư tưởng gì của người Đức trong những năm 1929-1939?

  • A Chủ nghĩa yêu nước
  • B Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
  • C  Chủ nghĩa dân tộc cực đoan
  • D Chủ nghĩa phục thù

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Trong những năm 1929 - 1939, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trỗi dậy, phát triển ở Đức với đại diện tiêu biểu là Hítle. Hítle cho rằng dân tộc Đức là một dân tộc thượng đẳng, có quyền lãnh đạo thế giới nhưng trên thực tế người Đức lại đang bị vướng vào một sợi dậy xích là hòa ước Véc-xai nên cần phải phá bỏ nó. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho chủ nghĩa phát xít có thể nhanh chóng lên nắm quyền đất nước và gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với Chính sách mới của Ru-dơ-ven có điểm giống nhau cơ bản là

  • A Tập trung phát triển công nghiệp quân sự
  • B  Đưa ra các đạo luật phục hưng công nghiệp
  • C Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
  • D Khôi phục vai trò của các ngân hàng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống nhau cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ là tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

- Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nền kinh tế của Đức và Mĩ đều vận động theo quy luật thị trường, nhà nước không can thiệp vào các vấn đề kinh tế. Sự buông lỏng quản lý này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa (sản xuất ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống cho người lao động khiến cung vượt quá cầu). Do đó để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng cần phải tăng cường vai trò của nhà nước

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là

  • A Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • B Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.
  • C Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
  • D Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, suy luận

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của CN đế quốc  Đức là CN đế quốc quân phiệt hiếu chiến:  là nước có ít thuộc địa, giới cầm quyền lại chủ trương dùng vũ lực để chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng trên TG (Hittle). CTTG thứ nhất kết thúc, trật tự TG mới là Véc xai – Oasinton đã không giải quyết được vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc -> CTTG 2 để phân chia lại thị trường

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ngày 25-11-1936, Đức kí với Nhật hiệp ước gì?

 

  • A “Chống quốc tế cộng sản”.  
  • B  “Phòng thủ chung châu Á”.
  • C “Phòng thủ chung châu Âu”.                
  • D “Chống các Đảng cộng sản”.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản năm 1936.

- Thỏa ước ước quốc tế giữa Đức và Nhật Bản (kí 25.11.1936 – tại Beclin) và sau đó với Ý (kí 6.11.1937) nhằm thiết lập một số khối liên minh phát xít Đức – Ý – Nhật dưới danh nghĩa cùng “hợp tác trong linh vực phòng thủ chống nhữn hoạt động phá hoại của Quốc tế cộng sản.

- Trong điều 1 của Hiệp ước ghi rõ: :các bên kí kết hiêp ước cam kết sẽ thông báo cho nhau về hỏa động của Quốc tế cộng sản, sẽ trao đổi ý kiến về việc áp dụng biện pháp phòng thủ cần thiết và củng cố sự hợp tác chặt chẽ trong viêc thực hiện các biện pháp đó” Trên thực tế, qua việc kí hiệp ước này, các nước phát xít chủ trương thành lập một liên minh chính trị - quân sự, không chỉ chống Quốc tế cộng sản mà còn muốn gây ra chiến tranh chống các nước Anh Pháp, Hoa Kì, phá vỡ hê thống Vécxai – Oasinhtơn và phân chia lại phạm vi thống trị thế giới.

- Sau này các nước Tây Ban Nha, Bungari, Rumani, Phần Lan, Hungari cũng tham gia hiệp ướC.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ  XIX, đầu thế kỉ XX?

  • A Nhật.   
  • B Anh.  
  • C Đức.     
  • D Áo-Hung

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đến bàn tiệc muộn” là Đức. Đức là một trong những nước đế quốc “trẻ” vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng co quá ít thuộc địa. =>> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoach tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Thái độ của Đức làm quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng. đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức?

Phương pháp giải:

sgk trang 66, giải thích

Lời giải chi tiết:

Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:

- Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.

- Ảnh hưởng của Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng.

- Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.

- Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách mạng “sắt và máu”.

Câu hỏi 14 :

Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?

 

  • A Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.
  • B Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
  • C Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.
  • D  Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 68, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Tháng 10 – 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Đức dễ dàng thực hiện được điều này do Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?

  • A Khủng hoảng chính trị trầm trọng
  • B  Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt
  • C Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh
  • D Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 66, suy luận, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.

- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.

- Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp đóng cửa.

- Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.

Đáp án D: là chính sách đối ngoại của Đức sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chủ nghĩa phát xít là gì?

  • A Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
  • B Chế độ độc tài tư bản phản động.
  • C Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản.
  • D Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hít-le.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 62, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Đó là định nghĩa về chủ nghĩa phát xít.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Chính sách đối ngoại của Hitle đầu những năm 30 của thế kỉ XX đã gây ra hậu quả gì đối với nhân loại?

  • A Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.      
  • B  Chủ nghĩa phát xít thắng thế trên thế giới.
  • C  Chiến tranh hạt nhân hủy diệt.   
  • D Là nguồn gốc của mâu thuẫn Đông – Tây.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Chính sách đối ngoại của Hít le đầu những năm 30 của thế kỉ XX đều là những hành động chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại thuộc địa.

+ Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

+ Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.

+ Ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.
 => Những hành động này là nguyên nhân làm cho chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan (1-9-1939). Hai ngày sau, Anh tuyên chiến với Đức và Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện cơ bản nhất về việc Đức dần dần phục hồi vị trí của mình trong quan hệ quốc tế?

  • A  Tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc.
  • B Tham gia vào Hội Quốc Liên.
  • C  Kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản châu Âu.
  • D Kí kết một số hiệp ước với Liên Xô.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 65, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Địa vị quốc tế của Đức dần dần được phục hồi với việc nước này tham gia Hội Quốc liên, kí kết một số Hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đảng Quốc xã Đức đã lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc?

  • A Tâm lý bất mãn của người Đức đối với nền Cộng hòa Vai-ma.
  • B Sự bất mãn của người Đức đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
  • C  Sự căm thù của người Đức đối với việc nước Đức bị thất bai trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • D Tâm lí bất mãn của người dân Đức đối với hòa ước Véc – xai.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đảng Quốc xã Đức đã lợi dụng sự bất mãn của người Đức đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách

  • A Bài Do Thái
  • B Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân
  • C Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài
  • D  Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 skg 67, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1933, chính phủ Hit-le rào riết thiếp lập nền chuyên chính độc tà, công khai khủng bố các đáng phải dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close