20 bài tập Điện thế nghỉ mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Điện thế nghỉ là

  • A Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm còn phía ngoài màng tích điện dương
  • B Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích , phía trong màng tích điện dương còn ngoài màng tích điện âm
  • C Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích , phía trong màng tích điện âm còn ngoài màng tích điện dương
  • D Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích , phía trong màng tích điện âm, còn ngoài màng tích điện dương

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điện thế nghỉ là: Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích , phía trong màng tích điện âm còn ngoài màng tích điện dương

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Sự phân bố ion K+ và ion Na+ ở điện thế nghỉ ở trong và ngoài màng tế bào như thế nào ?

  • A Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và  Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài màng tế bào.
  • B Ở trong tế bào, Kcó nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài màng tế bào
  • C Ở trong tế bào, K+ và Na+có nồng độ cao hơn so với bên ngoài màng tế bào
  • D Ở trong tế bào,K+ và Nacó nồng độ thấp hơn so với bên ngoài màng tế bào.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự phân bố các ion Natri và kali ở 2 bên của màng tế bào.

Như vậy ở trong tế bào nồng độ K+ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài màng.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ion K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào là do

  • A Cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao
  • B  Ion K+ có kích thước nhỏ
  • C Ion Kmang điện tích dương
  • D Ion K+ bị lực đẩy cùng dấu của ion Na+

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ion K+ có thể khuếch tán từ bên trong ra là vì cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hưng phấn là

  • A Sự biến đổi sinh lý, sinh hóa diễn ra trong tế bào khi bị kích thích
  • B Sự biến đổi lý, hóa diễn ra trong tế bào khi bị kích thích
  • C Sự biến đổi sinh lý, sinh hóa diễn ra trong tế bào khi không bị kích thích
  • D Cả A,B,C đúng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hưng phấn là sự biến đổi lý, hóa diễn ra trong tế bào khi bị kích thích.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ở trạng thái nghỉ, tế bào sống có đặc điểm:

  • A Cổng K+ mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm
  • B  Cổng K+ mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương
  • C Cổng Namở , trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm
  • D Cổng Na+ mở trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở trạng thái nghỉ cổng K+ mở làm cho ngoài màng tích điện dương, trong màng  tích điện âm

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hoạt động  của bơm Na+ - K+ để duy trì điện thế nghỉ như thế nào ?

  • A Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ giáp màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
  • B Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng
  • C Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
  • D Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp nồng độ Na+ ở trong tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 

A. Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ giáp màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượngB. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượngC. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.D. Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp nồng độ Na+ ở trong tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng

 

Lời giải chi tiết:

Bơm Na+ - Kvận chuyển K+ từ ngoài vào trong; từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao nên tiêu tốn năng lượng.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Sự hình thành điện thế nghỉ không phụ thuộc

  • A Tính thấm chọn lọc của màng tế bào
  • B Chức năng của tế bào
  • C Chênh lệch nồng độ các ion giữa 1 bên màng
  • D Hoạt động của bơm Na+ - K+ trên màng tế bào

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự hình thành điện thể nghỉ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Sự phân bố ion ở hai bên màng và sự di chuyển ion quan màng tế bào

- Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với ion

- Bơm Na+ - K+

Như vậy không phụ thuộc vào chức năng của tế bào.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là:

  • A – 50mV
  • B + 60mV
  • C  – 70mV
  • D – 80mV

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống - 70mV 

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ sự phân bố các ion Natri bên ngoài tế bào (mM) là:

  • A 5 mM
  • B 10 mM
  • C 15 mM
  • D 150 mM

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Điện thế nghỉ của tế bào nón trong mắt ong mật là

  • A – 50mV
  • B – 60mV
  • C – 70mV
  • D – 80mV

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điện thế nghỉ của tế bào nón trong mắt ong mật là – 50mV.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Ion nào có nồng độ bên trong tế bào là 150mM

  • A \(Na^+\)
  • B \(Cl^-\)
  • C \(K^+\)
  • D \(Ca^{2+}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ion K+ có nồng độ cao trong tế bào là 150Mm

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Điện thế nghỉ hình thành do sự khuếch tán các ion K+ từ trong ra ngoài màng, nhưng vẫn tiêu tốn năng lượng ATP để

  • A Ngăn cảm sự di chuyển của Na+ từ ngoài vào trong
  • B Hoạt hóa các ion K+
  • C  Tăng tính thấm của màng
  • D Vận hành bơm Na+ - K+

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vận hành bơm Na+ - K+ cần tiêu tốn năng lượng.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ở trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện dương là

  • A Na+ mang điện tích dương, khi ra ngoài bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng
  • B Do K+ mang điện tích dương khi khi ra ngoài bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng
  • C Do K+ mang điện tích dương khi khi ra ngoài  tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm
  • D Do K+ mang điện tích dương, khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở trạng thái nghỉ, cổng Na+ đóng, còn cổng K+ “mở hé” làm cho K+ bị rò rỉ ra ngoài nhưng các anion bị giữ lại trong màng tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu nên K+ không thể đi xa làm cho ngoài màng tích điện dương

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Mỗi lần vận chuyển bơm Na+ - K+ chuyển được

  • A 3 ion K+ ra ngoài và 3 ion Na+  vào trong
  • B 3 ion K+ vào trong và 3 ion Na+ ra ngoài
  • C 2 ion K+ vào trong và 3 ion Na+ ra ngoài
  • D 2 ion K+ ra ngoài và 3 ion Na+  vào trong

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mỗi lần vận chuyển , bơm Na+ - K+ chuyển được 2 ion K+ vào trong và 3 ion Na+ ra ngoài.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi ( Không hưng phấn) tích điện:

  • A Trung tính.
  • B Dương.
  • C Âm
  • D Hoạt động 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khi ở trạng thái nghỉ ngơi, mặt ngoài màng tích điện dương

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ion K+

  • A Có vai trò quan trọng nhất trong sự hình thành điện thế nghỉ
  • B  Không có vai trò gì đối với điện động
  • C Chỉ được vận chuyển qua màng nhờ bơm Na – K
  • D Có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng hoặc ngược lại

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ion K+ có vai trò quan trọng nhất trong sự hình thành điện thế nghỉ

Ý B sai, vì ion K+ làm ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm có vai trò trong sự hình thành điện thế hoạt động.

C sai vì ion K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài

D sai vì ion K+ không khuếch tán ngược từ ngoài vào trong vì ngược chiều nồng độ.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Để đo điện thế nghỉ người ta cần mắc 2 điện cực như thế nào

  • A 2 điện cực được cắm vào bên trong tế bào
  • B 2 điện cực được đặt ngoài màng tế bào
  • C 1 điện cực chạm vào phía ngoài của màng; 1 điện cực cắm xuyên qua màng
  • D 2 điện cực được đặt ở 2 đầu tế bào thần kinh

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ta thấy 1 điện cực chạm vào phía ngoài của màng; 1 điện cực cắm xuyên qua màng sẽ đo được điện thế nghỉ.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế năng?

  • A Na+ và K+
  • B Mg2+ và Ba2+  
  • C Na+ và Ca2+
  • D Mg2+ và K+

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trị số điện màng ở nơron tiểu não chó là -90m V, điều đó có nghĩa

  • A chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là 90mV.
  • B chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là - 90mV.
  • C chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là 90mV.
  • D chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là - 90mV.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điều này có nghĩa chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là -
90mV
Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

 Trong cơ chế hình thành điện màng, bơm Na+ - K+ có vai trò

  • A vận chuyển Na+ và K+ từ trong ra ngoài.
  • B vận chuyển Na+ và K+ từ ngoài vào trong tế bào.
  • C vận chuyển K+ từ ngoài vào bên trong màng.
  • D vận chuyển Na+ từ ngoài vào trong màng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bơm Na+ - K+ có vai trò vận chuyển K+ từ ngoài vào bên trong màng
Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close