20 bài tập Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là

  • A Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ
  • B Tiêu diệt bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ
  • C Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao
  • D Giải phóng 4000km đất đai với 40 vạn dân

Đáp án: C

Phương pháp giải:

đánh giá

Lời giải chi tiết:

* Kết quả:

Trong cuộc Tiến công  chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:

- Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.000 địch, 162 máy bay, thu nhiều vũ khí,

- Giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16 200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

- Đập tan kế hoạch Nava.

*Ý nghĩa

- Thắng lợi cùa cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va.

- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

=> Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Điện Biên Phủ là: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu sau: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận………

  • A quyền hưởng độc lập của ba nước Đông Dương.
  • B các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
  • C quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.
  • D quyền tập kết quân theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của quân dân ta là

  • A Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
  • B Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp.
  • C  Giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.
  • D Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

Xuất phát từ sự so sánh lực lượng giữa ta và Pháp có chênh lệch => những chiến dịch ta mở trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đều nhằm mục tiêu tiêu diệt môt phần quan trọng sinh lực địch => Đó là điều kiện quan trọng để ta có thể giành thắng lợi trên chiến trường.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biểu hiện rõ nhất về sức mạnh quân sự của Pháp ở cứ điểm Điện Biên Phủ là

  • A để Mỹ viện trợ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiên đại.
  • B nơi đây tập trung đông nhất lực lượng quân Pháp ở chiến trường Đông Dương.
  • C  quân đội Pháp thiện chiến, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
  • D  quân đội Pháp thiện chiến, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện rõ nhất về sức mạnh quân sự của Pháp ở cứ điểm Điện Biên Phủ là nơi đây tập trung đông nhất lực lượng quân Pháp ở chiến trường Đông Dương, tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất có tới 16200 quân được chia làm ba phân khu.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?

  • A Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tiến công
  • B Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó
  • C Pháp được Mỹ giúp sức, lực lượng rất mạnh
  • D Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chiến thắng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”

  • A chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.
  • B chiến thắng Tây Bắc thu – đông năm 1952.
  • C chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
  • D chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích

Lời giải chi tiết:

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Trong bài báo “Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ” (với bút danh Chiến Sĩ) đăng trên báo “Nhân Dân”, Bác viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn... Với tinh thần quyết chiến quyết thắng của Điện Biên Phủ, từ nay về sau nhân dân miền Nam chắc sẽ thắng lợi hơn nữa. Muốn tránh một thất bại như ở Điện Biên Phủ và muốn khỏi mất thể diện, thì đế quốc Mỹ chỉ có một cách là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược, rút ngay quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, để nhân dân miền Nam tự giải quyết lấy vấn đề nội bộ của mình”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm

  • A giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường.
  • B tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.
  • C làm cho quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.
  • D phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của thực dân Pháp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

so sánh.

 

Lời giải chi tiết:

Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương, thực hiện « lấy ít địch nhiều »

Chọn đáp án : B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào trong Hiệp định Giơ – ne – vơ 1954 thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?

 

  • A Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
  • B Các bên thực hiện ngừng bắn.
  • C Các bên thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực.
  • D  Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phân tích đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. => Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Các quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp đinh Giơnevơ (1954) hay Hiệp định Pari (1973) sau đó đều được đặt lên đầu tiên.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Kháng chiến và Kiến quốc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ nào?

  • A Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời 1930.
  • B Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến ngày 2-9-1945.
  • C Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954 đến ngày 30-4-1975.
  • D Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày 21-7-1954.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh, nhận định lực lượng hoà bình, dân chủ thế giới đã mạnh hơn lực lượng chiến tranh. Bốn mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn và ngày càng sâu sắc, nhưng mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc gay go hơn hết ở Đông Nam Á. Về tình hình trong nước, Chỉ thị nhận định: chính quyền nhân dân đã được thành lập trên khắp đất nước nhưng đang ở trong tình thế vô cùng gay go, phức tạp, không những phải đối phó với thực dân Pháp xâm lược mà còn phải đối phó với quân Anh, quân Tưởng, với bọn phản cách mạng, với nạn đói và các khó khăn về kinh tế, tài chính.

Để có đối sách thích hợp với từng kẻ thù cụ thể, Chỉ thị đánh giá âm mưu, ý đồ của từng đế quốc. Mỗi kẻ thù ấp ủ những mưu đồ riêng, nhưng đều có chung dã tâm là tiêu diệt Đảng Cộng sản, thủ tiêu nền độc lập non trẻ của nhân dân ta. Chỉ thị xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập… Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong. Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy… Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.

Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ "kháng chiến" và "kiến quốc", Chỉ thị vạch ra những biện pháp toàn diện và cơ bản để thực hiện:

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Ý nào không phản ánh điểm chung giữa các kế hoạch quân sự của Pháp: kế hoạch Rơ-ve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi, kế hoạch Nava?

  • A Bao vây, tấn công căn cứ địa Việt Bắc, chặn đường liên lạc quốc tế của ta.
  • B Đều có sự can thiệp của đế quốc Mỹ.
  • C Đều là sản phẩm của thế bi động.
  • D  Mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích.

Lời giải chi tiết:

- Kế hoạch Rove nhằm tấn công Việt Bắc lần thứ hai.

- Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi tập trung ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Kế hoạch Nava: diễn ra trên phạm vi cả nước.

=> Ba kế hoạch trên không có điểm chung là tấn công căn cứ địa Việt Bắc, chặn đường liên lạc quốc tế của ta.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ lát Đờtátxinhi và kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1954) là gì?

  • A Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương.
  • B Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tiến công.
  • C Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó
  • D  Pháp được Mĩ giúp sức, lực lượng rất mạnh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ở Việt Nam là gì?

  • A Đánh dấu cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
  • B  Làm phá sản hoàn toàn kế hoajch quân sự lớn nhất của Pháp.
  • C Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
  • D Góp phần quyết định đến thắng lợi ở Hội nghị Giơnevơ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Xét trong mối quan hệ giữa chiến thắng trên mặt trận quân sự và chiến thắng trên mặt trận ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chiến thắng trên mặt trận quân sự góp phần quyết định đến thắng lợi trên mặt trận ngoại giao và ngược lại thắng lợi trên mặt trận ngoại giao thể hiện chiến thắng về quân sự.

Cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện của chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Đó cũng là ý nghĩa lớn nhất của hai chiến thắng quân sự này.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Thắng lợi lớn nhất ta đã đạt được qua Hiệp định Giơnevơ là

  • A  các nước cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Việt Nam.
  • B các nước tham dự hội nghị công nhân độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
  • C Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước.
  • D các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, chuyển giao quân sự.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Xét từ mục tiêu chiến lược của các nước Đông Dương khi đấu tranh chống Pháp chính là giành độc lập dân tộc. Sự chiến thắng chỉ khi Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Xét thêm ý nghĩa của Hiệp đinh Giơnevơ, đây là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.

=> Như vậy, thắng lợi lớn nhất của ta đạt được qua Hiệp định Giơnevơ là được các nước tham dự Hội nghi công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Việc Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương không phản ánh điều gì?

  • A Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có bước điều chỉnh
  • B Sự thất bại bước đầu của kế hoạch Nava.
  • C Pháp đánh giá cao vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ.
  • D  Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

đáp án A: ban đầu Nava chủ trương tập trung quân ở Đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên do hệ quả của các cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông – xuân 1953 -1954 Pháp đã buộc phải phân tán lực lượng thành 5 năm tập trung quân khác nhau. Sau đó, do thấy bộ đội chủ lực của ta tập trung đông ở Điện Biên Phủ nên Nav đã quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược với ta.

=> Kế hoạch Nava đã có sự điều chỉnh so với ban đầu.

đáp án B: như đáp án, kế hoạch Nava đã có sự điều chỉnh so với ban đầu đã chứng tỏ sự thất bại ban đầu của kế hoạch này.

đáp án C: Pháp cho rằng Điện Biên Phủ là nơi có vị trí chiến lược quan trọng để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Nava cho rằng: Việt Minh không thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công nên không thể đưa pháo vào trận địa và vận chuyển cơ giới qua vùng Tây Bắc hiểm trở, nếu có thì cũng là rất ít. Cũng vì thế, vấn đề lương thực là một vấn đề nan giải đối với một lực lượng chiến đấu lên đến hàng chục vạn người. Việt Minh cũng  không thể chịu nổi thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ở Tây Bắc. Là những người miền xuôi, họ sẽ đau ốm, mệt mỏi không thể duy trì được sức chiến đấu liên tục. Mùa mưa tới vận tải khó, đời sống chiến hào sẽ thiếu thốn, sẽ xảy ra nạn dịch lúc đó không đánh cũng thua. Bộ đội chủ lực Việt Nam không thể nào tiếp cận được các trung tâm đề kháng của Tập đoàn cứ điểm mà không bị thương vong và không thể nào đánh liên tục cả ngày lẫn đêm kéo dài hằng tháng trời.

 

đáp án D: mặc dù chủ động xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ những nơi đây trở thành điểm quyết chiến chiến lược không phải do Pháp lựa chọn mà do Việt Nam lựa chọn. Bằng chứng là đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là

  • A kháng chiến và kiến quốc.
  • B xây dựng kinh tế luôn đi đôi với bảo vệ đất nước.
  • C đấu tranh chính trị luôn kết hợp đấu tranh vũ trang.
  • D dựng nước luôn đi liền với giữ nước.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nư­ớc đi đôi với lo giữ nư­ớc trong lịch sử dân tộc đư­ợc Đảng ta và Hồ Chủ tịch phát triển lên một b­ước mới: Thành t­ư tư­ởng chỉ đạo chiến l­ược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đ­ược tiến hành trong cả hòa bình cũng như­ khi đất n­ước có chiến tranh. Đó cũng là quy luật quan trọng của lịch sử Việt Nam qua các thời kì lịch sử.

Ngay sau khi đất n­ước vừa giành đ­ược độc lập tháng 9-1945, Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây d­ựng và củng cố quốc phòng. Do đó, đất nư­ớc đã nhanh chóng vư­ợt qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương đ­ược củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng tr­ưởng thành. Tạo nền tảng quan trọng để quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nư­ớc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta và Bác Hồ chủ trương: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chặn đánh làm chậm tốc độ tiến công của kẻ thù ở phía Nam đất nư­ớc, vừa xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phư­ơng kháng chiến. Mục tiêu chiến l­ược của cách mạng lúc này là phải diệt cho đư­ợc cả ba loại giặc là: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng và giữ nư­ớc trong lịch sử, Đảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng Tổ quốc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Có đúng không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954)?

 

  • A Không, vì Anh và Mĩ là nững nước vào Đông Dương với tư cách đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B Đúng, vì các nước Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • C Đúng, vì Anh và Mĩ đã tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
  • D Không, vì thực dân Pháp mới là thủ phạm chính gây ra cuộc chiến tranh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Khi đành gia về cuộc chiến tranh Đông Dương, hai quốc gia Anh và Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ chiến tranh (1945 – 1954) xuất phát từ lí do hai nước này đã tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.

- Sau Cách mạng tháng Tám, từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam quân Anh đã tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam (sgk 12 trang 121).

- Mĩ có nhiều hành động viện trợ cho Pháp về kinh tế quân sự để duy trì chiến tranh, thể hiện qua một số sự kiện tiêu biểu sau:

Đồng ý với kế hoạch Rơve của Pháp.

Ngày 7-2-1950, Mĩ công nhận chính phủ Bảo Đại.

Ngày 8-5-1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước điều khiển chiến tranh Đông Dương.....

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

  • A “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”. 
  • B Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”. 
  • C “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
  • D “Phải phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp”.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các tầng lớp nhân dân ta đã hết lòng phục vụ tiền tuyến. Hàng chục vạn chiến sĩ dân công từ khắp các nẻo đường của đất nước đã vượt qua đèo cao, vực sâu, vượt qua máy bay địch bắn phá và bom nổ chậm để chuyển hàng chục vạn tấn lương thực, đạn dược cho bộ đội đánh giặc. Hàng vạn thanh niên xung phong ngày đêm phối hợp với các đơn vị công binh, anh dũng mở đường và phá bom nổ chậm của địch trên các tuyến đường giao thông vận tải. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở Điện Biên Phủ, đã xuất hiện biết bao tấm gương chiến đấu kiên cường, anh dũng, mưu trí, sáng tạo, làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, là khí phách Việt Nam được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ trong những thời điểm thử thách cam go, ác liệt nhất.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Lấy thân mình chèn bánh pháo là hành động của anh hùng nào trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?

  • A Tô Vĩnh Diện. 
  • B Phan Đình Giót. 
  • C Bế Văn Đàn.  
  • D La Văn Cầu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Ngày 1 tháng 2 năm 1954, đơn vị ông trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Tô Vĩnh Diện cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo bị hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu. Tô Vĩnh Diện lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng anh cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, anh vẫn còn hỏi "Pháo có việc gì không" trước khi chết

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là

  • A  thần tốc, táo bạo, chắc thắng.
  • B đánh nhanh, thắng nhanh
  • C đánh điểm, diệt viện
  • D đánh chắc, tiến chắc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận sáng ngày 26/01/1954, sau khi thảo luận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: “Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9-1953) đề ra kế hoạch tác chiến trong Đông – Xuân (1953-1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?

  • A  Quân sự và ngoại giao.
  • B  Chính trị và quân sự.
  • C Chính trị và ngoại giao.
  • D  Chính diện và sau lưng địch

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Từ cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động, đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch đánh bại địch ở Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close