20 bài tập Ba định luật Niu-tơn mức độ vận dụngLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu ?
Đáp án: B Phương pháp giải: Phương pháp: - Gia tốc: \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}}\) - Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Cách giải: Gia tốc của vật: \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{8 - 2}}{3} = 2m/{s^2}\) Lực tác dụng vào vật: \(F = ma = 5.2 = 10N\) Chọn B Câu hỏi 2 : Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s2. Độ lớn của lực hãm là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Phương pháp: Hệ thức của định luật II Niu - tơn: \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Cách giải:
Lực hãm là lực gây gia tốc của chuyển động chậm dần đều: \(\left| {{F_h}} \right| = {\rm{ }}m.\left| a \right| = 50000.0,5 = 25000N\) Chọn A Câu hỏi 3 : Lần lượt tác dụng có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3F1 = 2F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số a2/a1 là
Đáp án: A Phương pháp giải: Phương pháp: Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Cách giải: Theo định luật II Niu – tơn ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = m{a_1}\\{F_2} = m{a_2}\end{array} \right.\) Theo bài ra: \(3{F_1}\; = 2{F_2} \Leftrightarrow 3.m{a_1} = 2.m{a_2} \Rightarrow \dfrac{{{a_2}}}{{{a_1}}} = \dfrac{3}{2}\) Chọn A Câu hỏi 4 : Một vật có khối lượng 9,0kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 4,0 m/s2. Lực gây ta gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2
Đáp án: A Phương pháp giải: - Hệ thức của định luật II Niu - tơn: \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \) - Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật. Công thức của trọng lực: P = m.g Lời giải chi tiết: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật. - Áp dụng định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \Rightarrow F = ma = 9.4 = 36N\) - Trọng lượng của vật: P = mg = 9.10 = 90N Vậy F = 36N và nhỏ hơn trọng lượng P của vật. Chọn A Câu hỏi 5 : Một vật có khối lượng 5kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 400cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:
Đáp án: A Phương pháp giải: + Công thức tính quãng đường của chuyển động thẳng biến đổi đều: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\) + Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 0\\s = 400m = 4m\\t = 2s\end{array} \right.\) Áp dụng công thức \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2} \Leftrightarrow 4 = \dfrac{1}{2}a{.2^2} \Rightarrow a = 2m/{s^2}\) Độ lớn hợp lực tác dụng vào vật: \(F = ma = 5.2 = 10N\) Chọn A. Câu hỏi 6 : Lực \(\overrightarrow F \) truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực \(\overrightarrow F \) sẽ truyền cho vật khối lượng \(m = {m_1} - \;{m_2}\) gia tốc:
Đáp án: C Phương pháp giải: Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{a_1} = \dfrac{F}{{{m_1}}} \Rightarrow {m_1} = \dfrac{F}{{{a_1}}}\\{a_2} = \dfrac{F}{{{m_2}}} \Rightarrow {m_2} = \dfrac{F}{{{a_2}}}\\a = \dfrac{F}{{\left( {{m_1} - {m_2}} \right)}} \Rightarrow {m_1} - {m_2} = \dfrac{F}{a}\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \dfrac{F}{{{a_1}}} - \dfrac{F}{{{a_2}}} = \dfrac{F}{a} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{{a_1}}} - \dfrac{1}{{{a_2}}} = \dfrac{1}{a} \Leftrightarrow \dfrac{1}{a} = \dfrac{1}{2} - \dfrac{1}{6} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow a = 3m/{s^2}\) Chọn C. Câu hỏi 7 : Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s2. Ô tô đó khi chở hàng khởi hành với gia tốc 0,2m/s2. Biết rằng, hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Tính khối lượng của hàng hóa trên xe.
Đáp án: B Phương pháp giải: Phương pháp: Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Cách giải: Khối lượng của ô tô: M = 2 tấn = 2000kg Khối lượng của hàng: m Gọi a = 0,3m/s2là gia tốc của ô tô không chở hàng; Gọi a’ = 0,2m/s2 là gia tốc của ô tô khi chở hàng. Áp dụng định luật II Niuton cho hai trường hợp ta được: + Khi ô tô không chở hàng: F = M.a + Khi ô tô chở hàng, khối lượng hàng là m thì: F = (M + m).a’ Vì hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau nên: \(Ma = \left( {M + m} \right)a' \Rightarrow m = \dfrac{{M\left( {a - a'} \right)}}{{a'}} = \dfrac{{2000.\left( {0,3 - 0,2} \right)}}{{0,2}} = 1000kg\) Vậy khối lượng hàng hóa mà ô tô chở là 1 tấn. Chọn B Câu hỏi 8 : Một lực F truyền cho một vật khối lượng m1 một gia tốc 6m/s2, truyền cho m2 gia tốc 3m/s2. Lực F truyền cho m1 + m2 một gia tốc là :
Đáp án: C Phương pháp giải: Áp dụng định luật II Niuton ta có : \(F = ma \Rightarrow m = \dfrac{F}{a}\) Lời giải chi tiết: Theo bài ra ta có : \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = \dfrac{F}{{{a_1}}}\\{m_2} = \dfrac{F}{{{a_2}}}\\{m_1} + {m_2} = \dfrac{F}{a}\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{F}{{{a_1}}} + \dfrac{F}{{{a_2}}} = \dfrac{F}{a}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{6} + \dfrac{1}{3} = \dfrac{1}{a} \Rightarrow \dfrac{1}{a} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow a = 2m/{s^2}\end{array}\) Chọn C. Câu hỏi 9 : Một vật khối lượng 5kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2m/s từ độ cao 30m. Vật này rơi chạm đất sau 3s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10m/s2. Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng
Đáp án: A Phương pháp giải: - Công thức tính quãng đường: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\) - Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: m = 5kg; v0 = 2m/s; s = h = 30m; t = 3s Ta có: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2} \Rightarrow a = \dfrac{{2s - 2{v_0}t}}{{{t^2}}} = \dfrac{{2.30 - 2.2.3}}{{{3^2}}} = \dfrac{{16}}{3}m/{s^2}\) Chọn trục toạ độ thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Theo định luật II Niu – tơn ta có: \(\begin{array}{l}\overrightarrow P + {\overrightarrow F _c} = m.\overrightarrow a \\ \Rightarrow P - {F_c} = ma \Rightarrow {F_c} = P - ma = m\left( {g - a} \right) = 5.\left( {10 - \dfrac{{16}}{3}} \right) = 23,33N\end{array}\) Chọn A. Câu hỏi 10 : Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau?
Đáp án: B Phương pháp giải: Định luật I Niu – tơn: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều Lời giải chi tiết: Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau \( \Rightarrow \overrightarrow a = 0\) Từ đồ thị ta thấy từ 0 đến 1s vận tốc của vật không đổi → Vật chuyển động thẳng đều. Vậy trong khoảng từ 0 đến 1s các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau Chọn B. Câu hỏi 11 : Một quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là
Đáp án: D Phương pháp giải: - Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) - Định luật III Niu – tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Biểu thức : \(\overrightarrow {{F_{BA}}} = - \overrightarrow {{F_{AB}}} \) - Công thức tính gia tốc : \(a = \dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}}\) Lời giải chi tiết: Chọn chiều (+) cùng chiều chuyển động bật ra của quả bóng. Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = - 90km/h = - 25m/s\\v = 54km/h = 15m/s\end{array} \right.\) Gia tốc của vật: \(a = \dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{15 - \left( { - 25} \right)}}{{0,05}} = 800m/{s^2}\) Theo định luật III Niu-tơn ta có: \({F_{T \to B}} = {F_{B \to T}} = ma = 0,2.800 = 160N\) Chọn D. Câu hỏi 12 : Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,5 m/s2. Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là
Đáp án: A Phương pháp giải: Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Gọi mx , mh là khối lượng của xe và hàng. + Khi xe chở hàng thì: \(m = {m_x} + {m_h} = 5000kg\) → Lực tác dụng vào xe lúc này là: \(F = ma = 5000.0,3 = 1500N\) + Khi xe không chở hàng thì: \(m = {m_x} \Rightarrow F = {m_x}a' \Rightarrow {m_x} = \dfrac{F}{{a'}} = \dfrac{{1500}}{{0,5}} = 3000kg\) Chọn A. Câu hỏi 13 : Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là :
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Câu hỏi 14 : Một vật có khối lượng 8,0kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu ? So sánh độ lớn của lực này với trọng lực của vật. Lấy g = 10m/s2.
Đáp án: C Phương pháp giải: F = ma P = mg Lời giải chi tiết: F = ma = 8.2 = 16N P = mg = 8.10 = 80N Chọn C Câu hỏi 15 : a) Phải treo một khối lượng bằng bao nhiêu vào đầu một lò xo có độ cứng 100N/m để nó giãn ra một đoạn là 10 cm? Lấy g = 10m/s2 b) Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 2m/s2; truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 6m/s2. Hỏi nếu lực F truyền cho vật khối lượng m = m1 – m2 thì gia tốc của m bằng bao nhiêu? Phương pháp giải: pp động lực học chất điểm, áp dụng định luật II - NIu - tơn, công thức lực đàn hồi Lời giải chi tiết: a) Khi treo một vật vào đầu một lò xo thẳng đứng thì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực đàn hồi của lò xo và trọng lực, hai lực cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều. Ta có : \(\begin{array}{l} b) Áp dụng phương trình của định luật II Niu – Tơn cho từng trường hợp ta có: \(\begin{array}{l}
Câu hỏi 16 : Dưới tác dụng của lực \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) , vật m thu đươc gia tốc \(\overrightarrow{{{a }_{1}}}\left( {{a}_{1}}=3m/{{s}^{2}} \right)\) . Dưới tác dụng của lực \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\), vật m thu đươc gia tốc \(\overrightarrow{{{a }_{2}}}\left( {{a}_{2}}=3m/{{s}^{2}} \right)\). Nếu vật m chịu tác dụng đồng thời của hai lực \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) thì vật không thể thu được gia tốc có độ lớn bằng
Đáp án: A Phương pháp giải: Theo định luật II Niuton ta có \(\overrightarrow{F}=m\overrightarrow{a}\), lực tác dụng cùng hướng với gia tốc của vật Lời giải chi tiết: + Với $\overrightarrow{F}=m\overrightarrow{a}$ , với $\overrightarrow{F}=\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}$ thì $\overrightarrow{a}=\overrightarrow{{{a}_{1}}}+\overrightarrow{{{a}_{2}}}$ Ta luôn có $\left| {{a}_{1}}-{{a}_{2}} \right|\le a\le {{a}_{1}}+{{a}_{2}}=>a$ không thể là 7 m/s2 . Đáp án A Câu hỏi 17 : Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu ?
Đáp án: C Phương pháp giải: Phương pháp:
- Công thức tính quãng đường: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\) - Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) Lời giải chi tiết: Cách giải: m = 2kg; v0 = 0; s = 80cm = 0,8m; t = 0,5s Ta có: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2} \Rightarrow a = \dfrac{{2s}}{{{t^2}}} = \dfrac{{2.0,8}}{{0,{5^2}}} = 6,4m/{s^2}\) Hợp lực tác dụng lên vật là: \(F = ma = 2.6,4 = 12,8N\) Chọn C Câu hỏi 18 : Một vật chuyển động với gia tốc 0,2m/s2 dưới tác dụng của một lực 40N. Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60N.
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng biểu thức của định luật II Newton Lời giải chi tiết: Áp dụng biểu thức của định luật II Newton ta có \(a = {F \over m} \Rightarrow m = {F \over a}\) Thay số vào bài ta được: \({{{F_1}} \over {{a_1}}} = {{{F_2}} \over {{a_2}}} \Rightarrow {a_2} = {{{F_2}} \over {{F_1}}}.{a_1} = {{60} \over {40}}.0,2 = 0,3m/{s^2}\) Chọn đáp án B Câu hỏi 19 : Một lực có độ lớn F = 20 N tác dụng vào một vật, làm vận tốc của vật tăng từ 4 m/s đến 8 m/s trong khoảng thời gian t = 16s. Khối lượng của vật là
Đáp án: A Phương pháp giải: Định luật II Niu tơn và động học chất điểm Lời giải chi tiết: Gia tốc của vật là:
Câu hỏi 20 : a) Phát biểu và viết biểu thức của định luật II Niu-tơn? b) Dưới tác dụng của lực F1 = 20N, vật chuyển động với gia tốc a1 = 0,2m/s2. Nếu vật chịu tác dụng của một lực F2 = 10N thì vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu?
Đáp án: B Phương pháp giải: a) Phát biểu nội dung định luật 2 Niu tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu thức: \(\overrightarrow{a}=\frac{\overrightarrow{F}}{m}\) b) Áp dụng thay số vào biểu thức trên. Lời giải chi tiết: a) Phát biểu nội dung định luật 2 Niu tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu thức:\(\overrightarrow{a}=\frac{\overrightarrow{F}}{m}\) hay \(\overrightarrow{F}=m\overrightarrow{a}\) b) Áp dụng thay số vào biểu thức trên. 20 = m.0,2 --> m = 100kg F2 = 10N = ma2 --> a2 = 0,1m/2 Quảng cáo
|