15 bài tập tổng hợp Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuậnLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Phương pháp: - Áp dụng kiến thức về hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau và tính chất của nó. - Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y=x.k\) thì ta nói y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k (với k là hằng số khác 0) - Nếu hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau thì: + Tỷ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi. + Tỷ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỷ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia. Lời giải chi tiết: Hướng dẫn giải chi tiết: A. Sai vì tỷ số giá trị tương ứng của chúng không thay đổi chứ không phải là 1 B. Sai vì ở đây không phải là hiệu của hai đại lượng C. Đúng theo tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau D. Sai vì chưa có điều kiện của k là gì. Chọn C. Câu hỏi 2 : Khi có \(y = k.x\) ta nói:
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa tỉ lệ thuận Lời giải chi tiết: Nếu đai lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y = kx\) (với \(k\) là hằng số khác \(0\) ) thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k.\) Chọn A. Câu hỏi 3 : Biết \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) và khi \(x = - 3\) thì \(y = 1\) . Khi \(x = 1\) thì \(y\) bằng:
Đáp án: B Phương pháp giải: Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên \(y = kx\) trong đó \(k\) là hệ số tỉ lệ. Khi đó với mỗi một giá trị \({x_1},\,{x_2},{x_3},...\) khác 0 của \(x\) ta có một giá trị tương ứng \({y_1} = k{x_1},\,{y_2} = k{x_2},\,{y_3} = k{x_3},...\) Do đó: \(\frac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \frac{{{y_2}}}{{{x_2}}} = \frac{{{y_3}}}{{{x_3}}} = ... = k\) Theo đề bài cho ta thiết lập được mối quan hệ giữa các giá trị của x và y đã cho rồi tìm ra y tương ứng khi \(x = 1\). Lời giải chi tiết: Theo đề bài \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Gọi hệ số tỉ lệ của \(x\) và \(y\) là \(k\) ta có: \(\frac{1}{{ - 3}} = \frac{y}{1} \Rightarrow y = \frac{{1.1}}{{ - 3}} = \frac{{ - 1}}{3}\) Chọn B Câu hỏi 4 : \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết \(x = 3\) thì \(y = - 6\) . Hỏi \(y = 4\) thì \(x\) bằng bao nhiêu?
Đáp án: A Phương pháp giải: Định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận: + Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y = kx\) (với \(k\) là hằng số khác \(0\) ) thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\) + Khi đại lượng \(y\) tỉ lệ thuận với đại lượng \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\) (\(k\) khác \(0\) ) thì \(x\) cũng tỉ lệ thuận với \(y\) theo hệ số tỉ lệ \(\frac{1}{k}\) và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ thuận với nhau. Lời giải chi tiết: Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên \(y = kx\,\) với \(k\) là hằng số khác 0. \( \Rightarrow k = \frac{y}{x};\,\,\,x = \frac{y}{k}\) . Khi \(x = 3\) thì \(y = - 6 \Rightarrow k = \frac{{ - 6}}{3} = - 2\) Nếu \(y = 4\) thì \(x = \frac{y}{k} = \frac{y}{{ - 2}} = - 2\) Chọn A Câu hỏi 5 : Cứ \(100\,kg\) thóc thì cho \(60\,kg\) gạo. Hỏi \(2\)tấn thóc thì cho bao nhiêu kilogam gạo?
Đáp án: D Phương pháp giải: + Xác định tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng + Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Lời giải chi tiết: Đổi \(2\)tấn\( = 2000\,kg\). Gọi \(x\,\,\left( {x > 0} \right)\) là số kilogam gạo có trong hai tấn thóc. Ta thấy số tấn thóc và số gạo là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Ta có \(\frac{{60}}{{100}} = \frac{x}{{2000}} \Rightarrow x = \frac{{2000.60}}{{100}} = 1200\) kg. Vậy 2 tấn thóc có \(1200\,kg\) gạo. Chọn D. Câu hỏi 6 : Tìm \(x,\,\,y\) biết: Câu 1: \(\frac{1}{3} + \frac{2}{3}:x = - 2\)
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}\frac{1}{3} + \frac{2}{3}:x = - 2\\ \Leftrightarrow \frac{2}{3}:x = - 2 - \frac{1}{3}\\ \Leftrightarrow \frac{2}{3}:x = \frac{{ - 7}}{3}\\ \Leftrightarrow x = \frac{2}{3}:\frac{{ - 7}}{3}\\ \Leftrightarrow x = \frac{{ - 2}}{7}\end{array}\) Vậy \(x = \frac{{ - 2}}{7}\). Chọn B. Câu 2: \(7x = 3y\) và \(2x - y = 16\)
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. Lời giải chi tiết: \(7x = 3y\) và \(2x - y = 16\) Ta có \(7x = 3y\,\, \Rightarrow \,\,\frac{x}{3} = \frac{y}{7}\,\, \Rightarrow \frac{{2x}}{6} = \frac{y}{7}\) Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\begin{array}{l}\frac{{2x}}{6} = \frac{y}{7} = \frac{{2x - y}}{{6 - 7}} = \frac{{16}}{{ - 1}} = - 16\\ \Rightarrow \frac{{2x}}{6} = - 16\,\, \Rightarrow \frac{x}{3} = - 16\, \Rightarrow x = - 16.3 = - 48\\\,\,\,\,\,\,\,\frac{y}{7} = - 16\,\,\, \Rightarrow y = - 16.7 = - 112\end{array}\) Vậy \(x = - 48\) và \(y = - 112\). Chọn B. Câu 3: Một nhân viên văn phòng có thể đánh máy được \(160\) từ trong \(2,5\) phút. Hỏi cần bao nhiêu phút để người đó đánh được \(800\) từ? (giả thiết rằng thời gian để đánh được các từ là như nhau).
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào bài toán tỉ lệ thuận. Lời giải chi tiết: c) Gọi \(x\) là thời gian cần thiết để người đó đánh được \(800\) từ \((x > 0)\). Vì thời gian và số từ đánh được là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có: \(\frac{x}{{2,5}} = \frac{{800}}{{160}}\,\,\, \Rightarrow x = \frac{{800.2,5}}{{160}} = 12,5\,\,\) Vậy cần \(12,5\) phút để người đó đánh được \(800\) từ. Chọn C. Câu hỏi 7 : Hưởng ứng phong trào: “Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số”, ba lớp 7A, 7B, 7C đóng góp cho thư viện nhà trường được 300 quyển sách. Biết rằng số sách đóng góp cho thư viện của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 5; 3; 7. Tính số sách đóng góp cho thư viện của mỗi lớp.
Đáp án: C Phương pháp giải: +) Phân tích kỹ đầu bài, gọi số sách đóng góp cho thư viện của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c +) Từ dãy tỉ số bằng nhảu rút b, c theo a thế vào biểu thức từ dữ kiện đầu bài để giải tìm a, b, c Lời giải chi tiết: Gọi số sách đóng góp cho thư viện của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c (a, b, c \( \in {\mathbb{N}^*}\); a , b, c < 300) Ba lớp 7A, 7B, 7C đóng góp cho thư viện nhà trường được 300 quyển sách nên: \(a + b + c = 300\) (1) Số sách đóng góp cho thư viện của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 5; 3; 7 nên: \(a:b:c = 5:3:7 \Rightarrow \frac{a}{5} = \frac{b}{3} = \frac{c}{7}\) Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\begin{array}{l}\frac{a}{5} = \frac{b}{3} = \frac{c}{7} = \frac{{a + b + c}}{{5 + 3 + 7}} = \frac{{300}}{{15}} = 20\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 20.5 = 100\;\;\;\left( {tm} \right)\\b = 20.3 = 60\;\;\;\;\;\left( {tm} \right)\\c = 20.7 = 140\;\;\;\;\left( {tm} \right)\end{array} \right..\end{array}\) Vậy ba lớp 7A, 7B, 7C đóng góp cho thư viện lần lượt 100, 60, 140 quyển sách. Câu hỏi 8 : Cho biết để hoàn thành công việc trong 10 giờ thì cần 48 người làm. Hỏi nếu chỉ có 40 người làm thì mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc đó? (Năng suất làm việc của mỗi công nhân là như nhau).
Đáp án: A Phương pháp giải: Xác định hai đại lượng ở đề bài là tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch từ đó dựa vào lý thuyết để tìm . Lời giải chi tiết: Gọi thời gian để hoàn thành công việc đó nếu chỉ có 40 người làm là x (giờ) (\(x > 10\)) Vì số người làm và thời gian để hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên: \(10.48 = x.40 \Leftrightarrow x = \frac{{480}}{{40}} = 12\) (giờ) Vậy nếu chỉ có 40 người làm thì mất 12 giờ để hoàn thành công việc đó. Chọn A. Câu hỏi 9 : Cho \(x;y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết rằng với hai giá trị \({x_1};{x_2}\) của \(x\) có tổng bằng \(1\) thì hai giá trị tương ứng \({y_1};{y_2}\) có tổng bằng \(5\). Biểu diễn \(y\) theo \(x\) ta được:
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Lời giải chi tiết: Vì \(x;y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận ta có \(\frac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \frac{{{y_2}}}{{{x_2}}}\) Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\frac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \frac{{{y_2}}}{{{x_2}}} = \frac{{{y_1} + {y_2}}}{{{x_1} + {x_2}}} = \frac{5}{1} = 5\) (vì \({y_1} + {y_2} = 5;{x_1} + {x_2} = 1\)) Vậy \(y\) và \(x\) tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ là \(5\). Suy ra \(y = 5x.\) Chọn B. Câu hỏi 10 : Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 2 : 4 : 6. Hỏi mỗi đơn vị được chia bao nhiêu tiền lãi nếu tổng số tiền lãi là 600 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã đóng?
Đáp án: C Phương pháp giải: - Đặt ẩn theo yêu cầu của đề bài. - Lập tỉ lệ thức theo giả thiết của bài toán. - Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm giá trị của ẩn. Lời giải chi tiết: Gọi số tiền lãi mỗi đơn vị kinh doanh nhận được lần lượt là x, y, z (triệu đồng) \(\left( 0<x,\ y,\ z<600 \right).\) Theo giả thiết của đề bài, ta có: \(\frac{x}{2}=\frac{y}{4}=\frac{z}{6}=\frac{x+y+z}{2+4+6}=\frac{600}{12}=50\) \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=2.50=100\ \ \ \left( tm \right) \\ & y=4.50=200\ \ \ \left( tm \right) \\ & z=6.50=300\ \ \ \ \left( tm \right) \\ \end{align} \right..\) Vậy số tiền lãi mỗi đơn vị kinh doanh nhận được lần lượt là 100 triệu đồng, 200 triệu đồng và 300 triệu đồng. Chọn C Câu hỏi 11 : Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ thuận với \(3;5;7\). Biết rằng tổng độ dài cạnh lớn nhất và cạnh nhỏ nhất lớn hơn cạnh còn lại là \(20m\). Tính cạnh nhỏ nhất của tam giác.
Đáp án: B Phương pháp giải: + Xác định tương quan tỉ lệ thuận giữa các đại lượng + Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận. + Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Lời giải chi tiết: Gọi ba cạnh của tam giác là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\). Giả sử \(x;y;z\) giác tỉ lệ thuận với \(3;5;7\) ta có \(\frac{x}{3} = \frac{y}{5} = \frac{z}{7}\) thì \(x\) là cạnh lớn nhất và \(z\) là cạnh nhỏ nhất của tam giác. Khi đó theo bài ra ta có \(x + z - y = 20.\) Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có \(\frac{x}{3} = \frac{y}{5} = \frac{z}{7} = \frac{{x - y + z}}{{3 - 5 + 7}} = \frac{{20}}{5} = 4\) Do đó \(x = 4.3 = 12\,m.\) Vậy cạnh nhỏ nhất của tam giác là \(12\,m.\) Chọn B. Câu hỏi 12 : Dùng \(10\) máy thì tiêu thụ hết \(80\) lít xăng. Hỏi dùng \(13\) máy (cùng loại) thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
Đáp án: A Phương pháp giải: + Gọi số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(x\,\left( {x > 0} \right)\). + Xác định rằng số máy và số xăng tiêu thụ là hai đại lượng tỉ lệ thuận. + Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận. Lời giải chi tiết: Gọi số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(x\,\left( {x > 0} \right)\). Vì số máy và số xăng tiêu thụ là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có \(\frac{{80}}{{10}} = \frac{x}{{13}} \Rightarrow x = \frac{{80.13}}{{10}} = 104\) lít. Vậy số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(104\) lít xăng. Chọn A. Câu hỏi 13 : Ba công nhân có năng suất lao động tương ứng tỉ lệ với \(3,5,7\) . Tính tổng số tiền ba người được thưởng nếu biết tổng số tiền thưởng của người thứ nhất và người thứ hai là \(5,6\) triệu đồng.
Đáp án: C Phương pháp giải: + Gọi số tiền thưởng của ba công nhân lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right).\) + Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Lời giải chi tiết: Gọi số tiền thưởng của ba công nhân lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right).\) Vì năng suất lao động tương ứng tỉ lệ với \(3,5,7\) nên số tiền thưởng cũng tỉ lệ thuận với \(3,5,7\) Ta có \(\frac{x}{3} = \frac{y}{5} = \frac{z}{7}\) và \(x + y = 5,6\) Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có \(\frac{x}{3} = \frac{y}{5} = \frac{z}{7} = \frac{{x + y}}{{3 + 5}} = \frac{{5,6}}{8} = 0,7\,\left( 1 \right)\) Lại có \(\frac{x}{3} = \frac{y}{5} = \frac{z}{7} = \frac{{x + y + z}}{{3 + 5 + 7}} = \frac{{x + y + z}}{{15}}\,\left( 2 \right)\) Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{{x + y + z}}{{15}} = 0,7 \Rightarrow x + y + z = 10,5.\) Tổng số tiền ba người được thưởng là 10,5 triệu. Chọn C. Câu hỏi 14 : Cho biết 3 người đi câu cá trong 2 ngày được 5 con cá. Hỏi 6 người đi câu cá trong 1 ngày thì câu được bao nhiêu con cá, biết khả năng câu được cá của mỗi người là như nhau. Phương pháp giải: Phương pháp: Sử dụng mối quan hệ của ba đại lượng, trong đó nếu giữ nguyên giá trị một đại lượng thì hai đại lượng còn lại tỉ lệ thuận với nhau. Lời giải chi tiết: Hướng dẫn giải chi tiết: Ta có: 3 người câu trong 2 ngày được 5 con cá Suy ra 6 người câu trong 2 ngày được 10 con cá (giữ nguyên số ngày thì số người và số cá tỉ lệ thuận với nhau) Do đó 6 người câu trong 1 ngày được 5 con cá. (giữ nguyên số người thì số ngày và số cá tỉ lệ thuận với nhau) Vậy 6 người câu trong 1 ngày được 5 con cá. Câu hỏi 15 : Ba đơn vị cùng vận chuyển \(772\) tấn hàng. Đơn vị A có \(12\) xe, trọng tải mỗi xe là \(5\) tấn. Đơn vị B có \(14\) xe, trọng tải mỗi xe là \(4,5\) tấn. Đơn vị C có \(20\) xe, trọng tải mỗi xe là \(3,5\)tấn. Hỏi đơn vị B đã vận chuyển bao nhiêu tấn hàng, biết rằng mỗi xe được huy động một số chuyến như nhau?
Đáp án: D Phương pháp giải: + Gọi \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\) lần lượt là số tấn hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển được. + Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận. + Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Lời giải chi tiết: Mỗi lượt huy động xe, các đơn vị vận chuyển một khối lượng hàng tương ứng là: + Đơn vị A: \(12.5 = 60\) tấn. + Đơn vị B: \(14.4,5 = 63\) tấn. + Đơn vị C: \(20.3,5 = 70\) tấn. Vì số lượt huy động xe là như nhau nên khối lượng hàng vận chuyển được của ba đơn vị tỉ lệ thuận với khối lượng hàng của các đơn vị vận chuyển được trong mỗi lượt huy động. Gọi \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\) lần lượt là số tấn hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển được ta có: \(\frac{x}{{60}} = \frac{y}{{63}} = \frac{z}{{70}}\) và \(x + y + z = 772\). Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\frac{x}{{60}} = \frac{y}{{63}} = \frac{z}{{70}} = \frac{{x + y + z}}{{60 + 63 + 70}} = \frac{{772}}{{193}} = 4\) Do đó \(y = 63.4 = 252\) tấn. Vậy đơn vị B đã vận chuyển \(252\) tấn hàng. Chọn D. Quảng cáo
|