Đề số 71 - Đề thi thử THPT Quốc gia Vật líĐáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí đề trắc nghiệm Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Theo Borh, trong nguyên tử hiđro electron chuyển động tròn quanh hạt nhân trên các quỹ đạo dừng dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện. Chuyển động có hướng các điện tích qua một tiết diện là một dòng điện vì thế chuyển động của electron quanh hạt nhân là các dòng điện – gọi là dòng điện nguyên tử. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo L thì dòng điện nguyên tử có cường độ I1, khi electron chuyển động trên quỹ đạo N thì dòng điện nguyên tử có cường độ là I2. Tỉ số I1/I2 là. A. 1/4 B. 1/8 C. 4 D. 8 Câu 2: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào catốt của tế bào quang điện, để triệt tiêu dòng quang điện thì hiệu điện thế hãm Uh = -1,48 V. Vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron là A. 8,2.105 m/s B. 6,2.105m/s C. 7,2.105m/s D. 5,2.105m/s Câu 3: Một đám nguyên tử Hiđrô đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng En ( n = 4) khi chúng chuyển về trạng thái cơ bản có thể phát ra nhiều nhất bao nhiêu bức xạ đơn sắc? A. 3 B. 6 C. 10 D. 15 Câu 4: Trong chân không, ánh sáng có bước sóng là 0,689μm. Năng lượng của photôn ứng với ánh sáng này có giá trị là A. 0,4 eV B. 0,2V. C. 1,8eV. D. 2,1eV. Câu 5: Phát biểu nào là sai khi nói về tính chất lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng? A. Hiện tượng giao thoa thể hiện ánh sáng có tính chất sóng. B. Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì càng thể hiện rõ tính chất hạt. C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện rõ tính chất hạt. D. Hiện tượng quang điện ngoài thể hiện ánh sáng có tính chất hạt. Câu 6: Thí nghiêm giao thoa Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 4,375mm người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đương thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 0,75m thì thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai. Bước sóng λ có giá trị là A. 0,60μm B. 0,50μm C. 0,70μm D. 0,64μm Câu 7: Trong thí nghiện Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe hẹp một khoảng không đổi D, a là khoảng cách giữa hai khe hẹp thay đổi được. Xét điểm M trên màn lúc đầu là vân sáng bậc 4. Nếu giảm hoặc tăng khoảng cách giữa hai khe hẹp một lượng ∆a thì tại M là vân sáng bậc k và vân sáng bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách giữa hai khe hẹp thêm một lượng 2,5∆a thì tại M là A. Vân tối thứ 9 B. Vân sáng bậc 8 C. vân sáng bậc 9 D. vân tối thứ 7. Câu 8: Hai khe Young cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách khe 2m,. Tại N cách vân trung tâm 1,4mm có A. Vân sáng bậc 3 B. Vân tối thứ 4 C. Vân tối thứ 5 D. Vân tối bậc 4. Câu 9: Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại. B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện ngoài đối với mọi kim loại C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại thì không phát ra tia hồng ngoại. D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây iôn hóa mạnh các chất khí. Câu 10: Một lăng kính có góc chiết quang A = 60, chiếu một chùm tia tới song song hẹp màu lục vào cạnh bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc A sao cho một phần của chùm tia sáng không đi qua lăng kính và một phần qua lăng kính. Biết chiết xuất của lăng kính đối với ánh sáng màu lục n = 1,55. Khi i, A bé thì góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là: A. 2,860 B. 2,750 C. 3,30 D. 2,570 Câu 11: quan sát những người thợ hàn điện, khi làm việc học thường dùng mặt nạ có tấm kính tím để che mặt. Họ làm như vậy là để: A. Tránh làm cho da tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại và chống lóa mắt. B. Chống bức xạ nhiệt làm hỏng da mặt. C. Chống hàm lượng lơn tia hồng ngoại tới mặt, chống lóa mắt. D. Ngăn chặn tia X chiếu tới mắt là hỏng mắt Câu 12: Quang phổ liên tục A. Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát B. Phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. C. Không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. D. Phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát Câu 13: Đặt một nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng U và tần số f vào hai đầu của đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Nối hai đầu tụ với một ampe kế thì thấy nó chỉ 1A đồng thời dòng điện chạy qua ampe kế chậm pha π/6 so với hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch. Nếu thay ampe kế bằng một vôn kế thì thấy nó chỉ 195,19V, đồng thời hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu vôn kế lệch pha một góc π/4 so với hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch. Hiệu điện thế dụng của nguồn xoay chiều là A. 125V. B. 175V. C. 150V. D. 100V. Câu 14: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng ( bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100V. Ở cuộn thứ cấp, nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điên áp đó lừ 3U. Nếu tăng thêm 4n vòng dây ở cuôn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn này bằng A. 200V. B. 100V. C. 300V. D. 110V. Câu 15: Cho một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điện áp ở hai đầu mạch là \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}100\sqrt 2 cos(100\pi t)V\), bỏ qua điện trở dây nối. Biết cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là 2A và lệch pha \(\dfrac{\pi }{3}\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Giá trị của R là A. 50Ω . B. 25Ω . C. \(50\sqrt 3 \) Ω . D. \(\dfrac{{50}}{{\sqrt 3 }}\) Ω. Câu 16: Cường độ dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 4cos120πt (A). Dòng điện này A. Có chiều thay đổi 60 lần trong 1s. B. Có tần số bằng 50Hz. C. Có giá trị hiệu dụng bằng 2A D. Có giá trị trung bình trong một chu kì bằng 0. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần? A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch được tính bằng công thức: I= U/(ωL). B. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng không. C. Điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch luôn sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện. D. Tần số của điện áp càng lớn thì dòng điện càng dễ đi qua cuộn dây. Câu 18: Đối với mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện A.Cường độ dòng điện và điện áp tức thời biến thiên đồng pha B. Hệ số công suất của dòng điện bằng o. C. Cường độ dòng điện hiệu dụng không phụ thuộc vào tần số của điện áp. D. Pha của cường độ dòng điện tức thời luôn bằng o. Câu 19: Dòng điện xoay chiều là dòng điện A. Có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian B. Có chiều thay đổi liên tục C. Có trị số biến thiên tuần hoàn theo thời gian. D. Tạo ra từ trường biến thiên tuần hoàn. Câu 20: Trong mạch dao động LC. Tính độ lớn của cường độ dòng điện i đi qua cuộn dây khi năng lượng điện trườngcủa tụ điện bằng n lần năng lượng từ trường của cuộn dây. Biết cường độ cực đại đi qua cuộn dây là I0 A. i = I0/n B. \(i = \pm {I_0}/\sqrt {n + 1} \) C. i = I0 D. i = I0/(n+1) Câu 21: Mạch dao động LC lí tưởng có độ tự cảm L không đổi. khi tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1 = 75MHz. Khi ta thay tụ C1 bằng tụ C2 thì tần số dao động riêng của mạch là f2 =\(50\sqrt {10} \) MHz. Nếu ta dùng C1 nối tiếp C2 thì tần số dao động riêng f của mạch là: A. 175MHz. B. 125MHz. C. 25MHz D. 87,5MHz. Câu 22: Trong chân không. Một sóng điện từ có bước sóng 105m thì tần số của sóng này là: A. f = 3MHz B. f = 3.108Hz C. f = 12.108Hz D. f = 3000Hz. Câu 23: Cho đoạn mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Người ta nhận thấy sau những khoảng thời gian t/2 như nhau thì năng lượng trong cuộn cảm và tụ điện lại bằng nhau. Chu kì dao động riêng của mạch là: A. 4t B. 2t C. t/2 D. t/4 Câu 24: Điện tích trên bản cực của tụ điện dao động điều hòa với phương trình q = q0cos(2πft). Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến đổi: A. Điều hòa với tần số 2f B. Điều hòa với tần số f. C.Tuần hoàn với tần số 2f D. Tuần hoàn với tần số f Câu 25: Trong mạch dao động LC lí tưởng. biểu thức nào sau đây là đúng về mối liên hệ giữa U0 và I0 A. \({U_0} = {I_0}\sqrt {LC} \) B. \({I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \) C. \({I_0} = {U_0}\sqrt {\dfrac{C}{L}} \). D. \({U_0} = {I_0}\sqrt {\dfrac{C}{L}} \) Câu 26: Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch dao động là i = I0sin(ωt) thì biểu thức điện tích trên bản cực của tụ điện là q = q0cos(ωt +φ) với: A. φ = 0 B. φ = -π/2 C. φ = π/2 D. φ = -π. Câu 27: Hai nguồn sóng cùng pha A,B cách nhau 14cm có phương trình uA = uB = 4cos(100πt) mm. Tốc độ truyền sóng là 80cm/s. Điểm C trong vùng gặp nhau của hai sóng sao cho ∆ABC vuông cân tại A. Xác định số điểm dao dao động cùng pha với nguồn trên đoạn BC. A. 6 B. 7 C. 8 D.9 Câu 28: Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại M là L, khi cho S tiến lại gần M một đoạn 62m thì mức cường độ âm thăng thêm 3dB. Khoảng cách từ S đến M là A. 112m B.210m C. 148m D. 130m Câu 29: Một dây đàn hồi dài 0,25m, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là: A. 1m B. 0,5m C. 0,25m D. 0,125m Câu 30: Một sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 2,5m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là A. 1,25m B. 2,5m C. 5m D. 7m Câu 31: Khẳng định nào sau đây là đúng: Cho 2 nguồn sóng dao động ngược pha. Biên độ của sóng tổng hợp đạt giá trị A. Cực đại chỉ khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số chẵn bước sóng. B. Cực tiểu khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số lẻ bước sóng C. Cực tiểu khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số lẻ nửa bước sóng D. Cực đại chỉ khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số lẻ nửa bước sóng Câu 32: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp nhau bằng A. Hai lần bước sóng B.một bước sóng C.một nửa bước sóng D.một phần tư bước sóng Câu 33: Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi C. Cùng tần số và cùng pha D. Cùng tần số và hiệu pha không đổi Câu 34: vật thực hiện dao động điều hòa với chu kì T = 0,4s, trong thời gian 1,5phút, khoảng thời gian vật có li độ x vận tốc v thỏa mãn x.v ≤ 0 là A. 45s B. 15s C. 30s D. 20s Câu 35: con lắc đơn thực hiện dao động điều hòa, P và Q là hai điểm trên quỹ đạo con lắc đơn mà tại đó gai tốc tiếp tuyến lần lượt là 0,6m/s2 và -0,26m/s2. Gia tốc tiếp tuyến tại điểm M( M là điểm chính giữa cung PQ) có giá trị bằng A. 0,17m/s2 B. -0,43m/s2 C. -0,17m/s2 D. 0,43m/s2 Câu 36: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = 8cos(2πt). Kể từ lúc bắt đầu chuyển động vật đi quãng đường 84cm trong khoảng thời gian A. 8/3s B. 7/3s C. 3/7s D. 5/3s Câu 37: Trong dao động điều hòa, khi vật có động năng bằng 3 lần thế năng thì nó đang cách VTCB một đoạn( A là biên độ) A. A/4 B. A/2 C. A/3 D. A/5 Câu 38: Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ O. Gọi M, N là hai điểm nằm trên quỹ đạo ở về hai phía so với O. Vật chuyển động trên đoạn đường nào thì lực đàn hồi cùng hướng với vận tốc? A. từ M đến N . từ N đến M C. từ M và N về O D. từ O đến M hoặc N Câu 39: Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lơn scực tiểu khi A. li độ cực đại B. li độ cực tiểu C. pha cực đại D. tốc độ trị cực đại Câu 40: Trong một dao đông cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có giá trị thay đổi? A. Gia tốc và li độ B. Biên độ và li độ C. Biên độ và tần số D. Gia tốc và tần số. Lời giải chi tiết
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại Tuyensinh247.com Loigiaihay.com
Quảng cáo
|