Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 10 Quảng cáo
Đề bài I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm lá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! bông hoa chị cài đầu Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo. (Trích Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh – Lưu Trùng Dương) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng? Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng "ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du" và chị Võ Thị Sáu với "Bông hoa chị cài đầu" gợi lên ý nghĩa gì? Câu 4. Từ những tấm gương: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu… anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. (Trích Trao duyên – Truyện Kiều –Nguyễn Du, Ngữ văn tập 2 lớp 10) Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 2. - Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.) - Tác dụng: + Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những anh hùng, qua đó, bộc lộ lòng tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả. + Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ cho đoạn thơ. Câu 3. - Hình ảnh Lý Tự Trọng "ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du" và chị Võ Thị Sáu với "bông hoa chị cài đầu" gợi lên ý nghĩa: + Làm nổi bật tư thế hiên ngang, lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và vẻ đẹp tâm hồn của những người anh hùng sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, ngay cả khi họ đối diện với cái chết. Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh. Về hình thức: học sinh trình bày một đoạn văn dung lượng khoảng 5-7 dòng, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát. Về nội dung: đoạn văn cần nêu được những ý chính sau: - Nhận thức đúng đắn vai trò của những thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục, ngợi ca, biết ơn một cách chân thành. - Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: tự hào về truyền thống lịch sử, xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực; ra sức học tập góp phần xây dựng đất nước… II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận 12 câu thơ trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) 1. Mở bài - Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. - Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du. Tác phẩm là tiếng khóc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích Trao duyên đã nói lên nỗi xót xa của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho Thúy Vân. Đặc sắc nhất là 12 câu thơ đầu của đoạn trích, Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim trọng. 2. Cảm nhận đoạn thơ a. Nội dung * Hoàn cảnh của Kiều trước đó: Gia đình Kiều gặp gia biến, nàng vì chữ hiếu quyết định bán mình chuộc cha. * Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu): - Trước khi trao duyên, Kiều đặt Vân vào tình thế không thể chối từ. + Ngôn ngữ: "Cậy em", "chịu lời" (phân tích từ "cậy", "chịu" khác với "nhờ", "nhận". Kiều vừa nhờ vả vừa nài nỉ, ướm hỏi nhưng thực chất là ép buộc Thúy Vân. + Hành động, lời nói: "lạy" (trang nghiêm, trịnh trọng); "thưa" (tư thế hạ mình) ⟹ Cặp từ này phi lý khi sử dụng trong quan hệ chị em của lễ giáo phong kiến. Nhưng lại trở thành hợp lý trong quan hệ giữa người ban ơn và kẻ chịu ơn, thể hiện sự tôn trọng trước những gì Thúy Vân sẽ làm cho mình. * Lý lẽ trao duyên của Kiều (10 câu còn lại) - Thúy Kiều đưa ra mâu thuẫn mà mình đang phải đối mặt, suy nghĩ. + Kiều đã hẹn thề với Kim Trọng: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề Nhưng nàng lại vi phạm lời thề là người bội ước khi bán mình để chuộc cha. + Kiều giải thích nguyên nhân bội ước: "giữa đường đứt gánh tương tư"; "sóng gió bất kì". Nàng rất đau khổ khi phải lựa chọn giữa hiếu và tình. - Thúy Kiều đề xuất giải pháp để giải quyết mâu thuẫn: Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em + "Keo loan" là một loại keo được làm từ huyết con chim loan -> hy vọng Thúy Vân sẽ nối lại tình duyên với Kim Trọng một cách bền chặt. + "Mối tơ thừa": với Thúy Kiều đó là mối duyên, nhưng đối với Thúy Vân đó là mảnh duyên do chị trao lại, là mối duyên không trọn vẹn -> ý thức sâu sắc về sự thiệt thòi của Thúy Vân. + "Mặc em": phó mặc, trông cậy vào vào em. - Lấy duyên chị buộc vào duyên em khiến Vân không thể chối từ vì: Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non + "Ngày xuân": ẩn dụ cho tuổi xuân của người con gái. Vân vẫn còn trẻ, còn hạnh phúc, còn tương lai đầy hứa hẹn. + "Tình máu mủ": tình chị em ruột thịt. Chị cũng vì gia đình nên mới lỡ dở và phải nhờ đến em, vậy em hãy vì tình cảm chị em ruột thịt mà thay chị gánh trách nhiệm nặng nề, thay mình trả nghĩa cho Kim trọng. - Kiều giãi bày tâm trạng của mình: Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây Kiều luôn có dự cảm không lành, khi phải chia tay tình yêu có nghĩa là mình sẽ chết. Nhưng Kiều đã phó thác duyên cho Thúy Vân, vì vậy có thể ngậm cười nơi chín suối. ⟹ Kiều khéo léo thuyết phục em, có lý có tình. Lập luận sắc sảo thể hiện sự thông minh của Thúy Kiều. b. Nghệ thuật - Miêu tả diễn biến tâm lý. - Cách dùng từ, vận dụng thành ngữ, các biện pháp tu từ. - Cách ngắt nhịp, giọng điệu. 3. Đánh giá chung - Đoạn trích đã cho ta thấy số phận bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều - một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn. Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm lý con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua thử thách của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Loigiaihay.com Quảng cáo
|