GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Đề số 3 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán 8Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Toán 8 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Câu 1 (3,25 điểm): Giải các phương trình sau: a)2(4x−7)=3(x+1)+18b)3x+22+5−2x3=116 c)|x−1|+7=3xd)x+2x+3+2x−1x−3=13x−9x2−9 Câu 2 (1,25 điểm): Giải bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số: 3x+54−x−46≤3x+73. Câu 3 (1,5 điểm): Một ô tô đi từ A đến B trong một thời gian dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 40 km/h thì đến B chậm hơn 30 phút so với thời gian dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì đến B sớm hơn 24 phút so với thời gian dự đinh. Tính chiều dài quãng đường AB. Câu 4 (1 điểm): Bóng của một tháp trên mặt đất có độ dài 63m. Cùng thời điểm đó, một cây cột cao 2m cắm vuông góc với mặt đất có bóng dài 3m. Tính chiều cao của tháp. Câu 5 (3 điểm): Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AD,BE và CF cắt nhau tại H. a) Chứng minh: ΔABE∽ΔACF, từ đó suy ra AB.AF=AC.AE. b) Chứng minh: DB.DC=DA.DH. c) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng vuông góc với IH tại H cắt AB và AC lần lượt tại M và N. Chứng minh ΔAHN∽ΔBIH và H là trung điểm của MN. LG câu 1 Phương pháp giải: a) Sử dụng quy tắc chuyển vế đổi dấu để giải phương trình. b) Quy đồng mẫu, khử mẫu, đưa phương trình về dạng ax+b=0 rồi giải phương trình. c) Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối: |f(x)|=g(x) ⇔[{f(x)≥0f(x)=g(x){f(x)<0−f(x)=g(x) d) Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu: +) Đặt điều kiện. +) Quy đồng khử mẫu rồi đưa phương trình về dạng ax+b=0 rồi giải phương trình. +) Đối chiếu với điều kiện xác định rồi kết luận. Lời giải chi tiết: a)2(4x−7)=3(x+1)+18⇔8x−14=3x+3+18⇔5x=35⇔x=7. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x=7. b)3x+22+5−2x3=116⇔3(3x+2)+2(5−2x)=11⇔9x+6+10−4x=11⇔5x=11−6−10⇔5x=−5⇔x=−1. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x=−1. c)|x−1|+7=3x⇔|x−1|=3x−7⇔[{x−1≥0x−1=3x−7{x−1<0−(x−1)=3x−7⇔[{x≥1x−1=3x−7{x<1−x+1=3x−7⇔[{x≥13x−x=−1+7{x<1x+3x=7+1⇔[{x≥12x=6{x<14x=8⇔[{x≥1x=3{x<1x=2⇔x=3. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x=3. d)x+2x+3+2x−1x−3=13x−9x2−9 Điều kiện: x≠3;x≠−3. ⇔x+2x+3+2x−1x−3=13x−9(x−3)(x+3) ⇔(x+2)(x−3)+(2x−1)(x+3)(x−3)(x+3)=13x−9(x−3)(x+3) ⇔(x+2)(x−3)+(2x−1)(x+3)=13x−9 ⇔x2−x−6+2x2+5x−3=13x−9⇔3x2−9x=0⇔3x(x−3)=0⇔[3x=0x−3=0⇔[x=0(tm)x=3(ktm) Vậy phương trình có nghiệm là x=0. LG câu 2 Phương pháp giải: +) Quy đồng, khử mẫu của bất phương trình. +) Giải bất phương trình bằng các quy tắc cơ bản. +) Kết luận nghiệm của bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. Lời giải chi tiết: 3x+54−x−46≤3x+73⇔3(3x+5)−2(x−4)≤4(3x+7)⇔9x+15−2x+8≤12x+28⇔12x−9x+2x≥−28+15+8⇔5x≥−5⇔x≥−1. Vậy bất phương trình có tập nghiệm S={x|x≥−1}. LG câu 3 Phương pháp giải: Gọi chiều dài quãng đường AB là x(km),(x>0). Biểu diễn thời gian ô tô đi với vận tốc 40 km/h và khi đi với vận tốc 50 km/h. Theo đề bài, biểu diễn mối quan hệ thời gian ô tô đi hết quãng đường với vận tốc khác nhau để lập phương trình. Giải phương trình vừa lập được, đối chiếu với điều kiện xác định rồi kết luận. Lời giải chi tiết: Đổi 30 phút = 12 giờ và 24 phút = 25giờ Gọi chiều dài quãng đường AB là x(km),(x>0). Thời gian ô tô đi hết quãng đường AB với vận tốc 40km/h là: x40(h). Thời gian ô tô đi hết quãng đường AB với vận tốc 50km/h là: x50(h). Do nếu xe chạy với vận tốc 40 km/h thì đến B chậm hơn 30 phút so với thời gian dự định và nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì đến B sớm hơn 24 phút so với thời gian dự đinh nên: x40−12=x50+25⇔x40−x50=910⇔x4−x5=9⇔5x−4x20=9⇔5x−4x=20.9⇔x=180. Vậy quãng đường AB dài 180km. LG câu 4 Phương pháp giải: Sử dụng các định lý của tam giác đồng dạng để tính chiều cao của tháp. Lời giải chi tiết: Vì ở cùng 1 thời điểm nên ∠ACB=∠DFE ⇒ΔABC∽ΔDEF(g−g)⇒ABDE=BCEF ⇔AB=DE.BCEF=2.633=42(m). Vậy chiều cao của tháp là 42m. LG câu 5 Phương pháp giải: a) Chứng minh hai tam giác đồng dạng theo TH góc – góc, từ đó suy ra các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ. b) Chứng minh ΔDHB∽ΔDAC(g−g) sau đó suy ra các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ và suy ra đẳng thức cần chứng minh. c) Chứng minh ΔAHN∽ΔBIH(g−g) và ΔAHM∽ΔCIH(g−g) để từ đó suy ra H là trung điểm của MN. Lời giải chi tiết: a) Chứng minh: ΔABE∽ΔACF, từ đó suy ra AB.AF=AC.AE. Xét ΔABE và ΔACF ta có: ∠Achung∠AEB=∠AFC=900⇒ΔABE∽ΔACF(g−g)⇒ABAC=AEAF⇔AB.AF=AC.AE b) Chứng minh: DB.DC=DA.DH. Ta có: ∠DAC+∠ACD=900 (do ΔADC vuông tại D) ∠EBC+∠ACD=900 (do ΔBEC vuông tại E) ⇒∠EBC=∠DAC (cùng phụ với ∠ACD) Hay ∠DAC=∠HBD. Xét ΔDAC và ΔDBH ta có: ∠ADC=∠HDB=900∠HBD=∠DAC(cmt)⇒ΔDAC∽ΔDBH(g−g)⇒DADB=DCDH⇔DA.DH=DB.DC c) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng vuông góc với IH tại H cắt AB và AC lần lượt tại M và N. Chứng minh và H là trung điểm của MN. Ta có: ∠EHN=∠MHB (hai góc đối đỉnh) Mà ∠ENH+∠EHN=900 (do ΔEHN vuông tại E) ∠MHN+∠BHI=900 (IH⊥MH) ⇒∠BHI=∠ANH (tính chất bắc cầu). Xét ΔAHN và ΔBIH ta có: ∠HAN=∠HBI(cmt)∠ANH=∠BHI(cmt)⇒ΔAHN∽ΔBIH(g−g)⇒AHBI=HNIH=ANBH. Ta có: ∠FMH+∠FHM=900 (do ΔFHM vuông tại F) ∠IHC+∠CHN=900(doIH⊥HN) Mà ∠FHM=∠NHC (hai góc đối đỉnh) ⇒∠IHC=∠FMH. Xét ΔHMA và ΔCIH ta có: ∠MAH=∠HCI (cùng phụ với ∠ABD) ∠AMH=∠IHC(cmt)⇒ΔAHM∽ΔCIH(g−g)⇒AHCI=MACH=HMIH Lại có I là trung điểm của BC⇒BI=CI. ⇒AHBI=AHCI =HNIH=HMIH⇒HN=HM Hay H là trung điểm của MN (đpcm) Nguồn sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|