Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7 Quảng cáo
Đề bài I. Trắc nghiệm 1. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ như thế nào? A. Là thể thơ không giới hạn số câu trong bài thơ, nhưng mỗi câu bắt buộc phải có 7 chữ B. Là thể thơ có từ thời nhà Đường, bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối trong các câu 1,2,4,6,8 C. Là thể thơ mà trong mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu 7 chữ, có thể theo luật hoặc không D. Là thể thơ cần tuân theo luật bằng trắc nhất định 2. Thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài Bánh trôi nước là gì? A. Trân trọng vẻ đẹp, ngợi ca phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam xưa. B. Lên án xã hội bất công với người phụ nữ C. Cảm thông sâu sắc cho số phận chìm nổi, đồng thời trân trọng vẻ đẹp, ca ngợi phẩm chất trong trắng, son sắt của người phu nữ. D. Cảm thông cho số phận bất hạnh, chìm nổi mất tự do của người phụ nữ. 3. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác? A. Lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhất là các chiến sĩ B. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng C. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái chiến sĩ của Bác. D. Tình yêu thiên nhiên và lối sống hòa nhập với thiên nhiên 4. Vì sao trong ca dao, dân ca thường dùng các hình ảnh núi non, trời biển, nước trong nguồn,… để so sánh công lao của cha mẹ đối với con cái? A. Vì những hình ảnh này gần gũi với đời sống con người B. Vì những hình ảnh này đẹp và có giá trị biểu cảm cao C. Vì dùng những hình ảnh này làm cho các bài ca dao dễ thuộc, dễ nhớ D. Vì đây là những hình ảnh chỉ sự vật hiện tượng to lớn, vĩ đại, vĩnh hằng; chỉ có những hình ảnh đó mới diễn tả được ông lao của cha mẹ. 5. Điền từ vào chỗ trống: Cô giáo …….khuyên nhủ tôi A. Nhè nhẹ B. Nhẹ nhõm C. Nhẹ nhàng D. Nhẹ tay 6. Lối chơi chữ trong câu Cô xuân đi chợ ha, mua cá thu về, chợ hãy còn đông? A. Dùng lối nói lái B. Dùng lối nói đồng âm C. Dùng cặp từ trái nghĩa D. Dùng từ cùng trường nghĩa 7. Thông hiểu Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “phải thường xuyên ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo trong công việc”? A. Tận tâm, tận lực B. Trí dũng song toàn C. Văn ôn võ luyện D. Tâm đầu ý hợp 8. Dòng nào sau đây ghi đúng các bước tạo lập văn bản? A. Định hướng và xây dựng bố cục B. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn văn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập C. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn D. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh II. Tự luận Câu 1: (3.0 điểm) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà a. Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ sử dụng trong hai câu thơ trên b. Viết đoạn văn 5-7 câu nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác Câu 2: (5.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người mà em yêu quý Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm
II. Tự luận Câu 1: a. - Điệp ngữ: chưa ngủ - Điệp ngữ vòng b. - Chỉ rõ điệp ngữ và loại điệp ngữ - Tác dụng: + Câu thơ thứ ba: con người thi sĩ hòa hợp, say sưa với thiên nhiên + Câu thơ thứ tư: con người chiến sĩ: lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ⟹ Vẻ đẹp thi sĩ, chiến sĩ hòa làm một ⟹ Tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Câu 2: 1. Mở bài - Giới thiệu đối tượng - Cảm xúc, tình cảm ban đầu với đối tượng 2. Thân bài - Cảm xúc suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo. - Cảm xúc suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử đối với nghề nghiệp và với mọi người. - Cảm xúc suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn,…) 3. Kết bài: cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Ngữ văn 7 tại Tuyensinh247.com Loigiaihay.com
Quảng cáo
|