Đề kiểm tra học kì 1 sử 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra học kì 1 sử 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh

A. Nhật Bản đang mở rộng thông thương với tư bản phương Tây.

B. chính quyền Sô-gun đang lớn mạnh.

C. chế độ phong kiến Nhật Bản đang trên đà khủng hoảng trầm trọng

D. kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải của Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô?

A. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.

B. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.

C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng .

Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với sự kiện nào?

A. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.

B. Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi.

C. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức.

D. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát.

Câu 4: Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?

A. Khang Hữu Vi

B. Mao Trạch Đông

C. Tưởng Giới Thạch

D. Tôn Trung Sơn  

Câu 5: Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ gì ở Nga?

A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.

D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

Câu 6: Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị Nhật Bản là

A. Xã hội chủ nghĩa.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Cộng hòa.

D. Quân chủ chuyên chế

Câu 7: Ngày 11/11/1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mĩ tuyên chiến với Đức.

B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức.

C. Chiến dịch Véc-đoong.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

Câu 8: Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?

A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.

B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.

C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.

D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.

Câu 9: Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước đế quốc.

B. Do khối Liên minh thành lập.

C. Sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc .

D. Do khối Hiệp ước thành lập.

Câu 10: Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?

A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.

B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.

C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.

D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.

Câu 11: Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa

cuối thế kỉ  XIX, đầu thế kỉ XX?

A. Nhật.                      B. Anh.

C. Đức.                      D. Áo-Hung

Câu 12: Ý nghĩa  nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc ?

A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển.

B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

C. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.

D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

Câu 13: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

B. phát triển công nghiệp quốc phòng.

C. phát triển công nghiệp nhẹ. 

D. phát triển giao thông vận tải.

Câu 14: Tính chất của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là

A. cách mạng tư sản. 

B. cách mạng vô sản.

C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

Câu 15: Từ cải cách Minh Trị (1868), trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực nào luôn được xem là quốc sách hàng đầu ở Nhật Bản?

 A. Kinh tế.                  B. Giáo dục

C. Chính trị                D. Quân sự.

Câu 16: Thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-

1941 là gì?

A. Bước đầu hoàn thành Tập thể hóa nông nghiệp.

B. Thanh toán nạn mù chữ. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

C. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

D. Tự tích lũy vốn và trang bị kĩ thuật ban đầu cho CNXH.

Câu 17: Mĩ  có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh.

B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh.

C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh.

D. Giữ thái độtrung lập”.

Câu 18: Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?

A. Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Lào, Miến Điện.

C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến ViệtNam?

Câu 2. (2 điểm) Nêu và giải thích tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

C

C

B

D

A

B

D

D

C

10

11

12

13

14

15

16

17

18

C

C

A

A

B

B

C

D

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 5.

Cách giải:

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, trong xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trước tình hình đó, Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi (1-1868) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 53, suy luận.

Cách giải:

Nội dung của chinh sách kinh tế mới quy định: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng các xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân), có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh; nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

=> Như vậy, theo nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP) nhà nước không kiểm soát toàn bộ công nghiệp nặng.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc bùng nổ và và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

=> Sự kiện ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi là sự kiện bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 15.

Cách giải:

Tôn Trung Sơn là người khởi xướng học thuyết Tam dân ở Trung Quốc. Cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội đã nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 50.

Cách giải:

Trong cách mạng tháng Hai (1917), quân khởi nghĩa đã chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ.

=> Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ là: lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 6.

Cách giải:

Năm 1889, Hiến pháp mới ở Nhật Bản được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 35.

Cách giải:

Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo – Hung.

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 18, suy luận.

Cách giải:

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước tư bản Âu, Mĩ phát triển nên đua nhau xâm chiêm thuộc địa. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị, nhân dân mâu thuẫn với bộ phận cầm quyền => Các nước Đông Nam Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây.

=> Yêu cầu đặt ra lúc này cho các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của các nước phương Tây là cần cải cách kinh tế, chính trị - xã hội và đoàn kết dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc lập.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 31, suy luận.

Cách giải:

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

=> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thị trường, thuộc địa. Nhật và Mĩ cùng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình.

=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 48, suy luận.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XX, nước Nga vẫn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế sau phong trào cách mạng 1905 – 1907.

*Về chính trị

- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng

- Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

*Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

* Về xã hội:

- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

=> Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.

Chọn: C

Câu 11.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đến bàn tiệc muộn” là Đức. Đức là một trong những nước đế quốc “trẻ” vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng co quá ít thuộc địa. =>> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoach tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Thái độ của Đức làm quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng. đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Ý nghĩa cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là cuộc cách mạng đó đáp áp được những mục tiêu đề ra từ trước đó.

Xét mục tiêu của cách mạng Tân Hợi lúc đầu là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

=> Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là đã lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ chế độ cộng hòa.

Chọn: A

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 55

Cách giải:

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Chọn: A

Câu 14.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Cách mạng tháng Hai đã đưa đến sự thành lập hai chính quyền song song. Tháng 4-1917, Lê – nin có bản báo cáo quan trọng trước Trungu ương Đảng Bônsêvich (Luận cương tháng Tư) chi ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

=> Cách mạng tháng Mười có tính chất là cách mạng vô sản.

Chọn: B

Câu 15.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành (năm 1890). Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc, cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây ngành nào mà nước đó giỏi giang hơn hết. Đồng thời, nhà nước chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy……Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Như vậy, trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực được xem là quốc sách hàng đầu của Nhật Bản là giáo dục.

Chọn: B

Câu 16.

Phương pháp: sgk 56, suy luận.

Cách giải:

Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Đây là thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941.

Chọn: C

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 35, suy luận.

Cách giải:

Trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ giữ thái độ trung lập, không tham gia phe nào. Đến năm 1918, Mĩ tham gia chiến tranh khi thắng – thua đã có sự phân định để mong kiến được quyền lợi từ cuộc chiến tranh này.

Chọn: D

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 19.

Cách giải:

Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Chọn: A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: Phân tích, liên hệ

Cách giải:

* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX:

CM tháng Mười Nga đưa đến sự thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.

- Với nước Nga:

+ Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.

+ Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga:  giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

- Với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất….

+ Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới….

* Ảnh hưởng với Việt Nam: Nhờ ánh sáng cách mạng tháng Mười đã giúp Bác Hồ đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam...

Câu 2:

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

* Tính chất: chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.

* Giải thích: Xuất phát lợi ích các bên tham chiến nhằm giành giật thuộc địa, thị trường, bành trướng lãnh thổ; để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close