Đề số 13 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật líĐáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí đề trắc nghiệm. Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Bóng đèn pin loại có kí hiệu 6 V – 3 W, các pin giống nhau có điện trở trong không đáng kể, có suất điện động 1,5 V. Để thắp sáng bóng đèn trên thì cần mắc các pin tạo thành bộ nguồn theo cách A. dùng bốn pin, gồm hai nhánh mắc song song với nhau. B. dùng hai pin ghép nối tiếp nhau. C. mắc bốn pin song song với nhau. D. dùng bốn pin ghép nối tiếp với nhau. Câu 2: Trong mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng dần tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì A. cảm kháng giảm. B. điện trở tăng. C. điện trở giảm. D. dung kháng giảm. Câu 3: Một khung dây dẫn đặt trong từ trường thì từ thông qua khung dây không phụ thuộc vào A. cảm ứng từ của từ trường. B. diện tích của khung dây dẫn. C. điện trở của khung dây dẫn. D. góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây. Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(4πt – 0,5π) cm. Chu kỳ dao động của chất điểm là A. 2 s. B. 0,5 s. C. 2π s. D. 0,5π s. Câu 5: Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần A. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch. B. cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. C. cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0. D. luôn lệch pha 0,5π so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Câu 6: Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx)(u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là A. 50 cm/s. B. 150 cm/s. C. 200 cm/s. D. 100 cm/s. Câu 7: Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt A. để quan sát những vật nhỏ. B. để quan sát những vật ở rất xa mắt. C. để quan sát những vật ở rất gần mắt. D. để quan sát những vật rất nhỏ. Câu 8: Điện năng tiêu thụ được đo bằng A. công tơ điện. B. tĩnh điện kế. C. vôn kế. D. ampe kế. Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(2πt + π) cm. Tốc độ cực đại của chất điểm là A. 6π cm/s. B. 12π cm/s. C. 2π cm/s. D. π cm/s. Câu 10: Một máy hạ áp có cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều thì cuộn thứ cấp có A. tần số điện áp luôn nhỏ hơn tần số điện áp ở cuộn sơ cấp. B. tần số điện áp luôn lớn hơn tần số điện áp ở cuộn sơ cấp. C. điện áp hiệu dụng luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp. D. điện áp hiệu dụng luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp. Câu 11: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ x = 2A/3 thì động năng của vật là A. 5/9 W. B. 4/9 W. C. 7/9 W. D. 2/9 W. Câu 12: Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng. C. vuông góc với phương truyền sóng. D. trùng với phương truyền sóng. Câu 13: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp u = U0cos2πft. Biết điện trở thuần R, độ tự cảm L (cuộn dây thuần cảm), điện dung C của tụ điện và U0 không đổi. Thay đổi tần số f của dòng điện thì hệ số công suất bằng 1 khi A. \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{C}{L}} \) B. \(f = \dfrac{1}{{2\pi CL}}\) C. \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {CL} }}\) D. \(f = 2\pi \sqrt {CL} \) Câu 14: Con người có thể nghe được âm có tần số A. dưới 16 Hz. B. từ 16 Hz đến 20 MHz. C. trên 20 kHz. D. từ 16 Hz đến 20 kHz. Câu 15: Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong không khí A. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. Câu 16: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 1 kg và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 20 cm đến 32 cm. Cơ năng của vật là A. 3 J. B. 0,18 J. C. 1,5 J. D. 0,36 J. Câu 17: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion âm ngược chiều điện trường. B. các ion dương cùng chiều điện trường. C. các prôtôn cùng chiều điện trường. D. các êlectron tự do ngược chiều điện trường. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tật khúc xạ của mắt? A. Tật cận thị thường được khắc phục bằng cách đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp. B. Mắt viễn thị có điểm cực cận ở gần mắt hơn so với mắt bình thường. C. Mắt cận thị có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt bình thường. D. Tật viễn thị thường được khắc phục bằng cách đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp. Câu 19: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là A. \(n = \sqrt 3 \) B. \(n = \sqrt 2 \) C. n = 2. D. n = 3. Câu 20: Tốc độ lan truyền sóng cơ phụ thuộc vào A. môi trường truyền sóng. B. bước sóng. C. tần số sóng. D. chu kỳ sóng. Câu 21: Dao động của con lắc đồng hồ là dao động A. duy trì. B. tắt dần. C. cưỡng bức. D. tự do. Câu 22: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cos100πt V vào đoạn mạch gồm có điện trở thuần R = 10 Ω mắc nối tiếp với tụ điện. Hệ số công suất của mạch bằng \(\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\) . Dung kháng của tụ bằng A. \(5\sqrt 2 \Omega \) B. \(5\Omega \) C. \(10\sqrt 2 \Omega \) D. \(10\Omega \) Câu 23: Đại lượng nào sau đây không thay đổi khi sóng cơ truyền từ môi trường đàn hồi này sang môi trường đàn hồi khác? A. Tốc độ truyền sóng. B. Tần số của sóng. C. Bước sóng và tần số của sóng. D. Bước sóng và tốc độ truyền sóng. Câu 24: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rô to quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng A. 5 Hz. B. 30 Hz. C. 300 Hz. D. 50 Hz. Câu 25: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lý tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 400 V. Nếu giảm bớt số vòng dây của cuộn thứ cấp đi một nửa so với ban đầu thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp là A. 100 V. B. 200 V. C. 600 V. D. 800 V. Câu 26: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có điện trở 2,5 Ω. Anôt của bình điện phân bằng bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân là 10 V. Biết bạc có A = 108 g/mol, có n = 1, hằng số Faraday F = 96500 C/mol. Khối lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là A. 2,14 mg. B. 4,32 mg. C. 4,32 g. D. 2,16 g. Câu 27: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 500 g gắn với lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m. Trong cùng một môi trường, người ta lần lượt cưỡng bức con lắc dao động bằng các lực f1 = 5cos16t N, f2 = 5cos9t N , f3 = 5cos1000tN, f4 = 5cos13t N. Ngoại lực làm con lắc lò xo dao động với biên độ nhỏ nhất là A. f1. B. f4. C. f2. D. f3. Câu 28: Lần lượt tiến hành thí nghiệm với một con lắc lò xo treo thẳng đứng: Lần 1: Cung cấp cho vật nặng vận tốc v0 từ vị rí cân bằng thì vận tốc dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Lần 2 : Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng một đoạn x0 rồi buông nhẹ. Lần này vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Lần 3 : Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng một đoạn x0 rồi cung cấp cho vật nặng vận tốc v0 thì vật dao động điều hòa với biên độ bằng A. 7 cm. B. 3,5 cm. C. 1 cm. D. 5 cm. Câu 29: Rô to của một máy phát điện xoay chiều một pha có 4 cực từ và quay với tốc độ n vòng/phút. Hai cực phần ứng của máy mắc với một tụ điện có điện dung C = 10 μF. Điện trở trong của máy không đáng kể. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của cường độ dòng điện hiệu dụng I qua tụ theo tốc độ quay của rô to khi tốc độ quay của rô to biến thiên liên tục từ n1 = 150 vòng/phút đến n2 = 1500 vòng/phút. Biết rằng với tốc độ quay 1500 vòng/phút thì suất điện động hiệu dụng giữa hai cực máy phát tương ứng là E. Giá trị E là
A. 400 V. B. 100 V. C. 200 V. D. 300 V. Câu 30: Một động cơ điện xoay chiều tiêu thụ công suất 1,5 kW và có hiệu suất 80%. Công suất cơ học do động cơ sinh ra trong 30 phút khi động cơ hoạt động là A. 2,16.103 J. B. 4,32.103 J. C. 4,32.106 J. D. 2,16.106 J. Câu 31: Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,V\) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và C mắc nối tiếp. Biết R = 100 Ω, \(L = \dfrac{1}{{2\pi }}H,\,\,C = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{5\pi }}F\) điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần R = 200 V. Khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AB có giá trị \( - 100\sqrt 6 \,V\) và có độ lớn đang tăng thì điện áp tức thời hai đầu tụ C có giá trị là A. \(50\sqrt 2 \) V B. \( - 50\sqrt 6 \) V C. \(50\sqrt 6 \) V D. \( - 50\sqrt 2 \) V Câu 32: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục tọa độ Ox với biên độ 10 cm và đạt gia tốc cực đại tại li độ x1. Sau đó, vật lần lượt đi qua các điểm có li độ x2, x3, x4, x5, x6, x7 trong những khoảng thời gian bằng nhau Δt = 0,1 s. Biết thời gian vật đi từ x1 đến x7hết một nửa chu kỳ dao động. Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm gần nhau liên tiếp là A. 5 cm. B. 4 cm. C. \(4\sqrt 2 \) cm. D. \(5\sqrt 2 \) cm. Câu 33: Người ta làm thí nghiệm tạo sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi AB có hai đầu cố định. Sợi dây AB dài 1,2 m. Trên dây xuất hiện sóng dừng với 20 bụng sóng. Xét các điểm M, N, P trên dãy có vị trí cân bằng cách A các khoảng lần lượt là 15 cm, 19 cm và 28 cm. Biên độ sóng tại M lớn hơn biên độ sóng tại N là 2 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để li độ tại M bằng biên độ tại P là 0,004 s. Biên độ của bụng sóng là A. 4 cm. B. 2 cm. C. \(4\sqrt 2 \) cm. D. \(2\sqrt 2 \) cm. Câu 34: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Biết R không đổi, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L không đổi, điện dung của tụ điện thay đổi được. Khi điện dung C = C1 và C = C2 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có cùng giá trị, khi C = C1 thì điện áp u hai đầu đoạn mạch trễ pha hơn i một góc π/6 . Khi C = C2 thì điện áp u ở hai đầu đoạn mạch trễ pha hơn i một góc 5π/12 . Khi C = C0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại là UCmax = 186 V, đồng thời khi đó điện áp hiệu dụng hai đầu R có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 200 V. B. 100 V. C. 180 V. D. 150 V. Câu 35: Điện áp hai đầu mạch RLC mắc nối tiếp (có R là biến trở) là u = U0cosωt. Khi R = R1 = 100 Ω, thì công suất mạch điện cực đại Pmax = 100 W. Tiếp tục tăng giá trị biến trở đến giá trị R = R2 thì công suất của mạch là 80 W. Khi đó R2 có giá trị là A. 50 Ω. B. 120 Ω. C. 200 Ω. D. 95 Ω. Câu 36: Một lò xo nhẹ làm bằng vật liệu cách điện có độ cứng k = 50 N/m, một đầu được gắn cố định, đầu còn lại gắn vào quả cầu nhỏ tích điện q = 5 μC, khối lượng m = 50 g. Quả cầu có thể dao động không ma sát dọc theo trục lò xo nằm ngang và cách điện. Tại thời điểm ban đầu t = 0 kéo vật tới vị trí lò xo dãn 4 cm rồi thả nhẹ đến thời điểm t = 0,1 s thì thiết lập điện trường không đổi trong thời gian 0,1 s, biết điện trường nằm ngang dọc theo trục lò xo hướng ra xa điểm cố định và có độ lớn E = 105 V/m. Lấy g = 10 m/s2,π2 = 10 . Trong quá trình dao động thì tốc độ cực đại mà quả cầu đạt được gần nhất giá trị nào sau đây? A. 80 cm/s. B. 160 cm/s. C. 190 cm/s. D. 95 cm/s. Câu 37: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình tương ứng là x1 = A1cosωt cm; \({x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\), tần số góc ω không đổi. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên là \(x = 2\sqrt 3 \cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\,cm\). Giá trị lớn nhất của A1 + A2 là A. \(4\sqrt 2 \) m. B. \(8\sqrt 2 \) m. C. 8 cm. D. 4 cm. Câu 38: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ là 1 s. Tại thời điểm t =1/3 s kể từ thời điểm ban đầu, chất điểm cách biên âm 4 cm và chuyển động theo chiều âm. Tại thời điểm t = 2/3 s, chất điểm bắt đầu đổi chiều chuyển động lần thứ hai. Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 2018,75 s có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22 cm/s. B. – 25 cm/s. C. 50 cm/s. D. – 22 cm/s. Câu 39: Một nguồn âm coi là nguồn âm điểm phát âm đều theo mọi phương, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại điểm M lúc đầu là 80 dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 20% thì mức cường độ âm tại M là A. 80,8 dB. B. 95,0 dB. C. 62,5 dB. D. 125 dB. Câu 40: Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài con lắc là 60 ± 1 cm, chu kì dao động nhỏ của nó là 1,56 ± 0,01 s. Lấy π2 = 9,87 và bỏ qua sai số của số π. Gia tốc trọng trường do học sinh đo được tại nơi làm thí nghiệm là A. g = 9,8 ± 0,2 m/s2. B. g = 9,7 ± 0,2 m/s2. C. g = 9,8 ± 0,3 m/s2. D. g = 9,7 ± 0,3 m/s2. Lời giải chi tiết
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại Tuyensinh247.com Loigiaihay.com
Quảng cáo
|