Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 6 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra học kì 1 sử 8 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Nêu những nét cơ bản về thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô- ma?

Câu 2. So sánh những điểm giống và khác nhau trong việc phân chia giai cấp ở xã hội phương Đông và Hi Lạp, Rô-ma?

 

Phương Đông

Hi Lap, Rô-ma

1. Giống nhau

 

 

2. Khác nhau

 

 

Câu 3. Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?

Câu 4. Em hãy rút ra những đánh giá về các thành tựu văn hoá thời cổ đại.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 18-19.

Cách giải: 

Những nét cơ bản về thành tựu văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma:

- Lịch và chữ viết:

+ Lịch: Người Hi Lạp và Rô-ma tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng nên họ định một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Đó là dương lịch.

+ Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C của người Hi Lạp và Rô-ma, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

- Khoa học: Có bốn lĩnh vực

+ Toán: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít.

+ Lý: Ác-si-mét.

+ Sử: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít.

+ Địa lí: Stơ-ra-bôm.

- Văn học:

+ Ở Hi Lạp, đã xuất hiện nhiều nhà văn tên tuổi như Ét-sin, ơ-ri-pít, Xô-phô-chơ.

+ Ở Rô-ma, cũng đã xuất hiện những nhà văn lớn, nhà thơ nổi tiếng như Luc-re-xơ, Viếc-gin.

- Nghệ thuật:

+ Ở Hi Lạp, có tượng nữ thần A-thê-na đội mũ chiến binh, Người lực sĩ ném đĩa, Thần vệ nữ Mi-lô... Nhiều công trình kiến trúc đạt tới trình độ tuyệt mĩ, tiêu biểu là đền Pác-tê-nông.

+ Ở Rô-ma, có nhiều công trình kiến trúc, như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô-li-đê.

Câu 2.

Phương pháp: so sánh, nhận xét

Cách giải: 

Những điểm giống và khác nhau trong việc phân chia giai cấp ở xã hội phương Đông và Hi Lạp, Rô-ma.

 

Phương Đông

Hi Lạp, Rô-ma

1. Giống nhau

- Đều có giai cấp thông trị và bị trị.

- Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị, xã hội.

- Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội, bị bóc lột.

2. Khác nhau

- Giai cấp thống trị gồm: Vua, quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ.

- Giai cấp bị trị: Nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ.

- Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

- Quan hệ bóc lột chính: Vua - quý tộc với nông dân công xã.

- Giai cấp thống trị gồm: Chủ nô, chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền.

- Giai cấp bị trị: Bình dân, nô lệ.

- Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

- Quan hệ bóc lột chính: Chủ nô với nô lệ.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải: 

- Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Nông nghiệp kém phát triển nên người ta phải trồng thêm nho, ô liu là những cây lưu niên để nấu rượu nho, làm dầu ô liu đem đi bán.

- Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mĩ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu... phát triển.

- Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều hải cảng tốt, thương nghiệp nhất là ngoại thương rất phát triển. Người Hi Lạp, Rô-ma mang sản phẩm của mình sang trao đổi buôn bán tận Lưỡng Hà, Ai Cập.

Câu 4.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá

Cách giải: 

- Những di sản văn hoá cổ đại phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó, nó không chỉ có giá trị cho đến ngày nay.

- Văn hoá cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục. Thành tựu của nền văn hoá cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và đặt nền tảng cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close