Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 7- Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa vì

A. Lam Sơn đã từng là căn cứ cho nhiều cuộc khởi nghĩa.

B. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, dễ vận chuyển bằng đường thủy.

C. Lam Sơn nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, đây là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.

D. Lam Sơn là nơi tập trung đông dân cư.

Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt nguồn từ

A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

B. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kỉ luật cao, chiến đấu dũng cảm, được nhân dân ủng hộ.

C. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

D. tinh thần căm thù giặc, ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Câu 3. Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật mang tên là

A. Hình thư.

B. Hình luật.                         

C. Quốc triều hình luật.

D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 4. Thời Lê sơ, tôn giáo giữ vị trí độc tôn là

A. Nho giáo.           B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.           D. Thiên Chúa giáo.

Câu 5. Thời Lê sơ, tác phẩm sử học gồm 15 quyển là

A. Đại Việt sử kí.

B. Đại Việt sử kí toàn thư.

C. Lam Sơn thực lục.

D. Hoàng triều quan chế.

Câu 6. Nhà Lê bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu từ

A. đầu thế kỉ XVI.         B. giữa thế kỉ XVI.

C. cuối thế kỉ XVI.        D. đầu thế kỉ XVII.

Câu 7. Tốt nhất trong khu vực”, mặt hàng bán rất chạy...” là lời khen của nhiều lái buôn phương Tây dành cho mặt hàng thủ công của nước ta, đó là sản phẩm

A. vải.                    B. đường.      

C. đồ gốm.              D. đồ đồng.

Câu 8. Nhà thơ lớn, nhà văn hóa, nhà quân sự có tài ở nước ta thế kỉ XVII là

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.   B. Đào Duy Từ.

C. Hồ Nguyên Trừng.      D. Lê Quý Đôn.

Câu 9. Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ vào khoảng

 A. 30 năm giữa thế kỉ XVIII.

B. những năm 30 của thế kỉ XVIII.

 C. những năm 40 của thế kỉ XVIII.

D. 40 năm giữa thế kỉ XVIII.

Câu 10. Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm vì

A. đây là nơi có hai bờ sông có địa hình hiểm trở, cây cối rậm rạp, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

B. đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

C. đây là một con sông lớn.

D. đây là một căn cứ của nghĩa quân.

Câu 11. Quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm 1789 bằng các trận đánh theo thứ tự

A. Ngọc Hồi - Hà Hồi - Đống Đa.

B. Đống Đa - Hà Hồi - Ngọc Hồi.

C. Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đống Đa.

D. Hà Hồi - Đống Đa - Ngọc Hồi.

Câu 12. Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông nhằm mục đích

A. giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

B. giải quyết việc làm cho nông dân.

C. giải quyết tình trạng ruộng đất bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt.

D. giải quyết tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Câu 13. Để khuyến khích học tập, phát triển văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung đã

A. mở trường học.

B. thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc.

C. ban bố Chiếu lập học.

D. ban sắc lệnh dùng chữ Hán.

Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Vương triều Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh là

A. quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.

B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.

C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Pháp.

D. nội bộ Tây Sơn bị chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.

Câu 15. Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn vào năm nào? Lấy niên hiệu là gì?

A. Năm 1801. Niên hiệu là Gia Long.

B. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long.

C. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng.

D. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị.

Câu 16. Trong các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia nước ta thành

A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

B. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

C. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

D. 50 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

Câu 17. Để phát triển kinh tế nông nghiệp, các vua Nguyễn rất chú ý đến việc

A. khai hoang.

B. thực hiện chế độ quân điền.

C. tăng cường chiếm đoạt ruộng đất. 

D. cho phép quan lại lập điền trang.

Câu 18. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân bùng nổ ở

A. Nam Định.              B. Cao Bằng.  

C. Sơn Tây.                 D. Phiên An.

Câu 19. Nền văn học dân gian ở nước ta ngày càng phát triển rực rỡ trong thời gian

 A. đầu thế kỉ XVIII.    B. giữa thế kỉ XVIII.

 C. cuối thế kỉ XVIII.    D. đầu thế kỉ XIX.

Câu 20. Cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là tác phẩm

A. Thạch Sanh.

B. Truyện Kiều.

C. Cung oán ngâm khúc.

D. Chinh phụ ngâm khúc.

Câu 21. ... là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ”. Đó là

A. Lê Ngọc Hân. 

B. Đoàn Thị Điểm.

C. Bà Huyện Thanh Quan.

D. Hồ Xuân Hương.

Câu 22. “... là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý”. Đó là kiến trúc của

A. chùa Một Cột.     B. chùa Tây Phương.

C. chùa Bút Tháp.   D. chùa Thiên Mụ.

Câu 23. Cố đô Huế được xây dựng từ thời vua

A. Gia Long.           B. Minh Mạng.  

C. Thiệu Trị.           D. Tự Đức.

Câu 24. Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam ở thế kỉ XVIII là

 A. Lê Hữu Trác.            B. Lê Quý Đôn.

 C. Phan Huy Chú.      D. Trịnh Hoài Đức.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Câu 2. Lập bảng thống kê về phong trào khởi nghĩa của nông dân nửa đầu thế kỉ XIX và nêu nhận xét.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

C

D

C

A

B

A

B

B

9

10

11

12

13

14

15

16

A

A

C

A

C

D

B

B

17

18

19

20

21

22

23

24

A

B

C

B

D

B

A

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 85, suy luận.

Cách giải:

Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa vì Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái nên Lê Lợi đã chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do nhân dân ra có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến. Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 96.

Cách giải:

Vua Lê Thánh Tông đã biên soạn và ban hành bộ luật mới có tên là Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức)

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 99.

Cách giải:

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giá, Đạo giáo bị hạn chế.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 100.

Cách giải:

Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế, …

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 105.

Cách giải:

Thời Lê sơ (Thế kỉ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 111.

Cách giải:

Nhiều lái buôn phương Tây khen đường của nước ta “tốt nhất trong khu vực”, “là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt”.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Đào Duy Từ là nhà thơ lớn, nhà văn hóa, quân sự có tài ở nước ta thế kỉ XVII.

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 117.

Cách giải:

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 124, suy luận.

Cách giải:

Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

=> Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

Chọn: A

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 130, suy luận.

Cách giải:

Quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm 1789 bằng các trận đánh theo thứ tự Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đống Đa.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 132, suy luận.

Cách giải:

Chiếu khuyến nông được vua Quang Trung ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Nhờ đó, chỉ trong vòng vài ba năm nền kinh tế nông nghiệp đã được phục hồi, phát triển.

Chọn: A

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Để khuyến khích việc học tập, phát triển văn hóa, vua Quang Trung đã ban bố Chiếu lập học. Các huyện xã đều được khuyến khích mở trường học.

Chọn: C

Câu 14.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Quang Trung mất, Quang Toản đối vua nhưng không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước, trong khi đó nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn người càng gay gắt. Vì thế trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Tây Sơn thất bại, triều Tây Sơn chấm dứt.

Chọn: D

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 134.

Cách giải:

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

Chọn: B

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 134.

Cách giải:

Các năm 1931 - 1932, nhà Nguyễn chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

Chọn: B

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 136.

Cách giải:

Nhà Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang để tăng thêm diện tích canh tác.

Chọn: A

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 141.

Cách giải:

Khởi nghĩa Nông Văn Vân bùng nổ ở Cao Bằng.

Chọn: B

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 142.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển ngày càng rực rỡ với nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm.

Chọn: C

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 143.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc.

Chọn: B

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 143.

Cách giải:

Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ.

Chọn: D

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý.

Chọn: B

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Cố đô Huế được xây dựng từ thời Gia Long (1802) và đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840).

Chọn: A

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 146.

Cách giải:

Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII, là tác giả của bộ Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân Đài loại ngữ, …

Chọn: B

B. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 121, suy luận.

Cách giải:

Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:

- Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỉ XVIII, cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực.

- Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao.

- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu: Lấy của người giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì vậy rất hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo.

Câu 2.

Phương pháp: thống kê, nhận xét.

Cách giải:

* Bảng thống kê về phong trào khởi nghĩa của nông dân nửa đầu thế kỉ XIX

1821 - 1827

Phan Bá Vành

Thái Bình, Nam Định, Hải Dương.

1833 - 1835

Nông Văn Vân

khắp miền núi Việt Bắc

1833 - 1835

Lê Văn Khôi

Gia Định và 6 tỉnh Nam Kì

1854 - 1856

Cao Bá Quát

Hà Nội - Bắc Ninh

* Nhận xét:

- Phong trào nổ ra liên tục, thu hút được đông đảo nhân dân các vùng miền tham gia.

- Phong trào nổ ra riêng rẽ, phân tán ở từng địa phương nên bị đàn áp và thất bại.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com