Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trả bài kiểm tra địa lí, điều gì xảy ra với nhân vật tôi và với Vân:

Lớp trưởng lớp tôi

1. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “voi” nói tướng lên:

- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào…

Quốc “lém” lên tiếng:

- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhảu. Cái vân cạy răng chẳng nói lửa lời, có mà chỉ huy người…. câm.

Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn tôi.

2. Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của tôi chỉ được năm, lí do là khi điền bản đồ, tôi đã “sơ tán” Hà Tây, Hòa Bình lên tận biên giới phía Bắc.

Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều câu chuyện đáng nhớ.

3. Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hơ hớt hải từ đâu chạy tới, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ… tớ lại ngủ quên.

Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bài ghế ngay ngắn, bảng đen rành mạch một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nón: “Thứ ba, 27 tháng 8 năm 1984”. Nét chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc và tôi thì thở phào…

4. Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Nắng như thêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Bỗng Lâm kêu toáng lên:

- Kem! Kem! Các cậu ơi!

Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.

Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:

- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?

- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền của chị đội làm lao động hè…

5. Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng của tôi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi”

Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.

Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục”.

A. Vân vì chậm chạp nên còn một câu chưa làm xong, chỉ được 5 điểm. Còn nhân vật tôi lại được điểm cao nhất lớp

B. Nhân vật tôi bị mất bài kiểm tra địa lí, Vân giúp cậu ta tìm lại bài kiểm tra

C. Vân được 10 điểm còn nhân vật tôi vì mắc lỗi nên chỉ được 5 điểm

D. Bài của Vân và của nhân vật tôi giống nhau y đúc

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nêu quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu?

A. Mỗi huân chương, giải thưởng, danh hiệu gồm có hai bộ phận, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó

B. Viết hoa tất cả chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên huân chương, giải thưởng, danh hiệu đó

C. Chỉ cần viết hoa chữ cái đầu tiên xuất hiện trong tên huân chương, giải thưởng, danh hiệu đó

D. Không cần phải viết hoa, viết thường như viết các chữ cái thông thường khác.

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp

Thể hiện yêu cầu, nguyện vọng mong muốn bạn mình thực hiện

A. Trời nóng quá, mở cửa sổ giúp tớ với.

B. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với?

C. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với!

D. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với:

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào dưới đây đúng khi nói về tính cách đặc trưng, tiêu biểu của nữ giới?

A. Mạnh mẽ, dũng cảm

B. Dịu dàng, đằm thắm

C. Dễ thương, nết na

D. Cả B và C đều đúng

Câu 5 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Con hãy ghép công dụng của dấu câu ở mảnh ghép màu xanh với dấu câu tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:

 

1. Dấu chấm

2. Chấm hỏi

3. Dấu chấm than

4. Dấu phẩy

a. Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong  muốn của bản thân mình

b. Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

c. Ngăn cách giữa các thành phần trong câu.

d. Hỏi một vấn đề nào đó.

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài tập đọc nào không thuộc chủ điểm Những chủ nhân tương lai của đất nước?

A. Những cánh buồm

B. Sang năm con lên bảy

C. Lớp học trên đường

D. Con gái

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí đã được tặng danh hiệu …………

A. Ca sĩ nhân dân

B. Ca sĩ ưu tú

C. Nhà giáo ưu tú

D. Nhà giáo Ưu tú

Câu 8 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:


tay cấy
đứa con xa
lâm thâm
Heo heo
Chân lội
Bầm ơi
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có ..... nhớ thầm

Bầm ơi có rét không bầm?
..... gió núi, ..... mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
..... dưới bùn, ..... mạ non
Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Gần ngay bên nhà Út Vịnh có điều gì đặc biệt?

 

ÚT VỊNH

      Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

     Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và không chơi dại như vậy nữa.

       Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

        -Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

      Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

     Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

     Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

 

A. Gần trường học

B. Gần một cái chợ rất ồn ào

C. Gần ngay bên đường sắt

D. Gần nghĩa địa hiu quạnh

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta quen nhau ở đâu?

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

     Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cố bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.

      Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

     Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.

     Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

     Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. AI đó kêu lên: "Còn chỗ cho một đứa bé." Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

      - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói.

     Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

      Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: "Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ..."

       Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

       Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: "Vĩnh biệt Ma-ri-ô!"

Theo A-MI-XI

A. Quen nhau trên chiếc tàu hỏa rời thành phố Li-vơ-pun

B. Quen nhau trong một khu ngoại ô thành phố

C. Quen nhau trên một chiếc tàu thủy rời thành phố Li-vơ-pun

D. Quen nhau trên một chiếc du thuyền đang dạo chơi, du lịch trong vùng vịnh

Câu 11 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài hoàn chỉnh của một bài văn tả cảnh

b. Thân bài

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.

a. Mở bài

c. Kết bài

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

Cảnh em định tả là gì?

Tả bao quát toàn cảnh.

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi mẹ ôm Mơ vào lòng và nói “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” thì Mơ đã có hành động gì?

CON GÁI

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

      Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

      Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

     Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN

A. Mơ ôm chặt lấy mẹ, khóc thút thít không thốt lên lời

B. Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”

C. Mơ giận dỗi nói với mẹ: “Mẹ ơi, vì sao người ta lại coi thường con gái như thế”

D. Mơ thì thào nói với mẹ “Mẹ ơi con muốn nói cho mọi người hiểu rằng con gái không phải vô tích sự đâu”

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hoàn toàn khác nhau, một người trong tâm trạng vô cùng vui vẻ vì sắp được đoàn tụ với gia đình.Một người thì là nỗi mất mát, buồn tủi vô hạn vì mới mất đi người thân yêu của mình. Chính điều này khiến cho trong cuộc gặp gỡ trên chuyến tàu, Giu-li-ét-ta có thể không giấu được niềm vui, thoải mái chia sẻ niềm vui của mình trong khi Ma-ri-ô thì ngược lại, nỗi buồn quá lớn khiến cậu không muốn kể gì về bản thân mình.

Theo con nhận định trên đúng hay sai?

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

     Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cố bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.

      Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

     Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.

     Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

     Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. AI đó kêu lên: "Còn chỗ cho một đứa bé." Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

      - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói.

     Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

      Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: "Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ..."

       Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

       Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: "Vĩnh biệt Ma-ri-ô!"

Theo A-MI-XI

Đúng
Sai
Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ vịt trời xuất hiện trong câu chuyện mang hàm ý gì?

CON GÁI

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

      Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

      Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

     Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN

A. Vịt trời là một loài vịt hiếm, bay lượng trên bầu trời, từ vịt trời còn được dùng để chỉ những thứ quý hiếm cần được trân trọng

B. Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì

C. Các gọi con trai với ý coi thường, cho rằng con trai lớn lên chỉ biết chơi bời, lêu lổng nên bố mẹ không nhờ được gì cả

D. Có ý nghĩa chỉ một loài vịt hiếm có

Câu 15 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào có thể ghép được với từ Vàng để tạo thành một giải thưởng?

A. Huy chương

B. Nghệ sĩ

C. Huân chương

D. Huy hiệu

Câu 16 : Con hãy bấm chọn từ/cụm từ chứa lỗi sai

Bấm chọn vào những dấu phẩy bị dùng sai trong các câu dưới đây:

a. 

Lớp 5B

,

phụ trách văn nghệ

,

lớp 5C phụ trách đón tiếp đại biểu.


b.

Trên mặt nước

,

phẳng lặng như gương

,

những con chim đang bay lượn.

Câu 17 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Sau câu chuyện bài kiểm tra, chuyện trực nhật và chuyện lao động, hiện giờ các bạn nam trong lớp đã nhìn Vân bằng con mắt như thế nào?

Lớp trưởng lớp tôi

1. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “voi” nói tướng lên:

- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào…

Quốc “lém” lên tiếng:

- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhảu. Cái vân cạy răng chẳng nói lửa lời, có mà chỉ huy người…. câm.

Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn tôi.

2. Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của tôi chỉ được năm, lí do là khi điền bản đồ, tôi đã “sơ tán” Hà Tây, Hòa Bình lên tận biên giới phía Bắc.

Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều câu chuyện đáng nhớ.

3. Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hơ hớt hải từ đâu chạy tới, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ… tớ lại ngủ quên.

Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bài ghế ngay ngắn, bảng đen rành mạch một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nón: “Thứ ba, 27 tháng 8 năm 1984”. Nét chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc và tôi thì thở phào…

4. Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Nắng như thêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Bỗng Lâm kêu toáng lên:

- Kem! Kem! Các cậu ơi!

Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.

Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:

- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?

- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền của chị đội làm lao động hè…

5. Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng của tôi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi”

Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.

Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục”.

Nhân vật tôi: Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi

Lâm: Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy

Phong: Vân dễ thương lại còn giỏi nữa, lớp tớ ai cũng quý.

Quốc: Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục

Hoàng: Lớp trưởng như Vân thì chẳng ai địch nổi được

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đọc phần kết bài sau và cho biết đó là phần kết bài cho đề văn nào?

 Nơi đây đã ôm ấp biết bao kỉ niệm buồn vui của em trong suốt 5 năm qua: Những ngày học tập miệt mài trong lớp, những trò chơi thú vị trên sân trường bên bạn bè, những lần ngồi trên ghế đá sân trường mộng mơ về tương lai,… tất cả những điều ấy mãi mãi còn trong trái tim em. Mai này dù có đi đâu xa, em vẫn sẽ mãi nhớ về nơi đây.

A. Một ngày mới bắt đầu ở quê em

B. Một đêm trăng đẹp

C. Ngôi trường của em

D.Một khu vui chơi giải trí mà em thích

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là những sự vật có thể xuất hiện vào một đêm trăng đẹp?

A. Gió thổi dịu nhẹ

B. Ánh trăng hiền hòa, tròn vành vạnh

C. Tiếng côn trùng kêu đâu đây

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Con học tập được ở Út Vịnh điều gì?

ÚT VỊNH

      Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

     Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và không chơi dại như vậy nữa.

       Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

        -Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

      Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

     Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

     Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

 

Khả năng học tập nhanh nhạy, thông minh lại rất chăm chỉ.

Có tố chất một nhà lãnh đạo, biết cách tổ chức, lên kế hoạch cho tập thể.

Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.

Tình thần dũng cảm, nhanh trí khi giải cứu các em nhỏ.

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?
Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

Nhận định trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 22 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam?

 

Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền.

Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam.

Nêu nguyên nhân vì sao các vua chúa lại quyết định cách tân áo dài cổ truyền.

Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Câu 23 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật chính trong bài văn Lớp học trên đường là ai?

 

A. Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

B. Cụ Vi-ta chủ một gánh xiếc và Rô-mê-ô là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

C. Cụ Vi-ta-li là một cụ già trí thức, sống nhân hậu ở trong vùng và cậu bé Rê-mi hoạt bát, năng nổ.

D. Cụ Vi-ta-li và cháu trai của ông là Rô-mê-ô.

Câu 24 : Con hãy bấm chọn từ/cụm từ chứa lỗi sai

Bấm chọn vào tiếng viết sai quy tắc viết hoa trong các câu sau:

a. 

Trung tâm

huấn

luyện

thể

thao

Quốc

gia


b.

Trường

tiểu

học

minh

khai

Câu 25 : Con hãy bấm chọn từ/cụm từ chứa lỗi sai

Gạch dưới tiếng viết sai quy tắc viết hoa trong các câu sau:

a.

Nhà

máy

thủy

điện

hòa

bình


b.

Học viện

Chính

trị

Quốc

Gia

thành

phố

Hồ Chí Minh

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu kể Ai là gì?

Các em nhỏ vui đùa trước cửa nhà văn hóa.

Bác ấy là một họa sĩ nổi tiếng.

Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.

Những ngôi nhà cổ kính nằm ven con sông thơ mộng, hiền hòa.

Trẻ nhỏ vào rừng nhặt từng cành củi đem về.

Câu 27 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Bấm chọn vào vị ngữ trong mỗi câu sau:

a.

Bây giờ

,

vùng đó

có một

người

con gái

đứng lên

đánh giặc


b.

Mọi 

người

đều khen

cô ấy

hát hay

và biểu diễn

tuyệt vời

.

Câu 28 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước:

Trường hợp 1
Huyện: Bình Chánh

Trường hợp 2
Anh ấy hỏi tôi: Em ơi, đường vào nhà bác Tư đi lối nào?

Trường hợp 3
Giọng cô buồn buồn: Vậy là con sắp phải xa mẹ rồi.

Trường hợp 4
Trong nhà bác ấy có đủ thứ : Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,…

Câu 29 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:

Trường hợp 1: 
Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi!
Bay đi!”

Trường hợp 3:
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là ….

Trường hợp 4:
Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Con hãy nối những phẩm chất của phụ nữ Việt Nam ở mảnh ghép màu xanh với câu tục ngữ tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:

 

1. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

2. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

3. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

a. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

b. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.

c. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trả bài kiểm tra địa lí, điều gì xảy ra với nhân vật tôi và với Vân:

Lớp trưởng lớp tôi

1. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “voi” nói tướng lên:

- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào…

Quốc “lém” lên tiếng:

- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhảu. Cái vân cạy răng chẳng nói lửa lời, có mà chỉ huy người…. câm.

Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn tôi.

2. Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của tôi chỉ được năm, lí do là khi điền bản đồ, tôi đã “sơ tán” Hà Tây, Hòa Bình lên tận biên giới phía Bắc.

Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều câu chuyện đáng nhớ.

3. Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hơ hớt hải từ đâu chạy tới, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ… tớ lại ngủ quên.

Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bài ghế ngay ngắn, bảng đen rành mạch một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nón: “Thứ ba, 27 tháng 8 năm 1984”. Nét chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc và tôi thì thở phào…

4. Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Nắng như thêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Bỗng Lâm kêu toáng lên:

- Kem! Kem! Các cậu ơi!

Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.

Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:

- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?

- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền của chị đội làm lao động hè…

5. Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng của tôi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi”

Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.

Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục”.

A. Vân vì chậm chạp nên còn một câu chưa làm xong, chỉ được 5 điểm. Còn nhân vật tôi lại được điểm cao nhất lớp

B. Nhân vật tôi bị mất bài kiểm tra địa lí, Vân giúp cậu ta tìm lại bài kiểm tra

C. Vân được 10 điểm còn nhân vật tôi vì mắc lỗi nên chỉ được 5 điểm

D. Bài của Vân và của nhân vật tôi giống nhau y đúc

Đáp án

C. Vân được 10 điểm còn nhân vật tôi vì mắc lỗi nên chỉ được 5 điểm

Phương pháp giải :

Con nhớ lại phần 2 của câu chuyện và trả lời

Lời giải chi tiết :

Trả bài kiểm tra địa lí, Vân được 10 điểm còn nhân vật tôi vì mắc lỗi nên chỉ được 5 điểm

Đáp án đúng: C

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nêu quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu?

A. Mỗi huân chương, giải thưởng, danh hiệu gồm có hai bộ phận, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó

B. Viết hoa tất cả chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên huân chương, giải thưởng, danh hiệu đó

C. Chỉ cần viết hoa chữ cái đầu tiên xuất hiện trong tên huân chương, giải thưởng, danh hiệu đó

D. Không cần phải viết hoa, viết thường như viết các chữ cái thông thường khác.

Đáp án

A. Mỗi huân chương, giải thưởng, danh hiệu gồm có hai bộ phận, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó

Phương pháp giải :

Con nhớ lại quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng

Lời giải chi tiết :

Quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu:

Mỗi huân chương, giải thưởng, danh hiệu gồm có hai bộ phận, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó

Đáp án đúng: A

Câu 3 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp

Thể hiện yêu cầu, nguyện vọng mong muốn bạn mình thực hiện

A. Trời nóng quá, mở cửa sổ giúp tớ với.

B. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với?

C. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với!

D. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với:

Đáp án

C. Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với!

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

- Xác định “thể hiện yêu cầu, nguyện vọng mong muốn bạn mình thực hiện” là kiểu câu cầu kiến

-> Dấu câu cần sử dụng là dấu !

Đáp án đúng: C

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào dưới đây đúng khi nói về tính cách đặc trưng, tiêu biểu của nữ giới?

A. Mạnh mẽ, dũng cảm

B. Dịu dàng, đằm thắm

C. Dễ thương, nết na

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án

D. Cả B và C đều đúng

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Tính cách đặc trưng và tiêu biểu ở nữ giới là: Dịu dàng, đằm thắm, dễ thương, nết na

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là một cô gái sẽ không mang tính cách Mạnh mẽ, dũng cảm chỉ là nét tính cách này sẽ phổ biến và nổi bật hơn ở nam giới

Đáp án đúng: D. Cả B và C đều đúng

Câu 5 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Con hãy ghép công dụng của dấu câu ở mảnh ghép màu xanh với dấu câu tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:

 

1. Dấu chấm

2. Chấm hỏi

3. Dấu chấm than

4. Dấu phẩy

a. Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong  muốn của bản thân mình

b. Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

c. Ngăn cách giữa các thành phần trong câu.

d. Hỏi một vấn đề nào đó.

Đáp án

1. Dấu chấm

b. Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

2. Chấm hỏi

d. Hỏi một vấn đề nào đó.

3. Dấu chấm than

a. Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong  muốn của bản thân mình

4. Dấu phẩy

c. Ngăn cách giữa các thành phần trong câu.

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và ghép nối cho phù hợp

Lời giải chi tiết :

1 – b: Dấu chấm: Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

2 – d: Chấm hỏi: Hỏi một vấn đề nào đó

3 – a: Chấm than: Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong  muốn của bản thân mình

4 – c: Dấu phẩy: Ngăn cách giữa các thành phần trong câu

Đáp án đúng: 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – c

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài tập đọc nào không thuộc chủ điểm Những chủ nhân tương lai của đất nước?

A. Những cánh buồm

B. Sang năm con lên bảy

C. Lớp học trên đường

D. Con gái

Đáp án

D. Con gái

Phương pháp giải :

Con lựa chọn đáp án mà con cho là đúng.

Lời giải chi tiết :

Bài tập đọc không thuộc chủ điểm Những chủ nhân tương lai của đất nước là: Con gái.

Đáp án đúng: D.

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí đã được tặng danh hiệu …………

A. Ca sĩ nhân dân

B. Ca sĩ ưu tú

C. Nhà giáo ưu tú

D. Nhà giáo Ưu tú

Đáp án

D. Nhà giáo Ưu tú

Phương pháp giải :

Mỗi huân chương, giải thưởng, danh hiệu gồm có hai bộ phận, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

Lời giải chi tiết :

- Đối với nhà giáo thì danh hiệu được nhận phải là đáp án Nhà giáo Ưu tú chứ không phải liên quan đến lĩnh vực ca sĩ

- Đối chiếu với quy tắc viết hoa ta thấy đáp án D là đúng

-> Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí đã được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú

Đáp án đúng: D

Câu 8 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:


tay cấy
đứa con xa
lâm thâm
Heo heo
Chân lội
Bầm ơi
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có ..... nhớ thầm

Bầm ơi có rét không bầm?
..... gió núi, ..... mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
..... dưới bùn, ..... mạ non
Đáp án
tay cấy
đứa con xa
lâm thâm
Heo heo
Chân lội
Bầm ơi
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có
đứa con xa
nhớ thầm

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo
gió núi,
lâm thâm
mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội
dưới bùn,
tay cấy
mạ non
Phương pháp giải :

Con nhớ lại bài thơ và điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết :

"Bầm ơi
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm

 

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non"

Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Gần ngay bên nhà Út Vịnh có điều gì đặc biệt?

 

ÚT VỊNH

      Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

     Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và không chơi dại như vậy nữa.

       Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

        -Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

      Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

     Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

     Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

 

A. Gần trường học

B. Gần một cái chợ rất ồn ào

C. Gần ngay bên đường sắt

D. Gần nghĩa địa hiu quạnh

Đáp án

C. Gần ngay bên đường sắt

Phương pháp giải :

Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt
Đáp án đúng: C.

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta quen nhau ở đâu?

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

     Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cố bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.

      Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

     Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.

     Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

     Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. AI đó kêu lên: "Còn chỗ cho một đứa bé." Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

      - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói.

     Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

      Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: "Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ..."

       Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

       Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: "Vĩnh biệt Ma-ri-ô!"

Theo A-MI-XI

A. Quen nhau trên chiếc tàu hỏa rời thành phố Li-vơ-pun

B. Quen nhau trong một khu ngoại ô thành phố

C. Quen nhau trên một chiếc tàu thủy rời thành phố Li-vơ-pun

D. Quen nhau trên một chiếc du thuyền đang dạo chơi, du lịch trong vùng vịnh

Đáp án

C. Quen nhau trên một chiếc tàu thủy rời thành phố Li-vơ-pun

Phương pháp giải :

Con đọc kĩ đoạn văn 1 để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta quen nhau ở trên một chiếc tàu thủy rời thành phố Li-vơ-pun.

Đáp án đúng: C.

Câu 11 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài hoàn chỉnh của một bài văn tả cảnh

b. Thân bài

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.

a. Mở bài

c. Kết bài

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

Cảnh em định tả là gì?

Tả bao quát toàn cảnh.

Đáp án

a. Mở bài

Cảnh em định tả là gì?

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

b. Thân bài

Tả bao quát toàn cảnh.

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

c. Kết bài

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.

Phương pháp giải :

Con nhớ lại và sắp xếp thành một dàn bài hoàn chỉnh

Lời giải chi tiết :

Dàn bài hoàn chỉnh cho một bài văn tả cảnh:

a. Mở bài:

Cảnh em định tả là gì?

Em quan sát cảnh đấy vào thời điểm nào?

b. Thân bài:

Tả bao quát toàn cảnh

Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

c. Kết bài:

Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi mẹ ôm Mơ vào lòng và nói “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” thì Mơ đã có hành động gì?

CON GÁI

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

      Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

      Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

     Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN

A. Mơ ôm chặt lấy mẹ, khóc thút thít không thốt lên lời

B. Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”

C. Mơ giận dỗi nói với mẹ: “Mẹ ơi, vì sao người ta lại coi thường con gái như thế”

D. Mơ thì thào nói với mẹ “Mẹ ơi con muốn nói cho mọi người hiểu rằng con gái không phải vô tích sự đâu”

Đáp án

B. Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”

Phương pháp giải :

Con đọc kĩ đoạn văn thứ 3 và trả lời

Lời giải chi tiết :

Khi mẹ ôm Mơ vào lòng và nói “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” thì Mơ đã có hành động: Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”

Đáp án đúng: B.

Câu 13 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hoàn toàn khác nhau, một người trong tâm trạng vô cùng vui vẻ vì sắp được đoàn tụ với gia đình.Một người thì là nỗi mất mát, buồn tủi vô hạn vì mới mất đi người thân yêu của mình. Chính điều này khiến cho trong cuộc gặp gỡ trên chuyến tàu, Giu-li-ét-ta có thể không giấu được niềm vui, thoải mái chia sẻ niềm vui của mình trong khi Ma-ri-ô thì ngược lại, nỗi buồn quá lớn khiến cậu không muốn kể gì về bản thân mình.

Theo con nhận định trên đúng hay sai?

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

     Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cố bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng.

      Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

     Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.

     Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

     Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. AI đó kêu lên: "Còn chỗ cho một đứa bé." Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

      - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói.

     Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

      Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: "Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ..."

       Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

       Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: "Vĩnh biệt Ma-ri-ô!"

Theo A-MI-XI

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hoàn toàn khác nhau, một người trong tâm trạng vô cùng vui vẻ vì sắp được đoàn tụ với gia đình.Một người thì là nỗi mất mát, buồn tủi vô hạn vì mới mất đi người thân yêu của mình. Chính điều này khiến cho trong cuộc gặp gỡ trên chuyến tàu, Giu-li-ét-ta có thể không giấu được niềm  vui, thoải mái chia sẻ niềm vui của mình trong khi Ma-ri-ô thì ngược lại, nỗi buồn quá lớn khiến cậu không muốn kể gì về bản thân mình.

Đáp án đúng: A. Đúng

Câu 14 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ vịt trời xuất hiện trong câu chuyện mang hàm ý gì?

CON GÁI

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

      Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

      Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

     Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN

A. Vịt trời là một loài vịt hiếm, bay lượng trên bầu trời, từ vịt trời còn được dùng để chỉ những thứ quý hiếm cần được trân trọng

B. Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì

C. Các gọi con trai với ý coi thường, cho rằng con trai lớn lên chỉ biết chơi bời, lêu lổng nên bố mẹ không nhờ được gì cả

D. Có ý nghĩa chỉ một loài vịt hiếm có

Đáp án

B. Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì

Phương pháp giải :

Con đọc phần chú thích, suy nghĩ kĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Từ vịt trời xuất hiện trong câu chuyện mang hàm ý chỉ cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.

Đáp án đúng: B. 

Câu 15 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Từ nào có thể ghép được với từ Vàng để tạo thành một giải thưởng?

A. Huy chương

B. Nghệ sĩ

C. Huân chương

D. Huy hiệu

Đáp án

A. Huy chương

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Từ có thể ghép được với từ Vàng để tạo thành một giải thưởng đó là: Huy chương Vàng

Đáp án đúng: A. Huy chương

Câu 16 : Con hãy bấm chọn từ/cụm từ chứa lỗi sai

Bấm chọn vào những dấu phẩy bị dùng sai trong các câu dưới đây:

a. 

Lớp 5B

,

phụ trách văn nghệ

,

lớp 5C phụ trách đón tiếp đại biểu.


b.

Trên mặt nước

,

phẳng lặng như gương

,

những con chim đang bay lượn.

Đáp án

a. 

Lớp 5B

,

phụ trách văn nghệ

,

lớp 5C phụ trách đón tiếp đại biểu.


b.

Trên mặt nước

,

phẳng lặng như gương

,

những con chim đang bay lượn.

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

a. Lớp 5B, phụ trách văn nghệ, lớp 5C phụ trách đón tiếp đại biểu.

-> Bỏ dấu phẩy ở phần ngăn cách giữa lớp 5B phụ trách văn nghệ

b. Trên mặt nước, phẳng lặng như gương, những con chim đang bay lượn.

-> Bỏ dấu phẩy ở phần ngăn cách giữa trên mặt nước phẳng lặng như gương

Câu 17 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Sau câu chuyện bài kiểm tra, chuyện trực nhật và chuyện lao động, hiện giờ các bạn nam trong lớp đã nhìn Vân bằng con mắt như thế nào?

Lớp trưởng lớp tôi

1. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “voi” nói tướng lên:

- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào…

Quốc “lém” lên tiếng:

- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhảu. Cái vân cạy răng chẳng nói lửa lời, có mà chỉ huy người…. câm.

Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn tôi.

2. Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của tôi chỉ được năm, lí do là khi điền bản đồ, tôi đã “sơ tán” Hà Tây, Hòa Bình lên tận biên giới phía Bắc.

Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều câu chuyện đáng nhớ.

3. Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hơ hớt hải từ đâu chạy tới, miệng lắp bắp:

- Chết… chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ… tớ lại ngủ quên.

Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bài ghế ngay ngắn, bảng đen rành mạch một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nón: “Thứ ba, 27 tháng 8 năm 1984”. Nét chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc và tôi thì thở phào…

4. Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Nắng như thêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khô. Bỗng Lâm kêu toáng lên:

- Kem! Kem! Các cậu ơi!

Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.

Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:

- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lấy phích kem ở đâu ra thế?

- Bà hàng kem cho mượn cả phích đấy. Còn tiền của chị đội làm lao động hè…

5. Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng của tôi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi”

Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.

Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục”.

Nhân vật tôi: Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi

Lâm: Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy

Phong: Vân dễ thương lại còn giỏi nữa, lớp tớ ai cũng quý.

Quốc: Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục

Hoàng: Lớp trưởng như Vân thì chẳng ai địch nổi được

Đáp án

Nhân vật tôi: Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi

Lâm: Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy

Quốc: Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục

Phương pháp giải :

Con đọc phần 5 của câu chuyện và tích vào đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Sau câu chuyện bài kiểm tra, chuyện trực nhật và chuyện lao động, hiện giờ các bạn nam trong lớp đã nói về Vân rằng:

- Nhân vật tôi: Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi.

- Lâm: Vân là con gái, nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy.

- Quốc: Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng phải nể phục.

Câu 18 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đọc phần kết bài sau và cho biết đó là phần kết bài cho đề văn nào?

 Nơi đây đã ôm ấp biết bao kỉ niệm buồn vui của em trong suốt 5 năm qua: Những ngày học tập miệt mài trong lớp, những trò chơi thú vị trên sân trường bên bạn bè, những lần ngồi trên ghế đá sân trường mộng mơ về tương lai,… tất cả những điều ấy mãi mãi còn trong trái tim em. Mai này dù có đi đâu xa, em vẫn sẽ mãi nhớ về nơi đây.

A. Một ngày mới bắt đầu ở quê em

B. Một đêm trăng đẹp

C. Ngôi trường của em

D.Một khu vui chơi giải trí mà em thích

Đáp án

C. Ngôi trường của em

Phương pháp giải :

Con đọc thật kĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có thể dùng làm phần kết bài cho đề văn nói về Ngôi trường của em

Đáp án đúng: C

Câu 19 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đâu là những sự vật có thể xuất hiện vào một đêm trăng đẹp?

A. Gió thổi dịu nhẹ

B. Ánh trăng hiền hòa, tròn vành vạnh

C. Tiếng côn trùng kêu đâu đây

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án

D. Cả A, B, C đều đúng

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Những sự vật có thể xuất hiện vào một đêm trăng đẹp đó là:

- Gió thổi dịu nhẹ

- Ánh trăng hiền hòa, tròn vành vạnh

- Tiếng côn trùng kêu đâu đây

Đáp án đúng:  D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 20 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Con học tập được ở Út Vịnh điều gì?

ÚT VỊNH

      Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

     Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và không chơi dại như vậy nữa.

       Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

        -Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

      Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

     Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

     Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo TÔ PHƯƠNG

 

Khả năng học tập nhanh nhạy, thông minh lại rất chăm chỉ.

Có tố chất một nhà lãnh đạo, biết cách tổ chức, lên kế hoạch cho tập thể.

Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.

Tình thần dũng cảm, nhanh trí khi giải cứu các em nhỏ.

Đáp án

Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.

Tình thần dũng cảm, nhanh trí khi giải cứu các em nhỏ.

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Điều mà bản thân em học tập được ở Út Vịnh đó là:
- Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.
- Tình thần dũng cảm, nhanh trí khi giải cứu các em nhỏ.

Câu 21 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?
Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

Nhận định trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Con nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm trong câu rồi soi vào ví dụ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Dấu hai chấm trong câu đã cho được đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đáp án đúng: B. Sai

Câu 22 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam?

 

Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền.

Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam.

Nêu nguyên nhân vì sao các vua chúa lại quyết định cách tân áo dài cổ truyền.

Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Đáp án

Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền.

Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam.

Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam:
- Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền.
- Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam.
- Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 2, 4

Câu 23 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật chính trong bài văn Lớp học trên đường là ai?

 

A. Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

B. Cụ Vi-ta chủ một gánh xiếc và Rô-mê-ô là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

C. Cụ Vi-ta-li là một cụ già trí thức, sống nhân hậu ở trong vùng và cậu bé Rê-mi hoạt bát, năng nổ.

D. Cụ Vi-ta-li và cháu trai của ông là Rô-mê-ô.

Đáp án

A. Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

Phương pháp giải :

Con nhớ lại câu chuyện và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật chính trong bài văn Lớp học trên đường là:
Cụ Vi-ta-li chủ một gánh xiếc và Rê-mi là cậu bé được cụ cưu mang, giúp đỡ từ nhỏ.

Đáp án đúng: A.

Câu 24 : Con hãy bấm chọn từ/cụm từ chứa lỗi sai

Bấm chọn vào tiếng viết sai quy tắc viết hoa trong các câu sau:

a. 

Trung tâm

huấn

luyện

thể

thao

Quốc

gia


b.

Trường

tiểu

học

minh

khai

Đáp án

a. 

Trung tâm

huấn

luyện

thể

thao

Quốc

gia


b.

Trường

tiểu

học

minh

khai

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

a. huấn -> Huấn, thể ->Thể
b. tiểu ->Tiểu, minh khai -> Minh Khai

Đáp án đúng:
a. Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia
huấn -> Huấn, thể -> Thể
b. Trường tiểu học minh khai
tiểu -> Tiểu, minh khai -> Minh Khai

Câu 25 : Con hãy bấm chọn từ/cụm từ chứa lỗi sai

Gạch dưới tiếng viết sai quy tắc viết hoa trong các câu sau:

a.

Nhà

máy

thủy

điện

hòa

bình


b.

Học viện

Chính

trị

Quốc

Gia

thành

phố

Hồ Chí Minh

Đáp án

a.

Nhà

máy

thủy

điện

hòa

bình


b.

Học viện

Chính

trị

Quốc

Gia

thành

phố

Hồ Chí Minh

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

a. thủy -> Thủy, hòa bình -> Hoà Bình

b. Gia -> gia, thành -> Thành

Đáp án đúng:
a. Nhà máy thủy điện hòa bình
thủy --> Thủy, hòa bình -> Hoà Bình
b. Học viện Chính trị Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
Gia -> gia, thành -> Thành

Câu 26 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu kể Ai là gì?

Các em nhỏ vui đùa trước cửa nhà văn hóa.

Bác ấy là một họa sĩ nổi tiếng.

Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.

Những ngôi nhà cổ kính nằm ven con sông thơ mộng, hiền hòa.

Trẻ nhỏ vào rừng nhặt từng cành củi đem về.

Đáp án

Bác ấy là một họa sĩ nổi tiếng.

Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.

Phương pháp giải :

Con dựa vào bảng sau để xác định những câu kể Ai là gì?

 

  Chủ ngữ Vị ngữ
Câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Là gì? Là ai? Là con gì?
Cấu tạo Danh từ, cụm danh từ Là + danh từ/cụm danh từ
Lời giải chi tiết :

Những câu kể Ai là gì? Có trong câu là:
- Bác ấy là một họa sĩ nổi tiếng.
- Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.

->>Đánh dấu x vào các ô 2,3

Câu 27 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Bấm chọn vào vị ngữ trong mỗi câu sau:

a.

Bây giờ

,

vùng đó

có một

người

con gái

đứng lên

đánh giặc


b.

Mọi 

người

đều khen

cô ấy

hát hay

và biểu diễn

tuyệt vời

.

Đáp án

a.

Bây giờ

,

vùng đó

có một

người

con gái

đứng lên

đánh giặc


b.

Mọi 

người

đều khen

cô ấy

hát hay

và biểu diễn

tuyệt vời

.

Phương pháp giải :

Con xác định vị ngữ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Vị ngữ được in đậm như sau:
a. Bấy giờ, ở vùng đó/ có một người con gái đứng lên đánh giặc.

                     CN                                                   VN
b. Mọi người/ đều khen cô ấy hát hay và biểu diễn tuyệt vời.

       CN                                                     VN

Câu 28 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước:

Trường hợp 1
Huyện: Bình Chánh

Trường hợp 2
Anh ấy hỏi tôi: Em ơi, đường vào nhà bác Tư đi lối nào?

Trường hợp 3
Giọng cô buồn buồn: Vậy là con sắp phải xa mẹ rồi.

Trường hợp 4
Trong nhà bác ấy có đủ thứ : Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,…

Đáp án

Trường hợp 1
Huyện: Bình Chánh

Trường hợp 4
Trong nhà bác ấy có đủ thứ : Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,…

Phương pháp giải :

Con chú ý phần phía sau dấu hai chấm có phải là lời nói trực tiếp của nhân vật hay không? Hay đó chỉ là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Lời giải chi tiết :

Những trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước đó là:
- Trường hợp 1
Huyện: Bình Chánh
Phần phía sau cho biết huyện đó có tên là Bình Chánh.
- Trường hợp 4
Trong nhà bác ấy có đủ thứ : Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,…
Phần sau dấu hai chấm liệt kê những đồ vật có trong nhà, nhằm giải thích cho việc nhà bác ấy có rất nhiều thứ.

Riêng các trường hợp thứ 2 và thứ 3 dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:
- Trường hợp 2
Anh ấy hỏi tôi: Em ơi, đường vào nhà bác Tư đi lối nào?
Phần sau dấu hai chấm là lời của anh ấy nói với nhân vật “tôi”.
- Trường hợp 3
Giọng cô buồn buồn: Vậy là con sắp phải xa mẹ rồi.
Phần sau dấu hai chấm là lời của cô gái nói.

->> Vậy đánh dấu X vào các ô 1,4

Câu 29 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:

Trường hợp 1: 
Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi!
Bay đi!”

Trường hợp 3:
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là ….

Trường hợp 4:
Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?

Đáp án

Trường hợp 1: 
Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi!
Bay đi!”

Trường hợp 4:
Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?

Phương pháp giải :

Con chú ý phần phía sau dấu hai chấm có phải là lời nói trực tiếp của nhân vật hay không? Hay đó chỉ là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Lời giải chi tiết :

Các trường hợp dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật đó là:
- Trường hợp 1:

Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…

Phần sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của tên giặc.
- Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”
Phần sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật “tôi”.
- Trường hợp 4:

Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?
Phần sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của học sinh hỏi cô giáo.
Riêng trường hợp thứ 3 dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

->> Đánh dấu x vào các ô 1,2,4

Câu 30 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Con hãy nối những phẩm chất của phụ nữ Việt Nam ở mảnh ghép màu xanh với câu tục ngữ tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:

 

1. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

2. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

3. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

a. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

b. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.

c. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

Đáp án

1. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn

b. Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.

2. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

c. Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

3. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

a. Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

Phương pháp giải :

Con suy nghĩ để ghép nối cho phù hợp

Lời giải chi tiết :

1 – b: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ

2 – c: Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi - Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình

3 – a: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh - Phụ nữ dũng cảm, anh hùng

Đáp án đúng: 1->b, 2->c, 3->a

close