Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 6- Đề số 10 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra học kì 1 sử 6 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1 - [NB] Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?

A. Nam Phi 

B. Gia-va (Indonexia)

C. Thái Lan 

D. Tây Âu

Câu 2 - [NB] Người tinh khôn xuất hiện cách đây bao nhiêu năm?

A. 2 vạn năm 

B. 3,5 vạn năm    

C. 4 vạn năm 

D. 5 vạn năm

Câu 3 - [NB] Rìu đá có vai mài rộng ra hai mặt hình dáng cân xứng được phát hiện ở niên đại nào?

A. 4000 – 3500 

B. 4000 

C. 3500 

D. 4000 – 3000

Câu 4 - [NB] Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

A. Lúa nước

B. Làm gốm 

C. Chăn nuôi

D. Làm đồ trang sức

Câu 5  - [TH] Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa quan trọng nhất là gì?

A. Cuộc sống ổn định 

B. Của cải dư thừa

C. Năng xuất lao động tăng lên 

D. Công cụ được cải tiến

Câu 6 - [VD] Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên khác với rìu đá của cư dân khác như thế nào?

A. Rìu được mài lưỡi sắt hơn

B. Rìu được mài có vai

C. Còn thô sơ

D. Được mài nhẵn và cân xứng

Câu 7  - [NB] Di chỉ cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở

A. Sơn Vi 

B. Óc Eo 

C. Phùng Nguyên

D. Đồng Nai

Câu 8  - [NB] Người tinh khôn có đời sống như thế nào?

A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt. 

B. Sống theo bầy, săn bắn.

C. Sống thành thị tộc. 

D. Sống riêng lẻ, hái lượm, săn bắt. 

Câu 9 - [NB] Cuộc sống của người tối cổ

A. định cư tại một nơi

B. rất bấp bênh. 

C. bấp bênh, “ăn lông ở lỗ”. 

D. du mục đi khắp nơi.

Câu 10 - [NB] Thể chế nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. quân chủ chuyên chế.

B. hội chủ nghĩa.

C. chiếm hữu nô lệ. 

D. cộng hòa liên bang.

Câu 11 - [NB] Kinh tế chủ đạo của các quốc gia phương Tây cổ đại là

A. buôn bán nô lệ. 

B. nông nghiệp trồng cây lâu năm.

C. thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển.

D. nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 12 - [NB] Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu?

A. Trên các sườn đồi.

B. Bên lưu vực các con sông lớn.

C. Trên các hoang đảo.

D. Các eo biển.

Câu 13  - [NB] Xã hội Hi Lạp và Rô-ma gồm hai giai cấp cơ bản đó là

A. quý tộc và nông dân.

B. quý tộc và nô lệ

C. chủ nô và nô lệ. 

D. nông dân và nô lệ.    

Câu 14 - [NB] Chủ nô là

A. chủ xưởng, chủ thuyền buôn giàu có, nắm mọi quyền hành.

B. chủ xưởng giàu có, chăm lo quyền lợi cho tất cả mọi người.

C. chủ xưởng, chủ thuyền buôn giàu có, nắm mọi quyền hành, bóc lột nô lệ dã man.

D. chủ xưởng, chủ thuyền buôn giàu có phân công lao động trong xã hội.

Câu 15 - [NB] Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương  Đông là gì?

A. Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

B. Đứng đầu nhà nước là quý tộc, quan lại.

C. Đứng đầu nhà nước là nông dân công xã, họ nuôi sống toàn xã hội.

D. Nhà nước mà có quan hệ xã hội là sự bóc lột dã man, tàn bạo giữa chủ nô và nô lệ. 

Câu 16 - [TH] Vì sao việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng?

A. Con người đã thoát khỏi cuộc sống “ ăn lông ở lỗ”.

B. Con người chủ động tạo ra lương thực.

C. Con người chủ động tạo ra lương thực,vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên.           

D. Con người bắt đầu bước vào xã hội có sự phân chia giàu nghèo.

Câu 17 - [NB] Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?

A. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). 

B. Thăng Long (Hà Nội).

C. Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội ). 

D. Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ).

Câu 18 - [NB] Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VII nước ta có rất nhiều bộ lạc. Trong đó bộ lạc Văn Lang cư trú ở

A. vùng đất ven sông Mã.

B. vùng đất trung du miền núi phía Bắc.

C. vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).

D. vùng đất ven sông Cửu Long.

Câu 19 - [NB] Con trai của vua Hùng được gọi là

A. Hoàng tử.

B. Thái tử. 

C. Quân vương. 

D. Quan lang.

Câu 20 - [NB] Nhà nước Văn Lang là sự hợp nhất của

A. 14 bộ lạc. 

B. 15 bộ lạc. 

C. 16 bộ lạc. 

D. 17 bộ lạc.

Lời giải chi tiết

1B

2C

3A

4B

5C

6D

7C

8C

9C

10C

11C

12B

13C

14C

15A

16C

17D

18C

19D

20B

 

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 8.

Cách giải:

Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), ở gần Bắc Kinh (Trung Quốc),…

Chọn: B

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 9.

Cách giải:

Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 vạn năm.

Chọn: C

Câu 3

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 30 - 31.

Cách giải:

Rìu đá có vai mài rộng ra hai mặt hình dáng cân xứng được phát hiện ở niên đại 4000 – 3500.

Chọn: A

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 32.

Cách giải:

Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề làm gốm.

Chọn: B

Câu 5

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Thuật luyện kim ra đời đã làm cho năng suất lao động tăng lên.

Chọn: C

Câu 6

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên được mài nhẵn và cân xứng còn rìu đá của các cư dân khác ví dụ như cư dân thời kì Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long thì được mài vát 1 bên, chuôi tra cán.

Chọn: D

Câu 7

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 32.

Cách giải:

Di chỉ cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc.

Chọn: C

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 9.

Cách giải:

Người tinh khôn có đời sống: không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gồm vài gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc.

Chọn: C

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 9.

Cách giải:

Cuộc sống của người tối cổ bấp bênh, “ăn lông ở lỗ”.

Chọn: C

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 15 - 16.

Cách giải:

Thể chế nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Tây là chiếm hữu nô lệ.

Chọn: C

Câu 11

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 15.

Cách giải:

Kinh tế chủ đạo của các quốc gia phương Tây cổ đại là thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển.

Chọn: C

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 11.

Cách giải:

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở bên lưu vực các con sông lớn.

Chọn: B

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 15.

Cách giải:

Xã hội Hi Lạp và Rô-ma gồm  hai giai cấp cơ bản đó là chủ nô và nô lệ.

Chọn: C

Câu 14

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 15.

Cách giải:

Chủ nô là chủ xưởng, chủ thuyền buôn giàu có, nắm mọi quyền hành, bóc lột nô lệ dã man.

Chọn: C

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 12.

Cách giải:

Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

Chọn: A

Câu 16

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng vì con người chủ động tạo ra lương thực,vượt qua thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên.

Chọn: C

Câu 17

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ).

Chọn: D

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VII nước ta có rất nhiều bộ lạc. Trong đó bộ lạc Văn Lang cư trú ở vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).

Chọn: C

Câu 19

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Con trai của vua Hùng được gọi là Quan lang.

Chọn: D

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 6, trang 36.

Cách giải:

Nhà nước Văn Lang là sự hợp nhất của 15 bộ lạc

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close