a.
Phương pháp: căn cứ bài Qua Đèo Ngang
Cách giải:
- Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan.
- Tác phẩm: Qua Đèo Ngang.
b.
Phương pháp: căn cứ bài Qua Đèo Ngang
Cách giải:
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
c.
Phương pháp: căn cứ bài Qua Đèo Ngang, phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
* Câu thơ: "Bác đến chơi đây ta với ta"
* Bài thơ: Bạn đến chơi nhà
* Tác giả: Nguyễn Khuyến
* So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”.
- Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt:
+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn.
+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ. HS trả lời theo định hướng sau:
Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng cô đơn tuyệt đối khi đến Đèo Ngang lúc chiều tà.
Cụm từ “ta với ta” ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình, tuy hai mà một rất tri âm tri kỉ.
d.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Tham khảo đoạn văn:
Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ (1). Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước - vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng. Ở đây, chỉ có một mình bà "ta với ta", lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái (2). Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc (3). Từ “ta với ta” như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan (4). Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói: “Bác đến chơi đây ta với ta”, lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai (5). Còn bà Huyện lại: “Một mảnh tình riêng ta với ta” (6). Đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…(7)
|