Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 10 đề số 2Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 10 Quảng cáo
Đề bài Câu 1.(2,5 điểm) a) Xét tính đúng sai và lập mệnh đề phủ định của mệnh đề sau: \(\forall a \in \mathbb{R},a\left( {a + 1} \right)\) không chia hết cho 2. b) Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {x + 3} + \dfrac{{2{x^2} + 2}}{{\left| { - {x^2} + 5x + 6} \right|}}\) c) Xét tính chẵn lẻ của hàm số \(y = 2021{x^{2021}} + 2019x\left| x \right| + 5\) Câu 2.(2 điểm) a) Tìm \(m \in \left[ {1;2020} \right]\) để hàm số \(y = \left( {{m^2} - 4} \right)x + m - 1\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). b) Vẽ đồ thị và lập bảng biến thiên hàm số \(y = \left| {x + 1} \right|\) Câu 3. (2 điểm) Gọi \((P)\) là đồ thị của hàm số \(y = {x^2} + ax + b\) đi qua gốc tọa độ và có trục đối xứng là \(x = 2\). a) Tìm \(a,b\). b) Khi tịnh tiến đồ thị \(\left( P \right)\) sang trái 1 đơn vị, rồi xuống dưới 3 đơn vị thì ta được đồ thị của hàm số nào? Câu 4.(3,5 điểm) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC, F là điểm xác định bởi \(4\overrightarrow {AF} = \overrightarrow {AB} \). 1) Phân tích vectơ \(\overrightarrow {AF} \) theo hai vectơ \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {BC} \). 2) Tìm số thực x sao cho \(\overrightarrow {BH} = x\overrightarrow {BC} \) đồng thời ba điểm F, H, G thẳng hàng. 3) Với mỗi điểm M, xác định điểm N thỏa mãn: \(\overrightarrow {MN} = \dfrac{2}{3}\left( {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right)\). Tìm tập hợp các điểm N khi M chạy trên đường tròn tâm O bán kính R. Lời giải chi tiết Câu 1. a) Mệnh đề sai vì: \(a = 1 \in \mathbb{R} \Rightarrow a\left( {a + 1} \right) = 2\) chia hết cho 2. Mệnh đề phủ định: \(\exists a \in \mathbb{R},a\left( {a + 1} \right)\) chia hết cho 2. b) ĐKXĐ: \(\left\{ \begin{array}{l}x + 3 \ge 0\\ - {x^2} + 5x + 6 \ne 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 3\\x \ne 6\\x \ne - 1\end{array} \right.\) Tập xác định của hàm số là: \(D = \left[ { - 3; - 1} \right) \cup \left( { - 1;6} \right) \cup \left( {6; + \infty } \right)\) c) Tập xác định \(D = \mathbb{R}\) \(\forall x \in D \Rightarrow - x \in D\) Lấy tùy ý \(x \in D\) ta có \(\begin{array}{l}f\left( { - x} \right) = 2021{\left( { - x} \right)^{2021}} + 2021\left( { - x} \right)\left| { - x} \right| + 5\\ = - 2021{x^{2021}} - 2021x\left| x \right| + 5\end{array}\) \( \Rightarrow f\left( { - x} \right) \ne f\left( x \right)\) và \(f\left( { - x} \right) \ne f\left( x \right)\) Vậy hàm số đã cho không là hàm số chẵn cũng không là hàm số lẻ. Câu 2. a) Hàm số \(y = \left( {{m^2} - 4} \right)x + m - 1\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {m^2} - 4 > 0\forall x \in \mathbb{R}\\ \Leftrightarrow \left( {m - 2} \right)\left( {m + 2} \right) > 0\forall x \in \mathbb{R}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - 2\end{array} \right.\end{array}\) Kết hợp với điều kiện \(1 \le m \le 2020\). Ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}1 \le m \le 2020\\\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow 2 < m \le 2020\) Vậy \(2 < m \le 2020\). b) Ta có hàm số \(y = \left| {x + 1} \right|\) xác định với mọi \(x\). Nếu \(x \ge - 1\), thì \(\left| {x + 1} \right| = x + 1\) Nếu \(x < - 1\), thì \(\left| {x + 1} \right| = - x - 1\) Do đó hàm số đã cho là \(y = \left\{ \begin{array}{l}x + 1{\rm{ khi }}x \ge - 1\\ - x - 1{\rm{ khi }}x < - 1\end{array} \right.\) Đồ thị:
Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) Bảng biến thiên:
Câu 3. a) Ta có \((P)\) đi qua gốc tọa độ O(0;0) nên tọa độ của O thỏa mãn hàm số \(y = {x^2} + ax + b\). \( \Rightarrow 0 = {0^2} + a.0 + b \Leftrightarrow b = 0\). \((P)\) có trục đối xứng là \(x = - \dfrac{a}{2}\)\( \Rightarrow - \dfrac{a}{2} = 2 \Leftrightarrow a = - 4\). Vậy \(a = - 4,b = 0\). b) Hàm số ban đầu là: \(y = {x^2} - 4x\). Khi tịnh tiến đồ thị sang trái 1 đơn vị ta được đồ thị của hàm số \(y = f\left( {x + 1} \right) = {\left( {x + 1} \right)^2} - 4\left( {x + 1} \right) = {x^2} - 2x - 3\). Khi tịnh tiến đồ thị trên xuống dưới 3 đơn vị ta được đồ thị của hàm số \(y = {x^2} - 2x - 3 - 3 = {x^2} - 2x - 6\). Vậy hàm số cần tìm là \(y = {x^2} - 2x - 6\). Câu 4.
a) Ta có \(\begin{array}{l}4\overrightarrow {{\rm{AF}}} = \overrightarrow {AB} \Rightarrow \overrightarrow {{\rm{AF}}} = \dfrac{1}{4}\overrightarrow {AB} \\ = \dfrac{1}{4}\left( {\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {BC} } \right) = \dfrac{1}{4}\overrightarrow {AC} - \dfrac{1}{4}\overrightarrow {BC} \end{array}\) b) Gọi D là trung điểm BC. Vì H thuộc cạnh BC nên đặt \(\overrightarrow {BH} = x\overrightarrow {BC} \). Ta có : \(\begin{array}{l}\overrightarrow {FG} = \overrightarrow {FA} + \overrightarrow {AG} = - \dfrac{1}{4}\overrightarrow {AB} + \dfrac{2}{3}\overrightarrow {AD} \\ = - \dfrac{1}{4}\overrightarrow {AB} + \dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right)\\ = \dfrac{1}{{12}}\overrightarrow {AB} + \dfrac{1}{3}\overrightarrow {AC} \end{array}\) \(\begin{array}{l}\overrightarrow {FH} = \overrightarrow {FB} + \overrightarrow {BH} = - \dfrac{3}{4}\overrightarrow {AB} + x\overrightarrow {BC} \\ = - \dfrac{3}{4}\overrightarrow {AB} + x\overrightarrow {AC} - x\overrightarrow {AB} \\ = \left( { - x - \dfrac{3}{4}} \right)\overrightarrow {AB} + x\overrightarrow {AC} \end{array}\) Để F,G, H thẳng hàng thì tồn tại số k khác 0 để \(\overrightarrow {FG} = k\overrightarrow {FH} \) \( \Leftrightarrow \dfrac{1}{{12}}\overrightarrow {AB} + \dfrac{1}{3}\overrightarrow {AC} = k\left[ {\left( { - x - \dfrac{3}{4}} \right)\overrightarrow {AB} + x\overrightarrow {AC} } \right]\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - kx - \dfrac{3}{4}k = \dfrac{1}{{12}}\\kx = \dfrac{1}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k = - \dfrac{5}{9}\\x = - \dfrac{3}{5}\end{array} \right.\) Vậy \(x = - \dfrac{3}{5}\). c) \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên ta có: \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MG} \)\( \Rightarrow \overrightarrow {MN} = \dfrac{2}{3}.3\overrightarrow {MG} = 2\overrightarrow {MG} \). Hay \(N\) là điểm đối xứng với \(M\) qua \(G\) \( \Rightarrow \overrightarrow {GN} = \overrightarrow {MG} \) Gọi \(O'\) là điểm đối xứng với \(O\) qua \(G\) \( \Rightarrow \overrightarrow {GO'} = \overrightarrow {OG} \) Khi đó \(\overrightarrow {NO'} = \overrightarrow {OM} \Rightarrow O'N = OM = R\). Vì O và G cố định nên O’ cố định, do đó khi M chạy trên đường tròn tâm \(O\) bán kính R thì \(N\) chạy trên đường tròn tâm \(O'\) bán kính R. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|