Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 8 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài TRẮC NGHIỆM Câu 1. Tình hình của Liên Xô sau CTTGT II như thế nào? A. Được hưởng nhiều quyền lợi. B. Không bị thiệt hại trong chiến tranh. C. Bị tổn thất nặng nề, nền kinh tế phát triển chậm lại tới 10 năm. D. Câu A và B đúng. Câu 2. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với mục đích A. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu. B. Tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước Xã hội chủ nghĩa. C. Đối phó với chính sách bao vây của các nước phương Tây. D. Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu? A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít. B. Do Nghị quyết của hội nghị I-an-ta (2/1945). C. Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức. D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong Tổ chức Hiệp ước Vacsava. Câu 4. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tồn tại được bao nhiêu năm? A. 71 năm B. 72 năm C. 73 năm D. 74 năm. Câu 5. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Angiêri chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đất nước nào? A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Việt Nam D. Ấn Độ. Câu 6. Trở ngại chủ quan nào ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu? A. Sự phá hoại của các thế lực phản động. B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô. C. Chưa đảm bảo sự công bằng xã hội. D. Thiếu năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới. Câu 7. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân cũ chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân. Câu 8. Yếu tố nào sau đây quyết định đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh? A. Sự suy yếu của đế quốc Mĩ. B. Thắng lợi của cách mạng Cuba. C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam. D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc. Câu 9. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha C. Anh. D. Pháp. Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ? A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi. B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn. D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập. Câu 11. Tại sao nhiều người cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”? A. Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế. B. Các nước châu Á đều thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. C. Các nước châu Á bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. D. Nhiều nước châu Á vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân. Câu 12. Lãnh tụ của phong trào 26/7 của cách mạng Cu-ba là A. Ra-un Ca-xto-ro. B. Chê Ghê-va-ra. C. Phi-đen Ca-xtơ-rô. D. A-gien-de. Câu 13. Nước cộng hòa Cuba ra đời cũng là đánh dấu A. hiến pháp được ban hành B. nhân dân tấn công vào trại lính Môncađa C. chế độ độc tài Batixta sụp đổ D. do sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô Câu 14. Tội ác điển hình nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi là A. Tô thuế nặng nề. B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi. C. Phân biệt, kì thị chủng tộc đối với người da đen và da màu. D. Bóc lột nhân công rẻ mạt. Câu 15. Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”? A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập B. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn C. Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt Câu 16. Từ công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đòi hỏi Việt Nam cần phải A. Định hướng lại thể chế chính trị B. Dập khuôn theo mô hình cải cách- mở cửa của Trung Quốc C. Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế D. Đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực. II. TỰ LUẬN Câu 17. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Câu 18. Công cuộc cải tổ của Liên Xô từ năm 1985 đến năm 1991 để lại hậu quả như thế nào? Lời giải chi tiết TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Phương pháp: sgk trang 3 Cách giải: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, tuy với tu thế của người chiến thắng, nhưng Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề Chọn: C Câu 2 Phương pháp: sgk trang 8. Cách giải: Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập nhằm đẩy mạnh sự hợp tác , giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chọn: D Câu 3 Phương pháp: sgk trang 5, 6, suy luận. Cách giải: Nhân tố dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu bao gồm: - Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946. => Các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu được thành lập là do thành quả đấu tranh của các lực lượng yêu nước chống phát xít ở Đông Âu và Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức. - Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), đại diện cho các nước Đông minh chống phát xít, các nước trị cột của khối đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã đưa ra quyết định các nước Đông Âu đặt dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô. Trong khi Liên Xô là nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa nên lẽ tất yếu các nước Đông Âu cũng sẽ đi theo con đường tương tự. Đáp án D: Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời vào tháng 5-1955 => không phải nhân tố ảnh hưởng đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Chọn: D Câu 4 Phương pháp: sgk trang 10. Cách giải: Ngày 25/12/1991, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại. Chọn: D Câu 5 Phương pháp: Liên hê. Cách giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Angiêri chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Việt Nam. Đặc biệt, sự kiện Điện Biên Phủ năm 1954. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ: “Là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”. Trong số ấy, Algieri có số phận giống với Việt Nam nhất, trong điều kiện cuộc kháng chiến ở quốc gia này đang đi vào bế tắc thì Điện Biên Phủ cách đó nửa vòng trái đất như một lối thoát khiến cho dân tộc Algieri coi chiến thắng đó như chiến thắng của chính mình, là "kim chỉ nam" cho con đường cách mạng phía trước. Chọn: C Câu 6 Phương pháp: sgk trang 12, suy luận. Cách giải: - Ở các nước Đông Âu, cuối năm 1988, nhân dân ở nhiều nước míttinh đòi cải cách về kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền. => Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản (giống Liên Xô), thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do - Sau tổng tuyển cử tự do, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, các đảng cộng sản không còn được nắm chính quyền => Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu. => Trở lại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa Đông Âu là rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô. Chọn: B Câu 7 Phương pháp: sgk trang 14. Cách giải: Trong cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. Chọn: C Câu 8 Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Sau cách mạng Cuba thắng lợi đã cổ vũ cho các nước còn lại nổi dậy đấu tranh giành độc lập vào những năm 60-70 của thế kỉ XX. Cách mạng Cuba đóng vai trò là “lá cờ đầu” quyết định đên sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh. Chọn: B Câu 9 Phương pháp: sgk trang 14. Cách giải: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha. Đây là một thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Chọn: B Câu 10 Phương pháp: sgk trang 14, suy luận. Cách giải: Sau khi Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập thì từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi. => Năm 1993, Hiến pháp Nam Phi quy định chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ hoàn toàn. => Hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đế quốc bị xóa bỏ hoàn toàn. => Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai được xóa bỏ cũng đồng nghĩa chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ đến tận gốc rễ. Chọn: C Câu 11 Phương pháp: sgk trang 15, suy luận. Cách giải: Từ nhiều thập niên qua, nhiều nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xi-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Chính vì thế, nhiều người cho rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Chọn: A Câu 12 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 31. Cách giải: Lãnh tụ của phong trào 26/7 của cách mạng Cu-ba là Phi-đen Ca-xtơ-rô. Chọn: C Câu 13 Phương pháp: sgk trang 34. Cách giải: Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-xti-ta bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân Cuba giành thắng lợi, nước Cộng hòa Cua được thành lập. => Nước Cộng hòa Cuba ra đời đồng thời đánh dấu chế độ độc tài Ba-xti-ta sụp đổ. Chọn: C Câu 14 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 28, suy luận. Cách giải: Tội ác điển hình nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi là: Phân biệt, kì thị chủng tộc đối với người da đen và da màu Chọn: C Câu 15 Phương pháp: sgk trang 26, suy luận. Cách giải: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt tan rã. Chọn: A Câu 16 Phương pháp: liên hệ. Cách giải: Xuất phát từ nguyên nhân của những cuộc khoảng hoảng của Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu, Việt Nam rút ra bài học cần phải đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa) để tạo nên sức mạnh tổng hòa. Đây cũng là bài học được Đảng và Nhân dân áp dụng trong công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ tháng 12-1986. Chọn: D TỰ LUẬN Câu 17 Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 23 Cách giải: - Hoàn cảnh ra đời: + Sau khi giành độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển. + Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. => Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. - Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc hoạt động: + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. + Hợp tác phát triển có kết quả… Câu 18 Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 10 Cách giải: Hậu quả: - Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. - Nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng,… - Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. - Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). - Ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết.
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|