Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 6 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội  loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học :

A. Khảo cổ học           

B. Sinh học       

C. Sử học     

D. Văn học

 

Câu 2. Tài liệu truyền miệng bao gồm

A. Câu chuyện, lời kể truyền đời. 

B. Tranh ảnh.

C. Công cụ  

D. Hiện vật

Câu 3. Năm đầu tiên của công nguyên được qui ước :

A. Năm Phật Thích ca Mâu Ni ra đời

B. Năm Khổng Tử ra đời

C. Năm Chúa Giê –xu ra đời

D. Năm Lão Tử ra đời

Câu 4. Tính khoảng cách thời gian giữa năm 179 TCN và năm 40?

A. 219 năm

B. 179 năm 

C. 40 năm   

D. 139 năm

Câu 5. Người Tối cổ sống như thế nào ?

A. Sống theo bầy 

B. Sống đơn lẻ     

C. Sống trong thị tộc

D. Sống theo từng gia đình nhỏ

Câu 6. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn gắn liền với di chỉ nào?

A. Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Hạ Long (Quảng Ninh).        

B. Sơn Vi (Phú Thọ).                                                 

C. Núi Đọ (Quan Yên – Thanh Hóa).

D. Xuân Lộc (Đồng Nai).    

Câu 7. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở :

A. Vùng núi 

B. Cao nguyên      

C. Hoang mạc 

D. Lưu vực các con sông lớn 

Câu 8. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời ở lưu vực của sông: 

A. Sông Nin. 

B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.

C. Sông Ấn và sông Hằng.

D. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

Câu 9. Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?

A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.

B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.

C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.

D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.

Câu 10. Nhà khoa học nổi danh của phương Tây cổ đại trong lĩnh vực Vật lý là:

A. Ác-si-mét 

B. Pi-ta-go 

C. Hê-rô-đốt 

D. Ta-lét

Câu 11. Ác-si-mét là nhà khoa học trong lĩnh vực:

A. Toán học.

B. Vật lí.

C. Lịch sử. 

D. Hóa học.

Câu 12. Việc sáng tạo ra chữ viết có không có ý nghĩa gì?

A. Là một phát minh lớn của con người.

B.  Là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.

C. Là nhu cầu không thể thiếu khi xã hội phát triển.

D. Là cơ sở quan trọng tạo ra lịch pháp.

Câu 13. Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là

A. bầy người.

B. nhóm người

C. đoàn người 

D.  thị tộc.

Câu 14. Trong nhiều hang động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ta phát hiện được những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ, xương thú điều đó cho thấy

A. Người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi. 

B.  Người nguyên thủy thường ăn ốc.

C. Thức ăn chủ yếu của người nguyên thủy là ốc. 

D. Người nguyên thủy đã sống thành bầy rất đông.

Câu 15. Thị tộc mẫu hệ không được tổ chức bởi

A. Những người cùng huyết thống sống chung với nhau. 

B. Sống ổn định lâu dài ở một nơi.

C. Tôn thờ mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ. 

D. Người đàn ông đóng vai trò chính trong thị tộc.

Câu 16. Công cụ, đồ dùng quan trọng nhất của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long đó là

A. Đồ gốm, rìu ngắn, rìu có vai.

B. Rìu đá cuội, đồ gỗ và đồ gốm.

C. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm.

D.  Rìu mài lưỡi, đồ gỗ, tre.

Câu 17. Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn là

A. Chế độ thị tộc

B. Chế độ thị tộc mẫu hệ

C.  Chế độ thị tộc phụ hệ.

D. Bầy người nguyên thủy.

II. TỰ LUẬN

Câu 18. Em hiểu thế nào là nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại phương Đông?

Câu 19. Tại sao chúng ta cần phải học Lịch sử?

Câu 20. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới ?   

Lời giải chi tiết

TRẮC NGHIỆM

           1. C

2. A

3. C

4. A

   5. A

6. A

7. D

8. A

9. C

10. A

11. B

12. D

13. D

14. A

15. D

16. C

17. B

 

 

 

 

Câu 1

Phương pháp: sgk trang 3

Cách giải:

Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ

Chọn: C

Câu 2

Phương pháp: sgk trang 5.

Cách giải:

Tài liệu truyền miệng bao gồm: câu chuyện, lời kể truyền đời.

Đáp án B. C. D: là tài liệu hiện vật.

Chọn: A

Câu 3

Phương pháp: sgk trang 7

Cách giải:

Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê – xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên

Chọn: C

Câu 4

Phương pháp: suy luận, tính

Cách giải:

Khoảng cách thời gian giữa năm 179 TCN và năm 40 là 219 năm

Cách tính: Lấy năm 179 TCN cộng với năm công nguyên: 179 + 40 = 219 năm

Chọn: A

Câu 5

Phương pháp: sgk trang 9

Cách giải:

Người Tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người

Chọn: A

Câu 6

Phương pháp: sgk trang 23

Cách giải:

Hàng loạt các hang động, mái đá có dấu vết sinh sống của người nguyên thủy được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Hạ Long ( Quảng Ninh)…Ở đó Người tinh khôn nguyên thủy thời này sống cách đây từ 12000 đến 4000 năm

Chọn: A

Câu 7

Phương pháp: sgk trang 11, suy luận

Cách giải:

Vào cuối thời nguyên thủy cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin (Ai Cập), Tigoro và Ophorat (Lưỡng Hà), sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ)…tại đây đã hình thành những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên

Chọn: D

Câu 8

Phương pháp: sgk trang 11

Cách giải:

Vào cuối thời nguyên thủy cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin (Ai Cập), sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ…từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc

Chọn: A

Câu 9

Phương pháp: phân tích, loại trừ

Cách giải:

Các quốc gia cổ đại phương Tây là vùng bán đảo có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi khô cứng,  điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân Hi Lạp và Rô – ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. Tuy nhiên lị là nơi có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi để phát triển thương nghiệp

Chọn: C

Câu 10

Phương pháp: sgk trang 18

Cách giải:

Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh như: Ta – lét, Pi – ta – go trong Toán học; Ác – si – mét trong vật lí học…

Chọn: A

Câu 11

Phương pháp: sgk trang 18

Cách giải:

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau đều có các nhà khoa học nổi danh như Ta – lét, Pitago, Ơ – cơ – lít trong Toán học, Ác – si – mét trong Vật lí học…

Chọn: B

Câu 12

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A, B, C đều là ý nghĩa sự ra đời của chữ viết.

- Đáp án D: cơ sở hình thành lịch pháp là do con người biết quan sát các hiện tượng thiên nhiên (sự di chuyển của Trái Đất, Mặt Trời) và ghi lại chúng.

Chọn: D

Câu 13

Phương pháp:  sgk trang 9.

Cách giải:

Người tinh khôn không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gốm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

Chọn: D

Câu 14

Phương pháp:  sgk trang 28.

Cách giải:

Trong nhiều hang động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ta phát hiện được những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ, xương thú điều đó cho thấy người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi.

Chọn: A

Câu 15

Phương pháp:  Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C đều là đặc điểm của thị tộc mẫu hệ.

- Đáp án D: là đặc điểm của chế độ phụ hệ gắn hiện, gắn liền với thời kì kim khí.

Chọn: D

Câu 16

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long, con người đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ như các loại rìu (rìu mài lưỡi), bôn. Họ còn biết làm đồ gốm. Đây là những sáng tạo của con người về công cụ lao động cũng như đời sống của con người. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm là nhưng đồ dùng quan trọng nhất của người nguyên thủy thời kì này, thể hiện óc sáng tạo của con người.

Chọn: C

Câu 17

Phương pháp: sgk trang 28.

Cách giải:

Những người có cùng huyết thống của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Chọn: B

TỰ LUẬN

Câu 18

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

- Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành, vua có quyền cao nhất trong mọi việc, vua còn được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian

- Giúp việc cho vua là bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc.

Câu 19

Phương pháp: sgk trang 4, suy luận.

Cách giải:

Chúng ta cần phải học lịch sử, vì:

- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay, ….

- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.

Câu 20

Phương pháp: so sánh.

 Cách giải:

Điểm mới trong giai đoạn phát triển của người tinh khôn:

- Người tinh khôn không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần guix với nhau (thị tộc).

- Người tinh khôn làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi việc.

- Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải, đồ trang sức.

- Sống tốt hơn, vui hơn so với thời kì trước.

 Loigiaihay.com

 

 

 

 

 

 

 

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close