Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Chọn kết luận đúng: Đồ thị hàm số bậc bốn trùng phương

  • A

    luôn cắt trục hoành tại ít nhất 1 điểm

  • B

    luôn cắt trục tung tại 1 điểm cực trị của nó

  • C

    nhận trục hoành làm trục đối xứng

  • D

    nhận điểm $O\left( {0;0} \right)$ làm tâm đối xứng

Câu 2 :

Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định và liên tục trên $R$, có $\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) =  + \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f(x) =  - \infty $ , khi đó:

  • A

    Hàm số đạt GTNN tại $x = 0$.

  • B

    Hàm số đạt GTLN tại $x = 0$.

  • C

    Hàm số đạt GTNN tại $x =  - \infty $.

  • D

    Hàm số không có GTLN và GTNN trên $R$.

Câu 3 :

Hàm số \(y = {\log _{\frac{e}{3}}}\left( {x - 1} \right)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A
    \(\left( {1; + \infty } \right)\)
  • B
    \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
  • C
    \(\left( {0; + \infty } \right)\)
  • D
    \(\mathbb{R}\)
Câu 4 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên:

Hàm số \(y =  - 2f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng:

  • A

    \(\left( {1;\,2} \right)\)

  • B
    \(\left( {2;\,\,3} \right)\)
  • C
    \(\left( { - 1;\,\,0} \right)\)
  • D
    \(\left( { - 1;\,\,1} \right)\)
Câu 5 :

Xét hàm số \(y = {x^\alpha }\) trên tập \(\left( {0; + \infty } \right)\) có đồ thị dưới đây, chọn kết luận đúng:

  • A

    \(\alpha  = 0\)

  • B

    \(\alpha  = 1\)

  • C

    \(\alpha  > 1\)

  • D

    \(0 < \alpha  < 1\) 

Câu 6 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A

     ${\log _2}16 = {\log _3}81$

  • B

    ${\log _3}9 = 3$

  • C

    ${\log _4}16 = {\log _2}8$    

  • D

    ${\log _2}4 = {\log _3}6$

Câu 7 :

Giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) được gọi là:

  • A

    tâm đối xứng 

  • B

    điểm cực đại

  • C

    điểm cực tiểu

  • D

    điểm cực trị

Câu 8 :

Hãy chọn cụm từ (hoặc từ) cho dưới đây để sau khi điền nó vào chỗ trống mệnh đề sau trở thành mệnh đề đúng:

“Số cạnh của một hình đa diện luôn……………….số mặt của hình đa diện ấy”

  • A

    nhỏ hơn

  • B

    nhỏ hơn hoặc bằng

  • C

    bằng

  • D

    lớn hơn

Câu 9 :

Tính giá trị của biểu thức \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}{\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2021}}\).

  • A
    \(P = 2\sqrt 6  - 5\).     
  • B
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}\).
  • C
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2020}}\).
  • D
    \(P = 2\sqrt 6  + 5\).
Câu 10 :

Khối mười hai mặt đều là khối đa diện đều loại:

  • A

    $\left\{ {3;5} \right\}$

  • B

    $\left\{ {3;6} \right\}$

  • C

    $\left\{ {5;3} \right\}$

  • D

    $\left\{ {4;4} \right\}$

Câu 11 :

Tính giá trị \({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}},\)ta được kết quả là:

  • A
    24
  • B
    12
  • C
    16
  • D
    18
Câu 12 :

Biết đồ thị các hàm số $y = {x^3} + \dfrac{5}{4}x - 2$ và $y = {x^2} + x - 2$ tiếp xúc nhau tại điểm $M({x_0}\,;\,{y_0})$. Tìm ${x_0}.$

  • A

    ${x_0} = \dfrac{3}{2}$.

  • B

    ${x_0} = \dfrac{1}{2}$.

  • C

    ${x_0} =  - \dfrac{5}{2}.$

  • D

    ${x_0} = \dfrac{3}{4}.$

Câu 13 :

Cho các đồ thị hàm số \(y = {a^x},y = {b^x},y = {c^x}\left( {0 < a,b,c \ne 1} \right)\), chọn khẳng định đúng:

  • A

    \(c > a > b\)

  • B

    \(c > b > a\)

  • C

    \(a > c > b\)

  • D

    \(b > a > c\) 

Câu 14 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = 2$     

  • B

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang $y = 1$

  • C

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = 2$

  • D

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng $y = 1$ 

Câu 15 :

Chọn kết luận đúng:

  • A

    Hàm số bậc ba không có cực trị thì đồ thị cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất.

  • B

    Hàm số bậc ba có 2 cực trị thì đồ thị cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt.

  • C

    Hàm số bậc ba có 2 cực trị thì đồ thị cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất.

  • D

    Hàm số bậc ba không có cực trị thì đồ thị hàm số không cắt trục hoành.

Câu 16 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định trên $R\backslash \left\{ { - 1;\,1} \right\}$, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên sau:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đường thẳng $y = 2m + 1$ cắt đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ tại hai điểm phân biệt.

  • A

    $m \leqslant  - 2$ hoặc $m \geqslant 1$ 

  • B

    $m \geqslant 1$              

  • C

    $m <  - 2$ hoặc $m > 1$

  • D

    $m \leqslant  - 2$

Câu 17 :

Số mặt phẳng đối xứng của mặt cầu là:

  • A

    \(6\)

  • B

    \(3\)

  • C

    \(0\)

  • D

    Vô số

Câu 18 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng biến thiên:

Bảng biến thiên trên là bảng biến thiên của đồ thị hàm số nào?

  • A

    \(y = \dfrac{{3x - 2}}{{2x + 3}}\)        

  • B

    \(y = \dfrac{{x + 2}}{{2x + 3}}\)

  • C

    \(y = \dfrac{{ - x + 1}}{{2x + 3}}\) 

  • D

    \(y = \dfrac{{3x + 2}}{{2x - 1}}\)

Câu 19 :

Tính giá trị của biểu thức \({3^2}{.5^{2 + 2\sqrt 2 }}:{25^{\left( {1 + \sqrt 2 } \right)}}\) có kết quả là:

  • A
    \(25\)
  • B
    \(15\)
  • C
    \(9\)
  • D
    \(5\)
Câu 20 :

Cho khối chóp S.ABCD có thể tích bằng \(4{a^3}\), đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của cạnh SD. Biết diện tích tam giác SAB bằng \({a^2}\). Tính khoảng cách từ M tới mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\).

  • A
    \(12a\)
  • B
    \(6a\)
  • C
    \(3a\)
  • D
    \(4a\)
Câu 21 :

Cho $n \in Z, n>0$, với điều kiện nào của $a$ thì đẳng thức sau xảy ra: ${a^{ - n}} = \dfrac{1}{{{a^n}}}$?

  • A

    $a > 0$ 

  • B

     $a = 0$ 

  • C

    $a \ne 0$       

  • D

    $a < 0$ 

Câu 22 :

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là tứ giác đều cạnh $a$, biết rằng \(BD' = a\sqrt 6 \) . Tính thể tích của khối lăng trụ?

  • A

    \({a^3}\sqrt 2 \)

  • B

    \({a^3}\sqrt 3 \)

  • C

    \(3{a^3}\)       

  • D

    \(2{a^3}\)

Câu 23 :

Đáy của hình chóp $S.ABCD$ là một hình vuông cạnh \(a\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt đáy và có độ dài là \(a\). Thể tích khối tứ diện \(S.BCD\) bằng:

  • A

    \(\dfrac{{{a^3}}}{6}\)

  • B

    \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\)

  • C

    \(\dfrac{{{a^3}}}{4}\)

  • D

    \(\dfrac{{{a^3}}}{8}\)

Câu 24 :

Hai hình tứ diện có các cạnh tương ứng bằng nhau thì chúng:

  • A

    bằng nhau       

  • B

    trùng nhau

  • C

    có các đỉnh trùng nhau

  • D

    có đáy trùng nhau

Câu 25 :

Cho hai đồ thị hàm số $y = {x^3} + 2{x^2} - x + 1$ và đồ thị hàm số $y = {x^2} - x + 3$ có tất cả bao nhiêu điểm chung?

  • A

    $0$

  • B

    $3$

  • C

    $2$

  • D

    $1$

Câu 26 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Câu 27 :

Trong các hình dưới đây, hình nào là khối đa diện?

  • A

    Hình a

  • B

    Hình c

  • C

    Hình d

  • D

    Hình b

Câu 28 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là sai?

  • A

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = 1$  

  • B

    Hàm số không có cực trị

  • C

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = 2$

  • D

    Hàm số đồng biến trên $R$

Câu 29 :

Hàm số nào sau đây có đồ thị như hình vẽ?

  • A

    $y =  - {x^4} - 2{x^2} + 3$

  • B

    $y = {x^4} - 2{x^2} - 3$         

  • C

    $y =  - {x^4} - 2{x^2} - 3$

  • D

    $y = {x^4} + 2{x^2} - 3$

Câu 30 :

Với điều kiện các logarit đều có nghĩa, chọn mệnh đề đúng:

  • A

    ${\log _a}\left( {bc} \right) = {\log _a}b + {\log _b}c$

  • B

    ${\log _a}\dfrac{b}{c} = {\log _a}b + {\log _a}c$

  • C

    ${\log _a}\dfrac{b}{c} = \dfrac{{{{\log }_a}b}}{{{{\log }_a}c}}$      

  • D

    ${\log _a}\left( {bc} \right) = {\log _a}b + {\log _a}c$

Câu 31 :

Cho hàm số: $f(x) =  - 2{x^3} + 3{x^2} + 12x - 5.$ Trong các mệnh đề sau, tìm mệnh đề sai?

  • A

    Trên khoảng $\left( { - 1;1} \right)$ thì $f(x)$ đồng biến 

  • B

    Trên khoảng $\left( { - 3; - 1} \right)$ thì $f(x)$ nghịch biến 

  • C

    Trên khoảng $\left( {5;10} \right)$ thì $f(x)$ nghịch biến

  • D

    Trên khoảng $\left( { - 1;3} \right)$ thì $f(x)$ nghịch biến 

Câu 32 :

Đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3x + 2$ có $2$ điểm cực trị $A,\;B.$ Diện tích tam giác $OAB\;$ với $O(0;0)$ là gốc tọa độ bằng:

  • A

    \(2\)

  • B

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • C

    \(1\)

  • D

    \(3\)

Câu 33 :

Cho hàm số $y = 2{x^3} - 3\left( {m + 1} \right){x^2} + 6mx.$ Tìm $m$ để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị là $A, B$ sao cho đường thẳng $AB$ vuông góc với $d:\,x - y - 9 = 0$

  • A

    $m = 0$ 

  • B

    $m =  - 1$ 

  • C

    $m = 0;\,m = 2$ 

  • D

    $m = 1;\,m = 2$

Câu 34 :

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{x - 3}}{{{x^2} + x - 2}}$ có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

  • A

    $0$

  • B

    $1$

  • C

    $2$

  • D

    $3$

Câu 35 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) với \(a,\,\,b,\,\,c,\,\,d \in \mathbb{R}\), \(c \ne 0\) có đồ thị \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ bên. Biết rằng giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ {1;2} \right]\) bằng \(3\). Giá trị của \(f\left( { - 2} \right)\) bằng:

  • A
    \( - 3\)
  • B
    \( - 5\)
  • C
    \( - 2\)
  • D
    \( - 1\)
Câu 36 :

Cho hàm số $y = \dfrac{{2x + b}}{{cx + d}}$ có bảng biến thiên:

Giá trị của ${c^2} - {d^2}$ bằng:

  • A

    $-3$ 

  • B

    $0$ 

  • C

    $2$

  • D

    $4$ 

Câu 37 :

Tìm $m$ để phương trình ${x^5} + {x^3} - \sqrt {1 - x}  + m = 0$ có nghiệm trên $\left( { - \infty ;1} \right]$.

  • A

    $m \geqslant  - 2$       

  • B

    $m > 2$

  • C

    $m \leqslant  - 2$

  • D

    $m < 2$

Câu 38 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{{x^3}}}{3} - 2{x^2} + x + 2$ song song với đường thẳng $y =  - 2x + 5$ có phương trình là:

  • A

    $2x + y - \dfrac{{10}}{3} = 0$ và $2x + y - 2 = 0$

  • B

    $2x + y + \dfrac{4}{3} = 0$$2x + y + 2 = 0$

  • C

    $2x + y - 4 = 0$$2x + y - 1 = 0$

  • D

    $y = 2x + y - 3 = 0$$2x + y + 1 = 0$

Câu 39 :

Số \(9465779232\) có bao nhiêu ước số nguyên dương?

  • A
    \(240\)           
  • B
    \(630\)           
  • C
    \(7200\)         
  • D
    \(2400\)
Câu 40 :

Nếu $\log_a b{\rm{ }} = {\rm{ }}p$ thì $\log_a{a^2}{b^4}$ bằng:

  • A

    ${a^2}{p^4}$                 

  • B

    $4p{\rm{ }} + {\rm{ }}2$

  • C

    $4p{\rm{ }} + {\rm{ }}2a$

  • D

    ${p^4} + 2a$

Câu 41 :

Cho các phát biểu sau:

(I). Nếu \(C = \sqrt {AB} \) thì \(2\ln C = \ln A + \ln B\) với $A, B$ là các biểu thức luôn nhận giá trị dương.

(II). \(\left( {a - 1} \right){\log _a}x \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 1\) với \(a > 0,a \ne 1\)

(III). \({m^{{{\log }_a}m}} = {n^{{{\log }_a}n}},\) với \(m,n > 0\) và \(a > 0,a \ne 1\)        

(IV).\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\log _{\frac{1}{2}}}x =  - \infty \)

Số phát biểu đúng là

  • A

    $4$

  • B

    $2$

  • C

    $3$

  • D

    $1$

Câu 42 :

Tìm tập xác định D của hàm số \(y = {\log _{\sqrt 2 }}\left( {\dfrac{{ - 3}}{{2 - 2x}}} \right)\).

  • A

    \(D = ( - \infty ;1)\)     

  • B

    \(D = {\rm{[}}1; + \infty )\)              

  • C

    \(D = ( - \infty ;1]\)                         

  • D

    \(D = (1; + \infty )\)

Câu 43 :

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân đỉnh B, \(AB = 4,SA = SB = SC = 12\). Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm AC, BC, AB. Trên cạnh SB lấy điểm F sao cho \(\dfrac{{BF}}{{BS}} = \dfrac{2}{3}\). Thể tích khối tứ diện \(MNEF\) bằng

  • A

    $\dfrac{{8\sqrt {34} }}{9}$

  • B

    \(\dfrac{{16\sqrt {34} }}{9}\)

  • C

    \(\dfrac{{16\sqrt {34} }}{3}\)

  • D
    \(\dfrac{{4\sqrt {34} }}{3}\)
Câu 44 :

Cho hình lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật với \(AB = \sqrt 3 ,AD = \sqrt 7 \). Hai mặt bên $\left( {ABB'A'} \right)$  và $\left( {ADD'A'} \right)$  lần lượt tạo với đáy những góc \({45^0}\) và \({60^0}\). Tính thể tích khối hộp nếu biết cạnh bên bằng $1$.

  • A

    \(V = 3\)

  • B

    \(V = 2\)

  • C

    \(V = 4\)         

  • D

    \(V = 8\)

Câu 45 :

Cho hình chóp \(S.ABC\), đáy là tam giác \(ABC\) có \(AB = BC\sqrt 5 \), \(AC = 2BC\sqrt 2 \), hình chiếu của \(S\) lên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là trung điểm \(O\) của cạnh \(AC\). Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) bằng 2. Mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) hợp với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) một góc \(\alpha \) thay đổi. Biết rằng giá trị nhỏ nhất của thể tích khối chóp \(S.ABC\) bằng \(\dfrac{{\sqrt a }}{b}\), trong đó \(a,\,\,b \in {\mathbb{N}^*}\), \(a\) là số nguyên tố. Tổng \(a + b\) bằng:

  • A
    \(6\)
  • B
    \(5\)
  • C
    \(7\)
  • D
    \(4\)
Câu 46 :

Bà Hoa gửi $100$ triệu vào tài khoản định kì tính lãi suất là $8\% $ một năm. Sau 5 năm, bà rút toàn bộ số tiền và dùng một nửa để sửa nhà, còn một nửa tiền bà lại đem gửi ngân hàng trong 5 năm với cùng lãi suất. Tính số tiền lãi thu được sau 10 năm.

  • A

    $81,412$ triệu

  • B

    $115,892$ triệu

  • C

    $119$ triệu     

  • D

    $78$ triệu

Câu 47 :

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(y = \left| {3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m} \right|\) có 5 điểm cực trị?

  • A
    \(26\).
  • B
    \(27\).
  • C
    \(16\).
  • D
    \(28\).
Câu 48 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{x}{{1 - x}}\,\,\left( C \right)\) và điểm \(A\left( { - 1;1} \right)\). Tìm \(m\) để đường thẳng \(d:\,\,y = mx - m - 1\) cắt \(\left( C \right)\) tại 2 điểm phân biệt \(M,\,\,N\) sao cho \(A{M^2} + A{N^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A
    \(m =  - 1\)
  • B
    \(m = 0\)
  • C
    \(m =  - 2\)
  • D
    \(m =  - \dfrac{2}{3}\)
Câu 49 :

Cho \(f\left( x \right)\) mà đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ bên

Bất phương trình \(f\left( x \right) > \sin \dfrac{{\pi x}}{2} + m\) nghiệm đúng với mọi \(x \in \left[ { - 1;3} \right]\) khi và chỉ khi:

  • A

    \(m < f\left( 0 \right)\)

  • B

    \(m < f\left( 1 \right) - 1\)

  • C

    \(m < f\left( { - 1} \right) + 1\)

  • D

    \(m < f\left( 2 \right)\)

Câu 50 :

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có thể tích \(V\). Gọi \(M\) là điểm thuộc cạnh \(BB'\) sao cho \(MB = 2MB'\). Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) đi qua \(M\) và vuông góc với \(AC'\) cắt các cạnh \(DD'\), \(DC\), \(BC\) lần lượt tại \(N\), \(P\), \(Q\). Gọi \({V_1}\) là thể tích của khối đa diện \(CPQMNC'\).Tính tỉ số \(\dfrac{{{V_1}}}{V}\).

  • A
    \(\dfrac{{31}}{{162}}\)
  • B
    \(\dfrac{{35}}{{162}}\)
  • C
    \(\dfrac{{34}}{{162}}\)
  • D
    \(\dfrac{{13}}{{162}}\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn kết luận đúng: Đồ thị hàm số bậc bốn trùng phương

  • A

    luôn cắt trục hoành tại ít nhất 1 điểm

  • B

    luôn cắt trục tung tại 1 điểm cực trị của nó

  • C

    nhận trục hoành làm trục đối xứng

  • D

    nhận điểm $O\left( {0;0} \right)$ làm tâm đối xứng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm bậc 4 trùng phương luôn cắt trục tung tại điểm $\left( {0;c} \right)$ chính là cực trị của đồ thị hàm số.

Ngoài ra, đồ thị hàm số bậc 4 trùng phương cũng có thể không cắt $Ox$ nên A sai.

Đồ thị nhận trục tung làm trục đối xứng chứ không phải trục hoành nên C sai.

Đồ thị không có tâm đối xứng nên D sai.

Câu 2 :

Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định và liên tục trên $R$, có $\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) =  + \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f(x) =  - \infty $ , khi đó:

  • A

    Hàm số đạt GTNN tại $x = 0$.

  • B

    Hàm số đạt GTLN tại $x = 0$.

  • C

    Hàm số đạt GTNN tại $x =  - \infty $.

  • D

    Hàm số không có GTLN và GTNN trên $R$.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hàm số $y = f\left( x \right)$ có $\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty }  =  + \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty }  =  - \infty $ thì không có GTLN, GTNN.

Lời giải chi tiết :

Hàm số $y = f\left( x \right)$$\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty }f(x)  =  + \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f(x) =  - \infty $ thì không có GTLN, GTNN trên $R$ vì không tồn tại số $M,m$ để $f\left( x \right) \leqslant M,f\left( x \right) \geqslant m,\forall x \in R$.

Câu 3 :

Hàm số \(y = {\log _{\frac{e}{3}}}\left( {x - 1} \right)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A
    \(\left( {1; + \infty } \right)\)
  • B
    \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
  • C
    \(\left( {0; + \infty } \right)\)
  • D
    \(\mathbb{R}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hàm số \(y = {\log _a}f\left( x \right)\) xác định \( \Leftrightarrow f\left( x \right) > 0.\)

Hàm số \(y = {\log _a}f\left( x \right)\) nghịch biến trên TXĐ \( \Leftrightarrow 0 < a < 1.\)

Lời giải chi tiết :

Xét hàm số \(y = {\log _{\frac{e }{3}}}\left( {x - 1} \right)\) có TXĐ: \(D = \left( {1; + \infty } \right)\) và \(a = \frac{e }{3} < 1\)

\( \Rightarrow \) Hàm số nghịch biến trên \(\left( {1; + \infty } \right).\)

Câu 4 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên:

Hàm số \(y =  - 2f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng:

  • A

    \(\left( {1;\,2} \right)\)

  • B
    \(\left( {2;\,\,3} \right)\)
  • C
    \(\left( { - 1;\,\,0} \right)\)
  • D
    \(\left( { - 1;\,\,1} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đồ thị hàm số suy ra các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số \(y = f\left( x \right)\) từ đó suy ra tính đồng biến và nghịch biến của hàm số \(y =  - 2f\left( x \right).\)

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị hàm số ta có hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;\,0} \right)\) và \(\left( {2;\, + \infty } \right).\)

Hàm số \(y = f\left( x \right)\) nghịch biến trên \(\left( {0;\,\,2} \right).\)

Xét hàm số: \(y =  - 2f\left( x \right)\) ta có: \(y' =  - 2f'\left( x \right).\)

Hàm số đồng biến \( \Leftrightarrow  - 2f'\left( x \right) \ge 0 \Leftrightarrow f'\left( x \right) \le 0 \Leftrightarrow 0 \le x \le 2.\)

Vậy hàm số \(y =  - 2f\left( x \right)\) đồng biến \( \Leftrightarrow x \in \left[ {0;\,2} \right].\)

Câu 5 :

Xét hàm số \(y = {x^\alpha }\) trên tập \(\left( {0; + \infty } \right)\) có đồ thị dưới đây, chọn kết luận đúng:

  • A

    \(\alpha  = 0\)

  • B

    \(\alpha  = 1\)

  • C

    \(\alpha  > 1\)

  • D

    \(0 < \alpha  < 1\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các dáng đồ thị hàm số \(y = {x^\alpha }\) ứng với các điều kiện khác nhau của \(\alpha \):

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta thấy \(1 < {2^\alpha } < 2 \Rightarrow 0 < \alpha  < 1\)

.

Câu 6 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A

     ${\log _2}16 = {\log _3}81$

  • B

    ${\log _3}9 = 3$

  • C

    ${\log _4}16 = {\log _2}8$    

  • D

    ${\log _2}4 = {\log _3}6$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức ${\log _a}{a^b} = b$ với $0<a\ne 1$.

Lời giải chi tiết :

Ta có: ${\log _2}16 = {\log _2}{2^4} = 4$; ${\log _3}81 = {\log _3}{3^4} = 4$ nên ${\log _2}16 = {\log _3}81$.

Câu 7 :

Giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) được gọi là:

  • A

    tâm đối xứng 

  • B

    điểm cực đại

  • C

    điểm cực tiểu

  • D

    điểm cực trị

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) được gọi là tâm đối xứng của đồ thị hàm số.

Câu 8 :

Hãy chọn cụm từ (hoặc từ) cho dưới đây để sau khi điền nó vào chỗ trống mệnh đề sau trở thành mệnh đề đúng:

“Số cạnh của một hình đa diện luôn……………….số mặt của hình đa diện ấy”

  • A

    nhỏ hơn

  • B

    nhỏ hơn hoặc bằng

  • C

    bằng

  • D

    lớn hơn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp chọn điểm rơi, lấy ví dụ cho hình tứ diện để chọn đáp án.

Lời giải chi tiết :

Hình tứ diện có \(6\) cạnh và \(4\) đỉnh nên số cạnh của tứ diện lớn hơn số mặt của nó.

Câu 9 :

Tính giá trị của biểu thức \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}{\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2021}}\).

  • A
    \(P = 2\sqrt 6  - 5\).     
  • B
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}\).
  • C
    \(P = {\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2020}}\).
  • D
    \(P = 2\sqrt 6  + 5\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Áp dụng công thức \({a^m}.{b^m} = {\left( {ab} \right)^m}.\)

- Sử dụng hằng đẳng thức \(\left( {a - b} \right)\left( {a + b} \right) = {a^2} - {b^2}\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}P = {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)^{2020}}{\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)^{2021}}\\\,\,\,\,\, = {\left[ {\left( {2\sqrt 6  - 5} \right)\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)} \right]^{2020}}.\left( {2\sqrt 6  + 5} \right)\\\,\,\,\, = {\left( {24 - 25} \right)^{2020}}.\left( {2\sqrt 6  + 5} \right) = 2\sqrt 6  + 5\end{array}\)

Câu 10 :

Khối mười hai mặt đều là khối đa diện đều loại:

  • A

    $\left\{ {3;5} \right\}$

  • B

    $\left\{ {3;6} \right\}$

  • C

    $\left\{ {5;3} \right\}$

  • D

    $\left\{ {4;4} \right\}$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khối mười hai mặt đều thuộc loại \(\left\{ {5;3} \right\}\).

Câu 11 :

Tính giá trị \({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}},\)ta được kết quả là:

  • A
    24
  • B
    12
  • C
    16
  • D
    18

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức \(\dfrac{1}{{{x^m}}} = {x^{ - m}},\,\,{\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{mn}}\).

Lời giải chi tiết :

\({\left( {\dfrac{1}{{16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {\dfrac{1}{8}} \right)^{ - \frac{4}{3}}} = {16^{0,75}} + {8^{\frac{4}{3}}} = {\left( {{2^4}} \right)^{\frac{3}{4}}} + {\left( {{2^3}} \right)^{\frac{4}{3}}} = {2^3} + {2^4} = 24\).

Câu 12 :

Biết đồ thị các hàm số $y = {x^3} + \dfrac{5}{4}x - 2$ và $y = {x^2} + x - 2$ tiếp xúc nhau tại điểm $M({x_0}\,;\,{y_0})$. Tìm ${x_0}.$

  • A

    ${x_0} = \dfrac{3}{2}$.

  • B

    ${x_0} = \dfrac{1}{2}$.

  • C

    ${x_0} =  - \dfrac{5}{2}.$

  • D

    ${x_0} = \dfrac{3}{4}.$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Điều kiện để hai đường cong tiếp xúc là hệ phương trình $\left\{ \begin{gathered}  f\left( x \right) = g\left( x \right) \hfill \\  f'\left( x \right) = g'\left( x \right) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ có nghiệm.

- Giải hệ trên tìm $x$.

Lời giải chi tiết :

Hoành độ tiếp điểm của hai đồ thị hàm số là nghiệm của hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) = g\left( x \right)\\f'\left( x \right) = g'\left( x \right)\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + \dfrac{5}{4}x - 2 = {x^2} + x - 2\\3{x^2} + \dfrac{5}{4} = 2x + 1\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} - {x^2} + \dfrac{1}{4}x = 0\\3{x^2} - 2x + \dfrac{1}{4} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{1}{2}\end{array} \right.\\\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{1}{2}\\x = \dfrac{1}{6}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{2}\end{array}\)

Vậy $x = \dfrac{1}{2}$ là hoành độ điểm tiếp xúc.

Câu 13 :

Cho các đồ thị hàm số \(y = {a^x},y = {b^x},y = {c^x}\left( {0 < a,b,c \ne 1} \right)\), chọn khẳng định đúng:

  • A

    \(c > a > b\)

  • B

    \(c > b > a\)

  • C

    \(a > c > b\)

  • D

    \(b > a > c\) 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Bước 1: Quan sát các đồ thị, nhận xét về tính đơn điệu để nhận xét các cơ số.

+ Hàm số đồng biến thì cơ số lớn hơn \(1\).

+ Hàm số nghịch biến thì cơ số lớn hơn \(0\) và nhỏ hơn \(1\).

- Bước 2: So sánh các cơ số dựa vào phần đồ thị của hàm số.

- Bước 3: Kết hợp các điều kiện ở trên ta được mối quan hệ cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy:

- Hàm số \(y = {b^x}\) nghịch biến nên \(0 < b < 1\).

- Hàm số \(y = {a^x},y = {c^x}\) đồng biến nên \(a,c > 1 > b\), loại B và D.

- Xét phần đồ thị hai hàm số \(y = {a^x},y = {c^x}\) ta thấy phần đồ thị hàm số \(y = {c^x}\) nằm trên đồ thị hàm số \(y = {a^x}\) nên \({c^x} > {a^x},\forall x > 0 \Leftrightarrow c > a\).

Câu 14 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = 2$     

  • B

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang $y = 1$

  • C

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = 2$

  • D

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng $y = 1$ 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và tìm các tiệm cận ngang, tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết :

$\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } y = 2$ nên $y = 2$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y =  - \infty $ nên $x = 1$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Câu 15 :

Chọn kết luận đúng:

  • A

    Hàm số bậc ba không có cực trị thì đồ thị cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất.

  • B

    Hàm số bậc ba có 2 cực trị thì đồ thị cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt.

  • C

    Hàm số bậc ba có 2 cực trị thì đồ thị cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất.

  • D

    Hàm số bậc ba không có cực trị thì đồ thị hàm số không cắt trục hoành.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhận xét giao điểm của các loại đồ thị hàm số bậc ba với trục hoành và kết luận.

Lời giải chi tiết :

- Hàm số bậc ba không có cực trị thì nó đơn điệu tăng hoặc giảm trên $R$ nên đồ thị luôn cắt trục hoành tại $1$ điểm duy nhất nên A đúng, D sai.

- Hàm số bậc ba có 2 cực trị thì đồ thị có thể cắt trục hoành tại $1,2$ hoặc $3$ điểm nên B, C sai.

Câu 16 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định trên $R\backslash \left\{ { - 1;\,1} \right\}$, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên sau:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đường thẳng $y = 2m + 1$ cắt đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ tại hai điểm phân biệt.

  • A

    $m \leqslant  - 2$ hoặc $m \geqslant 1$ 

  • B

    $m \geqslant 1$              

  • C

    $m <  - 2$ hoặc $m > 1$

  • D

    $m \leqslant  - 2$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Biện luận số nghiệm của phương trình dựa vào số giao điểm của đường thẳng và đường cong vừa vẽ được.

Lời giải chi tiết :

Quan sát BBT ta thấy đường thẳng $y = 2m + 1$ cắt đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ tại hai điểm phân biệt $ \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}2m + 1 <  - 3 \hfill \\  2m + 1 > 3 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}  m <  - 2 \hfill \\  m > 1 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ .

Câu 17 :

Số mặt phẳng đối xứng của mặt cầu là:

  • A

    \(6\)

  • B

    \(3\)

  • C

    \(0\)

  • D

    Vô số

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mọi mặt phẳng đi qua tâm của mặt cầu đều là mặt phẳng đối xứng của mặt cầu.

Vậy có vô số mặt phẳng đối xứng.

Câu 18 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có bảng biến thiên:

Bảng biến thiên trên là bảng biến thiên của đồ thị hàm số nào?

  • A

    \(y = \dfrac{{3x - 2}}{{2x + 3}}\)        

  • B

    \(y = \dfrac{{x + 2}}{{2x + 3}}\)

  • C

    \(y = \dfrac{{ - x + 1}}{{2x + 3}}\) 

  • D

    \(y = \dfrac{{3x + 2}}{{2x - 1}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tìm các tiệm cận đứng, ngang của đồ thị hàm số và đối chiếu với các đáp án bài cho.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét: Đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) có $\left\{ \begin{align}& \xrightarrow{TCD}x=-\dfrac{3}{2} \\  & \xrightarrow{TCN}y=\dfrac{1}{2} \\ \end{align} \right.$

Vậy hàm số đó là \(y = \dfrac{{x + 2}}{{2x + 3}}\).

Câu 19 :

Tính giá trị của biểu thức \({3^2}{.5^{2 + 2\sqrt 2 }}:{25^{\left( {1 + \sqrt 2 } \right)}}\) có kết quả là:

  • A
    \(25\)
  • B
    \(15\)
  • C
    \(9\)
  • D
    \(5\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức \(\sqrt[m]{{{a^n}}} = {a^{\dfrac{m}{n}}},\,\,{a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\).

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,{3^2}{.5^{2 + 2\sqrt 2 }}:{25^{\left( {1 + \sqrt 2 } \right)}}\\ = {3^2}{.5^{2 + 2\sqrt 2 }}:{5^{2 + 2\sqrt 2 }}\\ = {3^2}\\ = 9\end{array}\)

Câu 20 :

Cho khối chóp S.ABCD có thể tích bằng \(4{a^3}\), đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của cạnh SD. Biết diện tích tam giác SAB bằng \({a^2}\). Tính khoảng cách từ M tới mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\).

  • A
    \(12a\)
  • B
    \(6a\)
  • C
    \(3a\)
  • D
    \(4a\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tỉ số thể tích để tính \({V_{SABM}}\).

Áp dụng công thức tính thể tích để suy ra \({d_{M;\left( {SAB} \right)}}\)

Lời giải chi tiết :

M là trung điểm của SD nên \(\frac{{{V_{SABM}}}}{{{V_{SABD}}}} = \frac{{SM}}{{SD}} = \frac{1}{2}\)

Mà \(\frac{{{V_{SABD}}}}{{{V_{SABCD}}}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {V_{SABD}} = \frac{1}{2}.4{a^3} = 2{a^3}\)

\( \Rightarrow {V_{SABM}} = {a^3} = \frac{1}{3}.d\left( {M;\left( {SAB} \right)} \right).{S_{SAB}} \Leftrightarrow d\left( {M;\left( {SAB} \right)} \right) = \frac{{3{a^3}}}{{{a^2}}} = 3a\)

Câu 21 :

Cho $n \in Z, n>0$, với điều kiện nào của $a$ thì đẳng thức sau xảy ra: ${a^{ - n}} = \dfrac{1}{{{a^n}}}$?

  • A

    $a > 0$ 

  • B

     $a = 0$ 

  • C

    $a \ne 0$       

  • D

    $a < 0$ 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Với $a \ne 0, n\in Z, n>0$ thì ${a^{ - n}} = \dfrac{1}{{{a^n}}}$.

Câu 22 :

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là tứ giác đều cạnh $a$, biết rằng \(BD' = a\sqrt 6 \) . Tính thể tích của khối lăng trụ?

  • A

    \({a^3}\sqrt 2 \)

  • B

    \({a^3}\sqrt 3 \)

  • C

    \(3{a^3}\)       

  • D

    \(2{a^3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tính diện tích đáy \({S_{A'B'C'D'}}\)  và độ dài đường cao \(BB'\).

- Tính thể tích khối lăng trụ theo công thức \(V = Sh\).

Lời giải chi tiết :

Vì $A'B'C'D'$  là hình vuông cạnh $a$ nên \(B'D' = a\sqrt 2 \)

\(BB' \bot \left( {A'B'C'D'} \right) \Rightarrow BB' \bot B'D' \Rightarrow \Delta BB'D'\) vuông tại \(B' \Rightarrow BB' = \sqrt {BD{'^2} - B'D{'^2}}  = \sqrt {6{a^2} - 2{a^2}}  = 2a\)

Vậy \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = BB'.{S_{ABCD}} = 2a.{a^2} = 2{a^3}\) 

Câu 23 :

Đáy của hình chóp $S.ABCD$ là một hình vuông cạnh \(a\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt đáy và có độ dài là \(a\). Thể tích khối tứ diện \(S.BCD\) bằng:

  • A

    \(\dfrac{{{a^3}}}{6}\)

  • B

    \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\)

  • C

    \(\dfrac{{{a^3}}}{4}\)

  • D

    \(\dfrac{{{a^3}}}{8}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Bước 1: Tính diện tích đáy \({S_{\Delta BCD}}\)

- Bước 2: Tính thể tích khối chóp \(V = \dfrac{1}{3}Sh\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({S_{\Delta BCD}} = \dfrac{1}{2}{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{2}{a^2}\)

\({V_{S.BCD}} = \dfrac{1}{3}SA.{S_{BCD}} = \dfrac{1}{3}a.\dfrac{1}{2}{a^2} = \dfrac{{{a^3}}}{6}\)

Câu 24 :

Hai hình tứ diện có các cạnh tương ứng bằng nhau thì chúng:

  • A

    bằng nhau       

  • B

    trùng nhau

  • C

    có các đỉnh trùng nhau

  • D

    có đáy trùng nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai tứ diện bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau.

Câu 25 :

Cho hai đồ thị hàm số $y = {x^3} + 2{x^2} - x + 1$ và đồ thị hàm số $y = {x^2} - x + 3$ có tất cả bao nhiêu điểm chung?

  • A

    $0$

  • B

    $3$

  • C

    $2$

  • D

    $1$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Xét phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số.

- Nêu mối quan hệ giữa số nghiệm của phương trình và số giao điểm.

- Giải phương trình tìm nghiệm và suy ra đáp số.

Lời giải chi tiết :

Số giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho là số nghiệm của phương trình:

$\begin{gathered}{x^3} + 2{x^2} - x + 1 = {x^2} - x + 3 \Leftrightarrow {x^3} + {x^2} - 2 = 0 \hfill \\   \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 2x + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow x = 1 \hfill \\ \end{gathered} $

Như vậy hai đồ thị có $1 $ điểm chung.

Câu 26 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức lãi kép (hoặc công thức tăng trưởng mũ):

\(T = A.{e^{Nr}}\), ở đó \(A\) là số tiền gửi ban đầu, \(r\) là lãi suất, \(N\) là số kì hạn.

Câu 27 :

Trong các hình dưới đây, hình nào là khối đa diện?

  • A

    Hình a

  • B

    Hình c

  • C

    Hình d

  • D

    Hình b

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất khối đa diện: mối cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt.

Lời giải chi tiết :

Trong các hình đã cho chỉ có hình a) là khối đa diện.

Hình b) có 3 cạnh ở trên không phải cạnh chung của 2 mặt, hình c) và d) có 1 cạnh là không là cạnh chung của 2 mặt.

Câu 28 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là sai?

  • A

    Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = 1$  

  • B

    Hàm số không có cực trị

  • C

    Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = 2$

  • D

    Hàm số đồng biến trên $R$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số, các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Lời giải chi tiết :

A đúng vì đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng là \(x = 1\)

B đúng vì hàm số luôn đồng biến nên không có cực trị

C đúng vì đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang \(y = 2\)

D sai vì hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\) chứ không đồng biến trên toàn bộ tập số thực \(\mathbb{R}\)

Câu 29 :

Hàm số nào sau đây có đồ thị như hình vẽ?

  • A

    $y =  - {x^4} - 2{x^2} + 3$

  • B

    $y = {x^4} - 2{x^2} - 3$         

  • C

    $y =  - {x^4} - 2{x^2} - 3$

  • D

    $y = {x^4} + 2{x^2} - 3$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị hàm số và nhận xét dáng điệu đồ thị, điểm cực đại, cực tiểu, đối chiếu các đáp án đã cho.

Lời giải chi tiết :

Từ dáng đồ thị ta có $a > 0$ nên loại A, C

Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là $\left( {0; - 3} \right).$

Do hàm số chỉ có một điểm cực trị nên $y' = 0$ phải có duy nhất một nghiệm ${x_0}$$y\left( {{x_0}} \right) =  - 3.$

Kiểm tra ta chỉ thấy đáp án D là phù hợp.

Ngoài ra, đáp án B bị loại vì phương trình $y'=0$ ở đáp án B có $3$ nghiệm phân biệt.

Câu 30 :

Với điều kiện các logarit đều có nghĩa, chọn mệnh đề đúng:

  • A

    ${\log _a}\left( {bc} \right) = {\log _a}b + {\log _b}c$

  • B

    ${\log _a}\dfrac{b}{c} = {\log _a}b + {\log _a}c$

  • C

    ${\log _a}\dfrac{b}{c} = \dfrac{{{{\log }_a}b}}{{{{\log }_a}c}}$      

  • D

    ${\log _a}\left( {bc} \right) = {\log _a}b + {\log _a}c$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức logrit của tích, thương:

${\log _a}\left( {bc} \right) = {\log _a}b + {\log _a}c\left( {0 < a \ne 1;b,c > 0} \right)$

${\log _a}\left( {\frac{b}{c}} \right) = {\log _a}b - {\log _a}c\left( {0 < a \ne 1;b,c > 0} \right)$

Lời giải chi tiết :

Ta có: ${\log _a}\left( {bc} \right) = {\log _a}b + {\log _a}c\left( {0 < a \ne 1;b,c > 0} \right)$

${\log _a}\left( {\dfrac{b}{c}} \right) = {\log _a}b - {\log _a}c\left( {0 < a \ne 1;b,c > 0} \right)$

Câu 31 :

Cho hàm số: $f(x) =  - 2{x^3} + 3{x^2} + 12x - 5.$ Trong các mệnh đề sau, tìm mệnh đề sai?

  • A

    Trên khoảng $\left( { - 1;1} \right)$ thì $f(x)$ đồng biến 

  • B

    Trên khoảng $\left( { - 3; - 1} \right)$ thì $f(x)$ nghịch biến 

  • C

    Trên khoảng $\left( {5;10} \right)$ thì $f(x)$ nghịch biến

  • D

    Trên khoảng $\left( { - 1;3} \right)$ thì $f(x)$ nghịch biến 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp xét tính đơn điệu của hàm số.

- Bước 1: Tìm TXĐ của hàm số.

- Bước 2: Tính đạo hàm $f'\left( x \right)$, tìm các điểm ${x_1},{x_2},...,{x_n}$ mà tại đó đạo hàm bằng $0$ hoặc không xác định.

- Bước 3: Xét dấu đạo hàm và nêu kết luận về khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

+ Các khoảng mà $f'\left( x \right) > 0$ là các khoảng đồng biến của hàm số.

+ Các khoảng mà $f'\left( x \right) < 0$ là các khoảng nghịch biến của hàm số.

Lời giải chi tiết :

$f\left( x \right) =  - 2{x^3} + 3{x^2} + 12x - 5 \Rightarrow f'\left( x \right) =  - 6{x^2} + 6x + 12 = 0 \Leftrightarrow x = 2;x =  - 1$

Ta có: $y' < 0,\forall x \in \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)$ nên hàm số nghịch biến trên các khoảng $\left( { - \infty ; - 1} \right);\left( {2; + \infty } \right)$ và $y' > 0,\forall x \in \left( { - 1 ; 2} \right)$ nên nó đồng biến trên khoảng $\left( { - 1;2} \right)$.

Đối chiếu với các đáp án đã cho ta thấy các Đáp án A, B, C đều đúng vì các khoảng đó đều là khoảng nằm trong khoảng nghịch biến hoặc đồng biến của hàm số, chỉ có đáp án D sai.

Câu 32 :

Đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3x + 2$ có $2$ điểm cực trị $A,\;B.$ Diện tích tam giác $OAB\;$ với $O(0;0)$ là gốc tọa độ bằng:

  • A

    \(2\)

  • B

    \(\dfrac{1}{2}\)

  • C

    \(1\)

  • D

    \(3\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xác định tọa độ 2 điểm cực trị $A,\;B.$

- Tính diện tích tam giác $OAB$ theo công thức: $S = \dfrac{1}{2}a.h$ (với $a$ là độ dài đáy, $h$ là độ dài đường cao tương ứng với đáy đã chọn).

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{*{20}{l}}{y = {x^3} - 3x + 2 \Rightarrow y' = 3{x^2} - 3}\\{y' = 0 \Leftrightarrow x = {\rm{\;}} \pm 1}\end{array}$

Tọa độ $2$ điểm cực trị : $A(1;{\mkern 1mu} 0),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B( - 1;4)$

Khi đó ${S_{\Delta OAB}} = \dfrac{1}{2}.OA.{d(B,OA)} = \dfrac{1}{2}.\left| {{x_A}} \right|.\left| {{y_B}} \right| = \dfrac{1}{2}.\left| 1 \right|.\left| 4 \right| = 2$

Câu 33 :

Cho hàm số $y = 2{x^3} - 3\left( {m + 1} \right){x^2} + 6mx.$ Tìm $m$ để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị là $A, B$ sao cho đường thẳng $AB$ vuông góc với $d:\,x - y - 9 = 0$

  • A

    $m = 0$ 

  • B

    $m =  - 1$ 

  • C

    $m = 0;\,m = 2$ 

  • D

    $m = 1;\,m = 2$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Bước 1: Tính $y'$.

- Bước 2: Lấy $y$ chia $y'$ ta được đa thức dư $g\left( x \right) = mx + n$ là đường thẳng đi qua hai cực trị.

- Bước 3: Đường thẳng $d$ vuông góc $d' \Leftrightarrow {k_d}.{k_{d'}} =  - 1$.

Lời giải chi tiết :

$y' = 6{x^2} - 6\left( {m + 1} \right)x + 6m$

Đồ thị hàm số có hai điểm cực trị \(A,B\) \( \Leftrightarrow \) phương trình \(y' = 0\) có hai nghiệm phân biệt

\( \Leftrightarrow \Delta ' = 9{\left( {m + 1} \right)^2} - 36m > 0\) \( \Leftrightarrow 9{m^2} - 18m + 9 > 0\) \( \Leftrightarrow 9{\left( {m - 1} \right)^2} > 0\) \( \Leftrightarrow m \ne 1\)

Khi đó,

$y = y'.\left( \dfrac{1}{3}x -\dfrac{{m + 1}}{6} \right) + \left[ {4m - {{\left( {m + 1} \right)}^2}} \right]x + m\left( {m + 1} \right)$

Đường thẳng \(AB:\) \(y = \left[ {4m - {{\left( {m + 1} \right)}^2}} \right]x + m\left( {m + 1} \right)\) có hệ số góc $k={4m - {{\left( {m + 1} \right)}^2}}$

Đường thẳng \(d:\,y = x - 9\) có hệ số góc $k=1$

\(\begin{array}{l}AB \bot d\\ \Leftrightarrow \left[ {4m - {{\left( {m + 1} \right)}^2}} \right].1 =  - 1\\ \Leftrightarrow 4m - {m^2} - 2m - 1 =  - 1\\ \Leftrightarrow  - {m^2} + 2m = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 2\end{array} \right.\end{array}\) 

Câu 34 :

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{x - 3}}{{{x^2} + x - 2}}$ có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

  • A

    $0$

  • B

    $1$

  • C

    $2$

  • D

    $3$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đường thẳng $x = {x_0}$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm phân thức $y = \dfrac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}$ nếu ${x_0}$ là nghiệm của đa thức $g\left( x \right)$ nhưng không phải nghiệm của đa thức $f\left( x \right)$

Lời giải chi tiết :

Dễ thấy đa thức dưới mẫu có hai nghiệm $x = 1$$x =  - 2$ và hai nghiệm này đều không phải nghiệm của tử thức.

$ \Rightarrow $ Đồ thị hàm số đã cho có $2$ tiệm cận đứng.

Câu 35 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) với \(a,\,\,b,\,\,c,\,\,d \in \mathbb{R}\), \(c \ne 0\) có đồ thị \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ bên. Biết rằng giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ {1;2} \right]\) bằng \(3\). Giá trị của \(f\left( { - 2} \right)\) bằng:

  • A
    \( - 3\)
  • B
    \( - 5\)
  • C
    \( - 2\)
  • D
    \( - 1\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Dựa vào dấu \(f'\left( x \right)\) xác định GTLN của hàm số \(y = f\left( x \right)\) trên \(\left[ {1;2} \right]\).

- Dựa vào TXĐ của hàm số \(y = f'\left( x \right)\) và điểm đi qua \(\left( {0; - 3} \right)\), biểu diễn 3 trong 4 ẩn \(a,\,\,b,\,\,c,\,\,d\) theo ẩn còn lại.

- Tính \(f\left( { - 2} \right)\).

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy \(f'\left( x \right) < 0\,\,\forall x \in \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\}\), do đó \(f'\left( x \right) < 0\,\,\forall x \in \left( {1;2} \right)\).

\( \Rightarrow \) Hàm số \(y = f\left( x \right)\) nghịch biến trên \(\left( {1;2} \right)\) \( \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{\left[ {1;2} \right]} f\left( x \right) = f\left( 2 \right)\)\( \Rightarrow \frac{{2a + b}}{{2c + d}} = 3\).

Ta có: \(f'\left( x \right) = \frac{{ad - bc}}{{{{\left( {cx + d} \right)}^2}}}\) có TXĐ \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 1} \right\} \Rightarrow \) \( - c + d = 0 \Leftrightarrow c = d\).

Đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) đi qua điểm \(\left( {0; - 3} \right)\) \( \Rightarrow \frac{{ad - bc}}{{{d^2}}} =  - 3\).

\( \Rightarrow \frac{{ad - bd}}{{{d^2}}} =  - 3 \Leftrightarrow a - b =  - 3d =  - 3c\).

Lại có \(\frac{{2a + b}}{{2c + d}} = 3 \Leftrightarrow \frac{{2a + b}}{{2c + c}} = 3\) \( \Leftrightarrow 2a + b = 9c\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}a - b =  - 3c\\2a + b = 9c\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2c\\b = 5c\end{array} \right.\)\( \Rightarrow y = \frac{{2cx + 5c}}{{cx + c}}\).

Vậy \(y\left( { - 2} \right) = \frac{{ - 4c + 5c}}{{ - 2c + c}} =  - 1\).

Câu 36 :

Cho hàm số $y = \dfrac{{2x + b}}{{cx + d}}$ có bảng biến thiên:

Giá trị của ${c^2} - {d^2}$ bằng:

  • A

    $-3$ 

  • B

    $0$ 

  • C

    $2$

  • D

    $4$ 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Quan sát bảng biến thiên, tìm các đường tiệm cận đứng, ngang của đồ thị hàm số.

- Tìm $c,d \Rightarrow {c^2} - {d^2}$

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số $y = \dfrac{{2x + b}}{{cx + d}}$ $\left\{ \begin{gathered}  \xrightarrow{{TCD}}x =  - \dfrac{d}{c} =  - 1 \hfill \\  \xrightarrow{{TCN}}y = \dfrac{2}{c} = 2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered} c = 1 \hfill \\ d = 1 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Rightarrow {c^2} - {d^2} = {1^2} - {1^2} = 0$

Câu 37 :

Tìm $m$ để phương trình ${x^5} + {x^3} - \sqrt {1 - x}  + m = 0$ có nghiệm trên $\left( { - \infty ;1} \right]$.

  • A

    $m \geqslant  - 2$       

  • B

    $m > 2$

  • C

    $m \leqslant  - 2$

  • D

    $m < 2$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Nêu mối quan hệ giữa số nghiệm của phương trình và số giao điểm của $d$$\left( C \right)$.

- Khảo sát hàm số $y = {x^5} + {x^3} - \sqrt {1 - x} $ trên $\left( { - \infty ;1} \right]$ và từ đó suy ra điều kiện của $m$.

Lời giải chi tiết :

Ta có số nghiệm của phương trình đã cho là số giao điểm của đồ thị (C): $y = {x^5} + {x^3} - \sqrt {1 - x} $ và đường thẳng d: $y =  - m$.

Xét hàm số (C): $y = {x^5} + {x^3} - \sqrt {1 - x} $ có: $y' = 5{x^4} + 3{x^2} + \dfrac{1}{{2\sqrt {1 - x} }} > 0\,\,\forall x \in \left( { - \infty ;1} \right)$$ \Rightarrow $ hàm số luôn đồng biến trên $\left( { - \infty ;1} \right]$.

Lại có $y\left( 1 \right) = 2$.

Ta có BBT:

Theo BBT ta thấy pt có nghiệm $ \Leftrightarrow  - m \leqslant 2 \Leftrightarrow m \geqslant  - 2$.

Câu 38 :

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{{x^3}}}{3} - 2{x^2} + x + 2$ song song với đường thẳng $y =  - 2x + 5$ có phương trình là:

  • A

    $2x + y - \dfrac{{10}}{3} = 0$ và $2x + y - 2 = 0$

  • B

    $2x + y + \dfrac{4}{3} = 0$$2x + y + 2 = 0$

  • C

    $2x + y - 4 = 0$$2x + y - 1 = 0$

  • D

    $y = 2x + y - 3 = 0$$2x + y + 1 = 0$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tiếp tuyến song song với đường thẳng $y =  - 2x + 5$ thì có hệ số góc bằng với hệ số góc của đường thẳng nên $y' =  - 2$.

Giải phương trình $y' =  - 2$ tìm các nghiệm rồi suy ra tọa độ tiếp điểm, từ đó viết được phương trình tiếp tuyến.

Đường thẳng $d$ đi qua $A\left( {{x_0};{y_0}} \right)$ và có hệ số góc $k$ có phương trình $y = k\left( {x - {x_0}} \right) + {y_0}$

Lời giải chi tiết :

Tiếp tuyến $(d)$ song song với đường thẳng $y =  - 2x + 5$ nên có hệ số góc .

Suy ra $y' =  - 2$ hay ${x^2} - 4x + 1 =  - 2 \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0$ $ \Rightarrow \left[ \begin{gathered}x = 1,y = \dfrac{4}{3} \hfill \\x = 3,y =  - 4 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Với $x = 1;y = \dfrac{4}{3}$ thì ${d_1}:y =  - 2\left( {x - 1} \right) + \dfrac{4}{3}$  hay ${d_1}:y =  - 2x + \dfrac{{10}}{3}$

Với $x = 3;y =  - 4$ thì ${d_2}:y =  - 2\left( {x - 3} \right) - 4$ hay ${d_2}:y =  - 2x + 2$

Câu 39 :

Số \(9465779232\) có bao nhiêu ước số nguyên dương?

  • A
    \(240\)           
  • B
    \(630\)           
  • C
    \(7200\)         
  • D
    \(2400\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích số đã cho ra thừa số nguyên tố: \(M = {x^m}.{y^n}.{z^t}\) thì \(M\) có \(\left( {m + 1} \right)\left( {n + 1} \right)\left( {t + 1} \right)\) ước nguyên dương.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(9465779232 = {2^5}{.3^6}{.7^4}{.13^2}\)

Như vậy số đã cho có số ước nguyên dương là: \(\left( {5 + 1} \right)\left( {6 + 1} \right)\left( {4 + 1} \right)\left( {2 + 1} \right) = 630\) ước.

Câu 40 :

Nếu $\log_a b{\rm{ }} = {\rm{ }}p$ thì $\log_a{a^2}{b^4}$ bằng:

  • A

    ${a^2}{p^4}$                 

  • B

    $4p{\rm{ }} + {\rm{ }}2$

  • C

    $4p{\rm{ }} + {\rm{ }}2a$

  • D

    ${p^4} + 2a$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lần lượt áp dụng các công thức:

 ${\log _a}xy = {\log _a}x + {\log _a}y$

 ${\log _a}{b^n} = n{\log _a}b$

 ${\log _a}a = 1$

Lời giải chi tiết :

Ta có: $\log_a{a^2}{b^4} = \log_a{a^2} + \log_a{b^4} $ $= 2\log_a a + 4\log_a b = 2 + 4p$

Câu 41 :

Cho các phát biểu sau:

(I). Nếu \(C = \sqrt {AB} \) thì \(2\ln C = \ln A + \ln B\) với $A, B$ là các biểu thức luôn nhận giá trị dương.

(II). \(\left( {a - 1} \right){\log _a}x \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 1\) với \(a > 0,a \ne 1\)

(III). \({m^{{{\log }_a}m}} = {n^{{{\log }_a}n}},\) với \(m,n > 0\) và \(a > 0,a \ne 1\)        

(IV).\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\log _{\frac{1}{2}}}x =  - \infty \)

Số phát biểu đúng là

  • A

    $4$

  • B

    $2$

  • C

    $3$

  • D

    $1$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có ${C^2} = AB \Rightarrow {{\mathop{\rm lnC}\nolimits} ^2} = {\mathop{\rm \ln (AB)}\nolimits}  \Rightarrow 2\ln C = \ln A + \ln B$ nên I đúng

Ta có $\left( {a - 1} \right){\log _a}x \ge 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a - 1 > 0}\\{{{\log }_a}x \ge 0}\end{array}} \right.}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a - 1 < 0}\\{{{\log }_a}x \le 0}\end{array}} \right.}\end{array}} \right. $ $\Leftrightarrow x\ge 1$ suy ra II đúng.

Logarit cơ số $m$ hai vế ta được ${\log _a}m.{\log _m}m \ne {\log _a}n.{\log _m}n$ suy ra III sai

Ta có $\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {\log _{\frac{1}{2}}}x =  - \infty $ đúng nên IV đúng.

Vậy có \(3\) phát biểu đúng.

Câu 42 :

Tìm tập xác định D của hàm số \(y = {\log _{\sqrt 2 }}\left( {\dfrac{{ - 3}}{{2 - 2x}}} \right)\).

  • A

    \(D = ( - \infty ;1)\)     

  • B

    \(D = {\rm{[}}1; + \infty )\)              

  • C

    \(D = ( - \infty ;1]\)                         

  • D

    \(D = (1; + \infty )\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hàm số \(y = {\log _a}x\left( {0 < a \ne 1} \right)\) xác định nếu \(x > 0\).

Lời giải chi tiết :

Điều kiện : \(\dfrac{{ - 3}}{{2 - 2x}} > 0 \Leftrightarrow 2 - 2x < 0 \Leftrightarrow x > 1.\)

Câu 43 :

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân đỉnh B, \(AB = 4,SA = SB = SC = 12\). Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm AC, BC, AB. Trên cạnh SB lấy điểm F sao cho \(\dfrac{{BF}}{{BS}} = \dfrac{2}{3}\). Thể tích khối tứ diện \(MNEF\) bằng

  • A

    $\dfrac{{8\sqrt {34} }}{9}$

  • B

    \(\dfrac{{16\sqrt {34} }}{9}\)

  • C

    \(\dfrac{{16\sqrt {34} }}{3}\)

  • D
    \(\dfrac{{4\sqrt {34} }}{3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính tỉ số thể tích hai khối chóp tam giác:

\(\dfrac{{{V_{S.A'B'C'}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{SA'}}{{SA}}.\dfrac{{SB'}}{{SB}}.\dfrac{{SC'}}{{SC}}\)

Công thức tính thể tích khối chóp \(V = \dfrac{1}{3}Sh\) với \(S\) là diện tích đáy, \(h\) là chiều cao.

Lời giải chi tiết :

Gọi D là giao điểm của MB và EN thì D là trung điểm của MB.

Ta có: \({V_{MNEF}} = {V_{M.NEF}} = \dfrac{1}{3}{S_{NEF}}.d\left( {M,\left( {NEF} \right)} \right)\)

Do D là trung điểm của MB và MB cắt (EFN) tại D nên \(d\left( {M,\left( {NEF} \right)} \right) = d\left( {B,\left( {NEF} \right)} \right)\)

\( \Rightarrow {V_{MNEF}} = \dfrac{1}{3}{S_{NEF}}.d\left( {B,\left( {NEF} \right)} \right)\)\( = {V_{B.NEF}}\)

Mà \(\dfrac{{{V_{B.NEF}}}}{{{V_{B.CAS}}}} = \dfrac{{BN}}{{BC}}.\dfrac{{BE}}{{BA}}.\dfrac{{BF}}{{BS}}\)\( = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}.\dfrac{2}{3} = \dfrac{1}{6}\)

\( \Rightarrow {V_{B.NEF}} = \dfrac{1}{6}{V_{B.CAS}} = \dfrac{1}{6}{V_{S.ABC}}\)

Vì SA=SB=SC nên \(S\) nằm trên trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Mà ABC vuông cân nên M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. Do đó \(SM \bot \left( {ABC} \right)\).

Diện tích tam giác \(ABC\) là \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AB.BC = \dfrac{1}{2}.4.4 = 8\)

Tam giác ABC vuông cân tại B nên

\(\begin{array}{l}AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} \\ = \sqrt {{4^2} + {4^2}}  = 4\sqrt 2 \\ \Rightarrow AM = \dfrac{1}{2}AC = \dfrac{1}{2}.4\sqrt 2  = 2\sqrt 2 \end{array}\)

Tam giác \(SMA\) vuông tại M nên theo Pitago ta có: \(SM = \sqrt {S{A^2} - A{M^2}} \)\( = \sqrt {{{12}^2} - {{\left( {2\sqrt 2 } \right)}^2}}  = 2\sqrt {34} \)

Thể tích khối chóp S.ABC là: \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}{S_{ABC}}.SM\)\( = \dfrac{1}{3}.8.2\sqrt {34}   \) $ = \dfrac{{16\sqrt {34} }}{3}$

Thể tích khối tứ diện MNEF là: \({V_{MNEF}} = \dfrac{1}{6}.{V_{S.ABC}}\)\( = \dfrac{1}{6}.\dfrac{{16\sqrt {34} }}{3} = \dfrac{{8\sqrt {34} }}{9}\)

Câu 44 :

Cho hình lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật với \(AB = \sqrt 3 ,AD = \sqrt 7 \). Hai mặt bên $\left( {ABB'A'} \right)$  và $\left( {ADD'A'} \right)$  lần lượt tạo với đáy những góc \({45^0}\) và \({60^0}\). Tính thể tích khối hộp nếu biết cạnh bên bằng $1$.

  • A

    \(V = 3\)

  • B

    \(V = 2\)

  • C

    \(V = 4\)         

  • D

    \(V = 8\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xác định góc giữa hai mặt phẳng: là góc giữa hai đường thẳng nằm trong các mặt phẳng mà cùng vuông góc với giao tuyến.

- Tính độ dài đường cao và diện tích đáy lăng trụ.

- Tính thể tích lăng trụ theo công thức \(V = Sh\) với \(S\) là diện tích đáy, \(h\) là chiều cao.

Lời giải chi tiết :

Kẻ \(A'H \bot \left( {ABCD} \right);HM \bot AB;HN \bot AD\)

Ta có: \(\left. \begin{array}{l}A'H \bot AB\\HM \bot AB\end{array} \right\} \Rightarrow AB \bot \left( {A'HM} \right) \Rightarrow AB \bot A'M\)

\(\left. \begin{array}{l}\left( {ABB'A'} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = AB\\\left( {ABB'A'} \right) \supset A'M \bot AB\\\left( {ABCD} \right) \supset HM \bot AB\end{array} \right\} \Rightarrow \widehat {\left( {\left( {ABB'A'} \right);\left( {ABCD} \right)} \right)} = \widehat {\left( {A'M;HM} \right)} = \widehat {A'MH} = {45^o}\)

Chứng minh tương tự ta có \(\widehat {A'NH} = {60^0}\)

Đặt \(A'H = x\) khi đó ta có:

\(A'N = \dfrac{x}{{\sin 60}} = \dfrac{{2x}}{{\sqrt 3 }},AN = \sqrt {AA{'^2} - A'{N^2}}  = \sqrt {1 - \dfrac{{4{x^2}}}{3}}  = HM\)

Mà \(HM = x.\cot 45 = x\)

$ \Rightarrow x = \sqrt {1 - \dfrac{{4{x^2}}}{3}}  \Leftrightarrow {x^2} = 1 - \dfrac{{4{x^2}}}{3} \Leftrightarrow \dfrac{{7{x^2}}}{3} = 1 \Rightarrow {x^2} = \dfrac{3}{7} \Rightarrow x = \sqrt {\dfrac{3}{7}} $

\({S_{ABCD}} = \sqrt 3 .\sqrt 7  = \sqrt {21} \)

Vậy \({V_{ABCD.A'B'C'D'}} = A'H.{S_{ABCD}} = \sqrt {\dfrac{3}{7}} .\sqrt {21}  = 3\)

Câu 45 :

Cho hình chóp \(S.ABC\), đáy là tam giác \(ABC\) có \(AB = BC\sqrt 5 \), \(AC = 2BC\sqrt 2 \), hình chiếu của \(S\) lên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là trung điểm \(O\) của cạnh \(AC\). Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) bằng 2. Mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) hợp với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) một góc \(\alpha \) thay đổi. Biết rằng giá trị nhỏ nhất của thể tích khối chóp \(S.ABC\) bằng \(\dfrac{{\sqrt a }}{b}\), trong đó \(a,\,\,b \in {\mathbb{N}^*}\), \(a\) là số nguyên tố. Tổng \(a + b\) bằng:

  • A
    \(6\)
  • B
    \(5\)
  • C
    \(7\)
  • D
    \(4\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(O\) lên \(SB\).

Ta có: \(OB = \sqrt {\dfrac{{2B{C^2} + 2B{A^2} - A{C^2}}}{4}}  = BC\), \(OC = \dfrac{1}{2}AC = BC\sqrt 2 \). Suy ra \(OB \bot BC\).

Dễ thấy \(\angle SBO = \alpha \) và \(OH = d\left( {O;\left( {SBC} \right)} \right) = \dfrac{1}{2}d\left( {A;\left( {SBC} \right)} \right) = 1\).

Suy ra \(SO = \dfrac{{OH}}{{\cos \alpha }} = \dfrac{1}{{\cos \alpha }}\), \(OB = \dfrac{{OH}}{{\sin \alpha }} = \dfrac{1}{{\sin \alpha }}\).

\( \Rightarrow BC = OB = \dfrac{1}{{\sin \alpha }}\).

Thể tích khối chóp \(S.ABC\) là:

\(\begin{array}{l}{V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}SO.{S_{ABC}} = \dfrac{1}{3}SO.2{S_{OBC}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{1}{3}.\dfrac{1}{{\cos \alpha }}.{\left( {\dfrac{1}{{\sin \alpha }}} \right)^2} = \dfrac{1}{{3\cos \alpha .{{\sin }^2}\alpha }}\end{array}\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta có:

\(\begin{array}{l}1 = \dfrac{1}{2}{\sin ^2}\alpha  + \dfrac{1}{2}{\sin ^2}\alpha  + {\cos ^2}\alpha  \ge 3.\sqrt[3]{{\dfrac{1}{4}{{\sin }^4}\alpha .{{\cos }^2}\alpha }}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{27}} \ge \dfrac{1}{4}.si{n^4}\alpha .co{s^2}\alpha  \Rightarrow \dfrac{1}{{{{\sin }^2}\alpha {{\cos }^2}\alpha }} \ge \dfrac{{3\sqrt 3 }}{2}\\ \Rightarrow {V_{S.ABC}} \ge \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\end{array}\)

Vậy \(\min {V_{S.ABC}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\). Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow {\cos ^2}\alpha  = \dfrac{1}{2}{\sin ^2}\alpha  = \dfrac{1}{3} \Leftrightarrow \cos \alpha  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}\).

\( \Rightarrow a = 3,\,\,b = 2\).

Vậy \(a + b = 3 + 2 = 5\).

Câu 46 :

Bà Hoa gửi $100$ triệu vào tài khoản định kì tính lãi suất là $8\% $ một năm. Sau 5 năm, bà rút toàn bộ số tiền và dùng một nửa để sửa nhà, còn một nửa tiền bà lại đem gửi ngân hàng trong 5 năm với cùng lãi suất. Tính số tiền lãi thu được sau 10 năm.

  • A

    $81,412$ triệu

  • B

    $115,892$ triệu

  • C

    $119$ triệu     

  • D

    $78$ triệu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính số tiền bà Hoa rút ra sau 5 năm theo công thức $T = A{\left( {1 + r} \right)^N}$.

- Tính số tiền lãi lần đầu.

- Tính số tiền bà đem gửi lần 2.

- Tính số tiền sau 5 năm lần 2 theo công thức: $T = A{\left( {1 + r} \right)^N}$

- Tính số tiền lãi lần 2 và suy ra đáp số.

Lời giải chi tiết :

Số tiền bà Hoa rút sau 5 năm đầu là: $100{\left( {1 + 8\% } \right)^5} = 146,932$ triệu.

Số tiền lãi lần 1 là: $146,932 - 100 = 46,932$ triệu.

Số tiền bà gửi tiếp vào ngân hàng là: $146,932:2 = 73,466$ triệu

Số tiền và có sau 5 năm là: $73,466{\left( {1 + 8\% } \right)^5} = 107,946$ triệu.

Số tiền lãi lần 2 là: $107,946 - 73,466 = 34,480$ triệu.

Tổng số tiền lãi sau 2 lần là: $46,932 + 34,480 = 81,412$ triệu.

Câu 47 :

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(y = \left| {3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m} \right|\) có 5 điểm cực trị?

  • A
    \(26\).
  • B
    \(27\).
  • C
    \(16\).
  • D
    \(28\).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xét hàm số \(f\left( x \right) = 3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2}\) ta có

\(\begin{array}{l}f'\left( x \right) = 12{x^3} - 12{x^2} - 24x\\f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 12{x^3} - 12{x^2} - 24x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x =  - 1\\x = 2\end{array} \right.\end{array}\)

BBT:

Ta có đồ thị \(y = f\left( x \right)\,\,\left( C \right)\) như sau:

Để \(y = \left| {3{x^4} - 4{x^3} - 12{x^2} + m} \right|\) có 5 điểm cực trị thì:

TH1: \(\left( C \right)\) cắt đường thẳng \(y =  - m\) tại 2 điểm phân biệt khác cực trị

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - m > 0\\ - 32 <  - m <  - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m < 0\\5 < m < 32\end{array} \right.\)

Mà \(m \in {\mathbb{Z}^ + }\, \Rightarrow m \in \left\{ {6;7;...;31} \right\}\) : 26 giá trị.

TH2: \(\left( C \right)\) cắt đường thẳng \(y =  - m\) tại 3 điểm phân biệt, trong đó có 1 cực trị

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - m = 0\\ - m =  - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\,(L)\\m = 5\,(TM)\end{array} \right.\)

Vậy, có tất cả 27 giá trị của m thỏa mãn.

Câu 48 :

Cho hàm số \(y = \dfrac{x}{{1 - x}}\,\,\left( C \right)\) và điểm \(A\left( { - 1;1} \right)\). Tìm \(m\) để đường thẳng \(d:\,\,y = mx - m - 1\) cắt \(\left( C \right)\) tại 2 điểm phân biệt \(M,\,\,N\) sao cho \(A{M^2} + A{N^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A
    \(m =  - 1\)
  • B
    \(m = 0\)
  • C
    \(m =  - 2\)
  • D
    \(m =  - \dfrac{2}{3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xét phương trình hoành độ giao điểm, tìm điều kiện để phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt.

- Áp dụng định lí Vi-ét.

- Sử dụng công thức độ dài đường trung tuyến \(A{I^2} = \dfrac{{A{M^2} + A{N^2}}}{2} - \dfrac{{M{N^2}}}{4}\) (với \(I\) là trung điểm của \(MN\)), từ đó rút \(A{M^2} + A{N^2}\) theo \(m\).

- Sử dụng phương pháp hàm số để tìm GTNN của hàm số.

Lời giải chi tiết :

Xét phương trình hoành độ giao điểm:.

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\dfrac{x}{{1 - x}} = mx - m - 1\,\,\left( {x \ne 1} \right)\\ \Leftrightarrow x = \left( {mx - m - 1} \right)\left( {1 - x} \right)\\ \Leftrightarrow x = mx - m - 1 - m{x^2} + mx + x\\ \Leftrightarrow m{x^2} - 2mx + m + 1 = 0\,\,\,\left( * \right)\end{array}\)

Để đường thẳng \(d:\,\,y = mx - m - 1\) cắt \(\left( C \right)\) tại 2 điểm phân biệt \(M,\,\,N\) thì phương trình (*) phải có 2 nghiệm phân biệt khác \(1\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' = {m^2} - m\left( {m + 1} \right) > 0\\m - 2m + m + 1 \ne 0\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - m > 0\\1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m < 0\).

Khi đó hoành độ của hai điểm \(M,\,\,N\) là nghiệm của phương trình (*), áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_M} + {x_N} = 2\\{x_M}.{x_N} = \dfrac{{m + 1}}{m}\end{array} \right.\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{y_M} = m{x_M} - m - 1\\{y_N} = m{x_N} - m - 1\end{array} \right.\) \( \Rightarrow {y_M} + {y_N} = \left( {{x_M} + {x_N}} \right) - 2m - 2 =  - 2\).

Gọi \(I\) là trung điểm của \(MN\), ta có \(I\left( {1; - 1} \right)\) \( \Rightarrow A{I^2} = {2^2} + {\left( { - 2} \right)^2} = 8\).

\(\begin{array}{l}M{N^2} = {\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2} + {\left( {{y_M} - {y_N}} \right)^2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2} + {\left( {m{x_M} - m - 1 - m{x_N} + m + 1} \right)^2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2} + {m^2}{\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \left( {1 + {m^2}} \right){\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \left( {1 + {m^2}} \right)\left[ {{{\left( {{x_M} + {x_N}} \right)}^2} - 4{x_M}{x_N}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \left( {1 + {m^2}} \right)\left[ {4 - 4\dfrac{{m + 1}}{m}} \right]\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, =  - 4\dfrac{{1 + {m^2}}}{m}\end{array}\)

Do \(M{N^2} > 0\) nên \(m < 0\).

Đặt \(T = A{M^2} + A{N^2}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}A{I^2} = \dfrac{{A{M^2} + A{N^2}}}{2} - \dfrac{{M{N^2}}}{4}\\ \Rightarrow 4A{I^2} = 2T - M{N^2}\\ \Leftrightarrow T = \dfrac{{4A{I^2} + M{N^2}}}{2} \Leftrightarrow T = \dfrac{{4.8 - 4\dfrac{{1 + {m^2}}}{m}}}{2}\\ \Leftrightarrow T = 16 - 2\dfrac{{1 + {m^2}}}{m} \Leftrightarrow T = \dfrac{{ - 2{m^2} + 16m - 2}}{m}\end{array}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}T' = \dfrac{{\left( { - 4m + 16} \right)m - \left( { - 2{m^2} + 16m - 2} \right)}}{{{m^2}}}\\T' = \dfrac{{ - 4{m^2} + 16m + 2{m^2} - 16m + 2}}{{{m^2}}}\\T' = \dfrac{{ - 2{m^2} + 2}}{{{m^2}}} = 0 \Leftrightarrow m =  \pm 1\end{array}\)

BBT:

Từ BBT ta thấy \(\min T = 20 \Leftrightarrow m =  - 1\) .

Câu 49 :

Cho \(f\left( x \right)\) mà đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ bên

Bất phương trình \(f\left( x \right) > \sin \dfrac{{\pi x}}{2} + m\) nghiệm đúng với mọi \(x \in \left[ { - 1;3} \right]\) khi và chỉ khi:

  • A

    \(m < f\left( 0 \right)\)

  • B

    \(m < f\left( 1 \right) - 1\)

  • C

    \(m < f\left( { - 1} \right) + 1\)

  • D

    \(m < f\left( 2 \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Biến đổi bất phương trình về dạng \(g(x)>m\).

- Xét hàm \(y=g(x)\) và tìm GTNN của \(g(x)\).

- Bài toán thỏa khi \(m<\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;3} \right]} g\left( x \right)\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}f\left( x \right) > \sin \dfrac{{\pi x}}{2} + m\,\,\forall x \in \left[ { - 1;3} \right] \Leftrightarrow g\left( x \right) = f\left( x \right) - \sin \dfrac{{\pi x}}{2} > m\,\,\forall x \in \left[ { - 1;3} \right]\\ \Rightarrow m < \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;3} \right]} g\left( x \right)\end{array}\).

Từ đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) ta suy ra BBT đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) như sau:

Dựa vào BBT ta thấy \(f\left( x \right) \ge f\left( 1 \right)\,\,\forall x \in \left[ { - 1;3} \right]\).

\(\begin{array}{l}x \in \left[ { - 1;3} \right] \Rightarrow \dfrac{{\pi x}}{2} \in \left[ { - \dfrac{\pi }{2};\dfrac{{3\pi }}{2}} \right] \Rightarrow  - 1 \le \sin \dfrac{{\pi x}}{2} \le 1\\ \Leftrightarrow  - 1 \le  - \sin \dfrac{{\pi x}}{2} \le 1\end{array}\)

\( \Rightarrow f\left( 1 \right) - 1 \le f\left( x \right) - \sin \dfrac{{\pi x}}{2} \Leftrightarrow g\left( x \right) \ge f\left( 1 \right) - 1 \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;3} \right]} g\left( x \right) = f\left( 1 \right) - 1\).

Vậy \(m < f\left( 1 \right) - 1\).

Câu 50 :

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có thể tích \(V\). Gọi \(M\) là điểm thuộc cạnh \(BB'\) sao cho \(MB = 2MB'\). Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) đi qua \(M\) và vuông góc với \(AC'\) cắt các cạnh \(DD'\), \(DC\), \(BC\) lần lượt tại \(N\), \(P\), \(Q\). Gọi \({V_1}\) là thể tích của khối đa diện \(CPQMNC'\).Tính tỉ số \(\dfrac{{{V_1}}}{V}\).

  • A
    \(\dfrac{{31}}{{162}}\)
  • B
    \(\dfrac{{35}}{{162}}\)
  • C
    \(\dfrac{{34}}{{162}}\)
  • D
    \(\dfrac{{13}}{{162}}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi cạnh của hình lập phương là \(a\).

Ta có:

 \(\left( \alpha  \right) \bot AC'\)\( \Rightarrow \left( \alpha  \right)\parallel BD\). Trong \(\left( {BDD'B'} \right)\) kẻ \(MN\parallel BD\,\,\left( {N \in DD'} \right)\).

 \(\left( \alpha  \right) \bot AC' \Rightarrow \alpha \parallel B'C\). Trong \(\left( {BCC'B'} \right)\) kẻ \(MQ\parallel B'C\,\,\left( {Q \in BC} \right)\).

\(\left( \alpha  \right) \bot AC'\)\( \Rightarrow \left( \alpha  \right)\parallel BD\). Trong \(\left( {BDD'B'} \right)\) kẻ \(MN\parallel BD\,\,\left( {N \in DD'} \right)\).

 \(\left( \alpha  \right) \bot AC' \Rightarrow \alpha \parallel B'C\). Trong \(\left( {ABCD} \right)\) kẻ \(PQ\parallel BD\,\,\left( {P \in DC} \right)\).

Khi đó \(\left( \alpha  \right) \equiv \left( {MNPQ} \right)\).

Theo cách dựng ta có \(BQ = 2QC,\,\,DP = 2PC,\,\,DN = 2ND'\).

Gọi \(H\) là điểm thuộc \(CC'\) sao cho \(CH = 2HC'\).

Khi đó ta có: \({V_{CPQMNC'}} = {V_{C.MHN}} + {V_{CQP.MHN}}\).

Xét hình chóp \(C'.MHN\) có \(C'H = \dfrac{a}{3}\), \({S_{\Delta MHN}} = \dfrac{1}{2}{a^2}\).

\( \Rightarrow {V_{C'.MHN}} = \dfrac{1}{3}C'H.{S_{\Delta MHN}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{a}{3}.\dfrac{{{a^2}}}{2} = \dfrac{{{a^3}}}{{18}} = \dfrac{V}{{18}}\).

Xét hình chóp cụt \(CQP.MHN\) có

\(\begin{array}{l}{V_{CQP.MHN}} = {V_{I.MHN}} - {V_{I.CQP}} = \dfrac{1}{3}\left( {IH.{S_{\Delta MHN}} - IC.{S_{\Delta CQP}}} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{1}{3}\left( {a.\dfrac{1}{2}{a^2} - \dfrac{a}{3}.\dfrac{1}{2}.\dfrac{a}{3}.\dfrac{a}{3}} \right) = \dfrac{{13{a^3}}}{8} = \dfrac{{13V}}{{81}}\end{array}\)

\( \Rightarrow {V_1} = {V_{CPQMNC'}} = {V_{C.MHN}} + {V_{CQP.MHN}} = \dfrac{V}{{18}} + \dfrac{{13V}}{{81}} = \dfrac{{35V}}{{162}}\).

Vậy \(\dfrac{{{V_1}}}{V} = \dfrac{{35}}{{162}}\)

close