Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 7 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Nhà Lý cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động. Đó là nội dung của chính sách nào dưới thời Lý?

A. “Ngụ binh ư nông”.

B. “Tiên phát chế nhân”.

C. “Vườn không nhà trống”.

D. Luân phiên cày cấy.

Câu 2. Nhà Tống đã dùng biện pháp gì để giải quyết tình trạng khủng hoảng từ giữa thế kỉ XI?

A. Tiến hành cải cách đất nước.

B. Tiến hành củng cố quân sự.

C. Tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt.

D. Tiến hành mở rộng quan hệ với nhiều nước.

Câu 3. Năm 1075 đã diễn ra sự kiện quan trọng nào đối với nền giáo dục thời Lý?

A. Mở Quốc tử Giám cho con em quý tộc đến học.

B. Khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

C. Trường Đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt được thành lập.

D. Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.

Câu 4. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

A. Luật hình thư.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hoàng triều luật lệ.

D. Luật Gia Long.

Câu 5. Trận thắng quyết định của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ nhất, buộc chúng phải rút khỏi kinh thành Thăng Long là:

A. Như Nguyệt.

B. Chương Dương.

C. Đông Bộ Đầu.

D. Bạch Đằng.

Câu 6. Tầng lớp địa chủ dưới thời Trần mang đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Ngày càng có nhiều điền trang, thái ấp.

B. Có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy.

C. Chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội.

D. Ngày một đông hơn do sự phát triển của nghề thủ công.

Câu 7. Đâu là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đó là:

A. Trận Bạch Đằng năm 981.

B. Trận đánh châu Ung ( 10/1075).

C. Trận Như Nguyệt (1077).

D. Trận đánh châu Khâm và châu Liêm (10/1075).

Câu 8. Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua dưới thời Lý có ý nghĩa gì quan trọng?

A. Thể hiện sự công bằng trong phân chia ruộng đất của nhà nước.

B. Nêu gương cho quan lại địa phương trong quan hệ với nông dân.

C. Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

D. Phát huy truyền thống thương dân của các triều đại trước.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1(4 điểm) Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý - Trần?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày nguyên nhân, diễn biến và kết quả của trận Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785).

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

A

C

B

B

C

B

C

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 37.

Cách giải:

Về quân đội, nhà Lý thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động. Chính sách này vừa đảm bảo sẵn sàng khi có chiến tranh vừa phát triển kinh tế nông nghiệp.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn chống chất.

=> Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 47.

Cách giải:

Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 51.

Cách giải:

Dưới thời Trần, bộ luật mới được gọi là Quốc triều hình luật được ban hành.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 57.

Cách giải:

Sau khi chiếm đóng ở kinh thành Thăng Long hơn 1 tháng, quân Mông – Nguyên gặp phải nhiều khó khăn, lực lượng tiêu hao dần. Nhân cơ hội đó, quân Trần đã mở cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội ngày nay). Kết quả là quân Mông Cổ phải thua trận và rời khỏi Thăng Long. Nhà Trần đã chặn đánh quân Mông – Nguyên trên đường chúng rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng đã kết thúc thắng lợi.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 70.

Cách giải:

Tầng lớp địa chủ dưới thời Trần mang các đặc điểm sau:

- Là những người giàu có trong xã hội.

- Có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Chiến thắng trên sông Như Nguyệt – trận Như Nguyệt (1077):

- Là trận đánh quyết định số phận của quân Tống xâm lược bởi chiến thắng này đã đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của quân Tống.

- Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của các dân tộc, đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta (1075 – 1077).

- Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 44, suy luận.

Cách giải:

Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua dưới thời Lý có ý nghĩa quan trọng:

- Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.

Chọn: C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

* Giống nhau:

- Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.

- Cấm giết mổ trâu, bò.

* Khác nhau:

- Thời Lý - Trần:

+ Bảo vệ quyền lợi tư hữu.

+ Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

- Thời Lê Sơ:

+ Bảo về quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

+ Hạn chế phát triển nô tì.  

+ Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 124, 125.

Cách giải:

* Nguyên nhân: Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.

* Diễn biến:

- Giữa 1784, 5 vạn quân thủy và bộ Xiêm tiến vào chiếm đánh miền tây Gia Định.

- 1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, khúc sông Tiền từ Rạch Rầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

- Sáng 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Khi quân Xiêm đến, quân ta từ nhiều phía tấn công.

* Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan. Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm.

Loigiaihay.com