Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là A. bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận. B. bị chia nhỏ để dễ cai trị. C. bị bóc lột dã man. D. mở rộng đến mũi Cà Mau. Câu 2. Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là A. quan lại người Hán. B. Lạc tướng người Việt. C. quan lại cả người Việt và người Hán. D. Bồ chính người Việt. Câu 3. Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta là để nhằm mục đích A. thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt. B. trực tiếp cai trị xuống tận làng, xã. C. cai trị gián tiếp thông quan bộ máy chính quyền tay sai. D. chia sẻ quyền lực với quan lại người Việt. Câu 4. Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là A. chính sách cai trị của nhà Hán hết sức thâm độc. B. chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết chết. C. Tô Định đánh thuế nặng vào hai mặt hàng muối và sắt khiến nhân dân rất bất bình. D. chính sách cai trị thâm độc của nhà Hán và muốn trả thù cho Thi Sách. Câu 5. Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã A. xóa bỏ tên châu Giao, sáp nhập vào Quảng Châu. B. đổi tên châu Giao thành Giao Châu. C. giữ nguyên châu Giao. D. giữ nguyên châu Giao và đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức Huyện lệnh. Câu 6. “Vua đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho A. Mai Thúc Loan. B. Triệu Quang Phục. C. Phùng Hưng. D. Khúc Thừa Dụ. Câu 7. Dưới thời nhà Hán, đứng đầu châu và quận là những viên quan cai trị A. Người Hán. B. Cả người Việt và người Hán. C. Người Việt. D. Tùy từng nơi. Câu 8. Vị vua đầu tiên của nước ta là ai và đặt tên nước là gì? A. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Văn Lang. B. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. C. Vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang. D. Vua Hùng, đặt tên nước là Âu Lạc. Câu 9. Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho Tổ quốc? A. Chiến thắng của Khúc Thừa Dụ. B. Chiến thắng của Hai Bà Trưng. C. Chiến thắng chống quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ. D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. Câu 10. Điền x vào ô trống ☐ kiến thức lịch sử chính xác. ☐ Khúc Thừa Dụ quê ở Thanh Hóa. ☐ Khúc Hạo được vua Đường phong cho chức Tiết độ sứ. ☐ Khúc Thừa Mĩ được vua Đường phong cho chức Tiết độ sứ. ☐ Khúc Hạo đặt lại khu vực hành chính. ☐ Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Kể tên những vị anh hùng dân tộc đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc? Câu 2. (4 điểm) Dương Đình Nghệ đã chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 47, suy luận. Cách giải: - Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. => Như vậy, từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là: bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Dưới thời Âu Lạc, các Lạc tướng vẫn cai quản các quận, huyện. Chọn: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 47, suy luận. Cách giải: Sau khi chiếm Âu Lạc, nhà Hán sắp đặt quan lại cai trị như sau: Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái Thú coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự. Những viên quân này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn cai trị dân như cũ. Cách sắp đặt này của người Hán nhằm mục đích thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 48, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bao gồm: - Nguyên nhân sâu xa: + Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. + Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phu dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn. - Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 52. Cách giải: Sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 65. Cách giải: Mai Thúc Loan được nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen). Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 47. Cách giải: Nhà Hán trong quá trình thống trị Âu Lạc đã xây dựng bộ máy cai trị như sau: Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uy coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Chọn: A Câu 8. Phương pháp: sgk trang 36. Cách giải: Vị vua đầu tiên của nước ta là vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho tổ quốc, chấm dứt thời kì một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: sgk trang 71, 72. Cách giải: ☒ Khúc Hạo đặt lại khu vực hành chính. ☒ Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ. B. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Nhận xét, liên hệ. Cách giải: Các anh hùng dân tộc thời kì Bắc thuộc (10 người) gồm: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị), Bà Triệu (Triệu Thị Trinh), Lý Bí (Lý Bôn), Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. Câu 2. Phương pháp: sgk trang 72, 73. Cách giải: - Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, tháng 3 năm 931, không đầy nửa năm, sau cuộc xâm lược của Nam Hán, từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây thành Tống Bình. - Quân Nam Hán cho người chạy về nước cầu cứu. Quân viện chưa đến nơi thì thành Tống Bình bị quân ta công phá dữ dội, quân địch trong thành tan vỡ, tướng giặc Lý Khắc Chính bị giết chết. - Dương Đình Nghệ chiếm được Tống Bình. Quân cứu viện đến, Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành tấn công, quân địch tan vỡ. Đạo quân cứu viện của giặc bị tiêu diệt. - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước giành lại được quyền tư chủ. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dụng nền tự chủ. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|