Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 7Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Học kì 1 - Vật lí 7 Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Trên bức tường ngăn cách hai phòng Quang và Dũng có một lỗ thông nhỏ. Ban đêm, phòng của Quang đóng kín, không bật đèn. Trường hợp nào sau đây mắt của Quang nhận biết được có ánh sáng? A. Đèn phòng Dũng không được bật sáng. B. Đèn phòng Dũng được bật sáng. C. Đèn phòng Dùng sáng, Dũng lấy tờ bìa che kín lỗ nhỏ. D. Đèn phòng Dũng sáng, lỗ nhỏ không bị che nhưng Quang nhắm kín hai mắt. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất? Vật sáng là A. những vật được chiếu sáng. B. những vật phát ra ánh sáng. C. những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. D. những vật mắt nhìn thấy. Câu 3. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chùm sáng song song gồm các tia sáng……………..trên đường truyền của chúng. A. không hướng vào nhau B. cắt nhau C. không giao nhau D. rời xa nhau ra Câu 4. Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng: A. luôn truyền theo đường thẳng. B. luôn truyền theo một đường cong. C. luôn truyền theo đường gấp khúc. D. có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc. Câu 5. Chọn câu trả lời sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật A. không cho ánh sáng truyền qua. B. khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc hắt lại hết. C. cản đường truyền đi của ánh sáng. D. cho ánh sáng truyền qua. Câu 6. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên: A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Câu 7. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng? A. Mặt kính trên bàn gỗ. B. Mặt nước trong phẳng lặng. C. Màn hình phẳng ti vi. D. Tấm lịch treo tường. Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 45°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: A. 22,5°. B. 45°. C. 60°. D. 90°. Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 30° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc: A. 30°. B. 60°. C. 90°. D. 120°. Câu 10. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 60°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu? A. 90°. B. 60°. C. 45°. D. 30° . Câu 11. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu? A. 5m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,6m Câu 12. Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thi vùng quan sát: A. mở rộng ra. B. thu hẹp lại. C. không đổi. D. mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít. Câu 13. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là A. ảnh ảo, hứng được trên màn chắn. B. ảnh ảo mắt không thấy được. C. ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. D. một vật sáng. Câu 14. Câu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi A. Ảnh bằng vật. B. Ảnh lớn hơn vật. C. Ảnh bé hơn vật. D. Không xác định. Câu 15. Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai? A. Ảnh của viên phấn không hứng được trên màn chắn. B. Ảnh trong gương là không trực tiếp sờ nắm được. C. Ảnh viên phấn trong gương hứng được trên màn chán. D. Có thể dùng máy ảnh để chụp hình của viên phấn trong gương. Câu 16. Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ôtô, xe máy, vì: A. ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. B. gương cầu lõm hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào người lái xe. C. vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lồi. D. gương cầu lõm chỉ tạo ra ảnh ảo đối với những vật ở gần gương. Câu 17. Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tâm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A' và B’? A. Ảnh A' cao hơn ảnh B’. B. Ảnh B' cao hơn ảnh A'. C. Hai ảnh cao bằng nhau. D. Không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật. Câu 18. Chọn câu trả lời sai. Định luật truyền thẳng của ánh sáng được vận dụng để giải thích các hiện tượng: A. sự tạo thành vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối. B. sự tạo thành bóng tối và bóng nửa tối. C. nhật thực và nguyệt thực. D. sự tạo thành cầu vồng. Câu 19. Gương có tác dụng biến đổi một chùm tia tới hội tụ thành chùm tia phản xạ song song là gương gì? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. Cả ba loại gương. Câu 20. Ảnh của một ngọn nến (đặt sát gương cầu lõm) nhìn thấy trong một gương cầu lõm treo thẳng đứng là ảnh gì. có đặc điểm như thế nào? A. Ảnh ảo, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều vật. D. Ảnh ảo. cùng chiều, lớn hơn vật. Lời giải chi tiết
Câu 1: Trường hợp đèn phòng Dũng được bật sáng thì mắt của Quang nhận biết được có ánh sáng. Chọn B Câu 2: Vật sáng là những nguồn sáng và những vật hắt lại khi ánh sáng chiếu vào nó. Chọn C Câu 3: Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. Chọn C Câu 4: Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc. Chọn D Câu 5: Vật cản sáng (chắn sáng) là vật không cho ánh sáng truyền qua. Chọn D Câu 6: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Khi đó Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất Chọn A Câu 7: Trường hợp tấm lịch treo tường không thể coi là một gương phẳng vì tấm lịch treo tường phản xạ kém ánh sáng. Chọn D Câu 8: Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng hai lần góc tới hoặc góc phản xạ. Vậy nếu tia tới hợp với gương phẳng một góc \({45^0}\) thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc: \(\alpha = 2i = {2.45^0} = {90^0}\) Chọn D Câu 9: Góc tới \(i = {90^0} - {30^0} = {60^0}\) Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng hai lần góc tới hoặc góc phản xạ. Vậy nếu góc tới \({60^0}\) thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc: \(\alpha = 2i = {2.60^0} = {120^0}\) Chọn D Câu 10: Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng hai lần góc tới hoặc góc phản xạ. Vậy nếu góc tới \({60^0}\) thì \(2i = {60^0} \Rightarrow i = \frac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}\). Chọn D Câu 11: Ảnh của một điểm tạo bởi gương phẳng luôn đối xứng với điểm đó. Vì thế ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có khoảng cách đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. Vậy khoảng cách người đến gương bằng 2,5/2 = 1,25m. Chọn B Câu 12: Khi đưa vật đến gần gương thì vùng quan sát mở rộng ra, ta quan sát được nhiều vật trước gương hơn. Chọn A Câu 13: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. Chọn C Câu 14: Gương cầu lồi cho ảnh ảo và bé hơn vật. Chọn C Câu 15: Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương, đây là ảnh ảo nên không thể hứng được trên màn chắn. Chọn C Câu 16: Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ô tô, xe máy vì vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lồi. Trong trường hợp này ta phải dùng gương cầu lồi. Chọn C Câu 17: So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’ ta thấy đây đều là ảnh ảo qua gương phẳng nên hai ảnh cao bằng nhau. Chọn C Câu 18: Định luật truyền thẳng của ánh sáng không thể vận dụng để giải thích hiện tượng sự tạo thành cầu vồng. Sự tạo thành cầu vồng là do sự phân tích ánh sáng qua các giọt nước mưa (tán sắc ánh sáng). Chọn D Câu 19: Gương có thể biến đổi một chùm tia sáng tới hội tụ thành chùm tia phản xạ song song chỉ có thể là gương cầu lồi. Chọn B Câu 20: Ảnh của môt ngọn nến nhìn thấy trong một gương cầu lõm treo thẳng đứng là ảnh ảo, có đặc điểm cùng chiều lớn hơn vật. Chọn D Loigiaihay.com
Quảng cáo
|