Đề kiểm tra 45 phút phần 2 sử 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 11 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc cách mạng tháng Hai Nga diễn ra khi

A. Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế. 

B. Nga vẫn là một nước tư bản chủ nghĩa.

C. Nga vẫn là một nước quân chủ lập hiến.

D. Nga vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.

C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.

D. Bị các nước đế quốc thôn tính.

Câu 3: Sau cách mạng thảng Hai 1917 các Xô viết được thành lập, các Xô viết đại biểu cho ai?

A. Công nhân, binh lính.

B. Công nhân, nông dân, binh lính.

C. Công nhân, nông dân.

D. Nông dân, binh lính.

Câu 4: Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga là

A. Đấu tranh hòa bình.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Khởi nghĩa vũ trang.

D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.

Câu 5: Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện trong thời gian nào?

A. Từ 1919 đến 3/1921.

B. Từ 1920 đến 2/1921.

C. Từ 1919 đến 3/1922.

D. Từ 1920 đến 2/1922.

Câu 6: “Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào?

A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.

B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.

C. Quốc tế thứ nhất.

D. Quốc tế thứ hai.

Câu 7: Sau khi Cách mạng dân chủ tháng Hai giành thắng lợi, ở Nga xuất hiện tình thế hai chính quyền song song cùng tồn tại đó là

A. Chính quyền phong kiến và tư sản.

B. Chính phủ tư sản và công nhân.

C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

D. Chính quyền công nhân và nông dân.

Câu 8: Luận cương tháng tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng … sang cách mạng …

A. Dân chủ tư sản – dân chủ tư sản kiểu mới.

B. Dân chủ tư sản – xã hội chủ nghĩa.

C. Dân chủ tư sản – tư sản dân quyền.

D. Dân chủ tư sản – dân tộc dân chủ

Câu 9: Vì sao năm 1919, chính quyền Xô Viết thực hiện chính sách “Công sản thời chiến”?

A. Vì muốn phát triển kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội.

B. Vì muốn khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

C. Vì muốn bảo vệ chính quyền Xô Viết khỏi các thế lực thù trong, giặc ngoài.

D. Vì muốn bảo vệ đời sống của nhân dân.

Câu 10: Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?

A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.

C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.

D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết. 

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Lập niên biểu về những sự kiện chính của Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1.A

2.C

3.B

4.C

5.A

6.A

7.C

8.B

9.C

10.A

Câu 1. 

Phương pháp: Sgk trang 48

Cách giải:

Sau cách mạng 1905-1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni - cô -lai II. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân Nga ngày càng khó khăn mà còn kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở đất nước này.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 48

Cách giải:

Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đoi xảy ra ở nhiều nơi,... Quân đội liên tiếp thua trận . Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng  lan rộng khắp cả nước.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 50

Cách giải:

Sau cách mang tháng Hai thắng lợi, có hai chinh quyền song song tồn tại, trong đó, chính quyền Xô viết là đai biểu của công nhân, nông dân và binh lĩnh.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 50

Cách giải:

Tháng 4-1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvích (sau này đã đi vào lịch sử với tên gọi là Luận cương tháng tư), chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Đảng Bôsêvích đã chuyển sang  khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 51

Cách giải:

Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây bởi 14 nước đế quốc và lực lượng phản cách mạng trong nước, năm 1919 chính quyền Xô Viết đã thực hiện “Chính sách cộng sản thời chiến”.

Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao đông cưỡng bức với toàn dân từ 16 đến 50 tuổi,…nhằm huy động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp; quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất... Mọi nỗi khổ (đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Không thể chờ đợi và im lặng hơn được nữa... Không có lối thoát nào khác ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân. “Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao lại toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. (Trích truyền đơn kêu gọi đấu tranh của Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát ngày 14-2-1917).

Chon đáp án: A

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 50

Cách giải:

Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi Tuy nhiên lại xuất hiện tình trạng phức tạp chưa từng có diễn ra tại nước Nga. đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời Xô viết và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài được.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 50

Cách giải:

Trước tình thế đấ nước có hai chính quyền song song tồn tại, tháng 4-1917, luận cương của Lê-nin đã được đọc trước Trung ương đảng Bônsêvích, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng dân chủ tư sản: Do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ.
Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.Trong cách mạng dân chủ tư sản, đông đảo quần chúng nhân dân (Công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình , gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu cầu vượt khỏi giới hạn và giai cấp tư sản đặt ra cho mình.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

+ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình dể cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng…, xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 51

Cách giải:

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918 – 1920), nhân dân Nga tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài trong nhưng điều kiện vô cùng khó khăn để bảo vệ chính quyền Xô viết khỏi các thế lực thù trong giặc ngoài.

Chọn đáp án: C

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải:

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập: Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Chọn đáp án: A

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Niên biểu những sự kiện chính của Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).

Thời gian

Sự kiện

Diễn biến chính

Kết quả - ý nghĩa

Nước Nga  Liên Xô

2-1917

Cách mạng dân chủ tư sản

- Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.

- Khởi nghĩa vũ trang.

- Lật đổ chế độ Nga hoàng.

- Hai chính quyền song song tồn tại.

- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

10-1917

Cách mạng tháng Mười

- Đêm 24-10, các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt ở Thủ đô.

- Đêm 25-10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.

- Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga.

- Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Các nước tư bản chủ nghĩa

1929 - 1933

Khủng hoảng kinh tế thế giới

- Bùng nổ ở nước Mĩ sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, trầm trọng nhất là năm 1932.

- Để lại nhiều hậu quả trên tất cả các lĩnh vực.

- Chủ nghĩa phát xít ra đời, đe dọa hòa bình an ninh thế giới.

Các nước châu Á

1918 - 1939

Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Á

 

- Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh mẽ ở các nước.

- Các Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng.

- Đều thất bại, nhưng đã góp phần làm lung lay hệ thống cai trị của chủ nghĩa thực dân.

Chiến tranh thế giới thứ hai

1939 - 1945

Chiến tranh thế giới thứ hai

 

- Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941, chiến tranh bùng bổ và lan rộng ở châu Âu.

- Từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945, phe Đồng minh phản công. Chiến tranh kết thúc.

- Chiến tranh kết thúc với thất bại của Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

- Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới với Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột.

- Chiến tranh để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close