Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Chương 3 - Đại số 6Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Chương 3 - Đại số 6 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Câu 1. (2 điểm) Tìm số nguyên x, biết : a) \(\left( {2x + 7} \right) + 135 = 0\) ; b) \(\left( {162 + 3x} \right) + \left( {x - 2} \right) = 0.\) Câu 2. (2 điểm) Ta viết một dãy số : 1, - 4, -9, … Hỏi a) Số thứ 13 là bao nhiêu ? b) Số - 2011 có phải là số thuộc dãy số đó không ? Câu 3. (3 điểm) Tìm số tận cùng của các số sau đây : a) \({\left( { - 3} \right)^{2011}}\) ; b) \({\left( { - 9} \right)^{2011}}.\) Câu 4. (3 điểm) Xác định số nguyên n để \(\left( {n + 2} \right):\left( {n - 1} \right)\) là số nguyên. LG bài 1 Sử dụng: +) Qui tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("-"\) đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu \("-"\) thành dấu \("+"\) và dấu \("+"\) thành dấu \("-".\) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("+"\) đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. +) Qui tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu \("+"\) đổi thành dấu \("-"\) và dấu \("-"\) thành dấu \("+".\) Lời giải chi tiết: Câu 1. a) Ta có \(2x + 7 = - 135\) \( \Leftrightarrow 2x = - 142 \) \(\Leftrightarrow 2x = - 142:2 = - 71.\) b) Ta có \(160 = - 4x \Leftrightarrow x = - 40.\) LG bài 2 Phương pháp giải: Tìm quy luật của dãy sau đó thực hiện ý a và b Lời giải chi tiết: Câu 2. a) Số thứ 13 là : \(1 - 12.5 = - 59.\) b) Số thuộc dãy là số lấy 1 trừ đi số đó chia hết cho 5. Số - 2011 không thuộc dãy số đó. LG bài 3 Phương pháp giải: Sử dụng: \({a^{m.n}} = {\left( {{a^m}} \right)^n}\) để đưa về cơ số 9 Lời giải chi tiết: Câu 3. a) \({\left( { - 3} \right)^{2011}} = - {\left( { - 3} \right)^{2010}}.3 \)\(\,= - {\left( { - 3} \right)^{1005 \times 2}}.3 = - {9^{1005}}.3\) có tận cùng là 7. b) \({\left( { - 9} \right)^{2011}}\) có tận cùng là 9. LG bài 4 Phương pháp giải: Ta có \(n + 2 = n - 1 + 3.\) Để \(\left( {n + 2} \right):\left( {n - 1} \right)\) là số nguyên thì 3 chia hết cho \(n - 1\) Lời giải chi tiết: Câu 4. Ta có \(n + 2 = n - 1 + 3.\) Để \(\left( {n + 2} \right):\left( {n - 1} \right)\) là số nguyên thì 3 chia hết cho \(n - 1\) hay \(n - 1 \in \left\{ { - 3, - 1,1,3} \right\}.\) Từ đó ta có \(n \in \left\{ { - 2,0,2,4} \right\}.\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|