Đề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1. Tình hình của Liên Xô sau CTTGT II như thế nào?

A. Được hưởng nhiều quyền lợi.            

B. Không bị thiệt hại trong chiến tranh.

C. Bị tổn thất nặng nề, nền kinh tế phát triển chậm lại tới 10 năm.   

D. Câu A và B đúng.   

Câu 2. Goóc-ba-chốp lên năm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và đề ra đường lối cải tổ vào:

A. Tháng 3-1985.         B. Tháng 3-1986.

C. Tháng 3-1987.         D. Tháng 3-1988.   

Câu 3. Liên Bang Xô viết tồn tại 74 năm đó là khoảng thời gian nào sau đây?

A. Từ 1917 đến 1991

B. Từ 1918 đến 1992

C. Từ 1919 đến 1993

D. Từ 1917 đến 1989

Câu 4. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào?

A. Anh         B. Pháp

C. Mĩ            D. Nhật Bản

Câu 5. Tình hình nổi bật của Liên Xô ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

A. chịu những tổn thất nặng nề.

B. bước ra với tư thế thua trận.

C. thu được nhiều lợi nhuận.

D. đứng đầu thế giới về kinh tế.

Câu 6. Nhằm hoàn thành mục tiêu khôi phục kinh tế, ngay từ đầu năm 1946 Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch

A. 5 năm lần thứ tư.

B. 5 năm lần thứ năm.

C. 5 năm lần thứ sáu.

D. 5 năm lần thứ bảy.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển là

A. Công nghiệp truyền thống.

B. Công hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp nhẹ.

D. Công nghiệp nặng. 

Câu 8. Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào?

A. Mĩ, Anh.                B. Mĩ, Liên Xô.

C. Anh, Pháp.              D. Liên Xô, Anh

Câu 9. Các nước Đông Âu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đặt ra yêu cầu gì cho mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước này?

A. Có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn.

B. Liên kết với nhau trong tổ chức Hiệp ước Vácsava.

C. Liên kết với nhau trong Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.

D. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Liên xô khi sử dụng năng lượng nguyên tử với mục đích chính là gì?

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Duy trì hòa bình thế giới.

C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Khống chế các nước khác.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu

Câu 12. Từ giữa những năm 70, nhất là từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào tình trạng

A. khủng hoảng trầm trọng.

B. chiến tranh liên miên.

C. tranh quyền làm chủ.

D. bị xâm lược lãnh thổ.

Câu 13. Cuộc cải tổ của Tổng thống Goóc-ba-chốp (năm 1985) được thực hiện nhằm mục tiêu gì quan trọng?

A. Tăng cường quyền lực của Tổng thống trong mọi lĩnh vực.

B. Khắc phục khó khăn, đưa Liên Xô ra khỏi giai đoạn khủng hoảng.

C. Thực hiện triệt để chế độ đa nguyên đa đảng.

D. Thực hiện dân chủ và công khai về mọi mặt. 

Câu 14. Cho tới thời điểm nào, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu?

A. năm 1985.                     B. năm 1987.

C. năm 1989.                    D. năm 1991.

Câu 15. Công cuộc cải tổ của Tổng thống Goóc-ba-chốp nhanh chóng lâm vào tình trạng lúng túng và đầy khó khăn xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Nhiều nước cộng hòa đòi li khai khỏi liên bang.

B. Thiếu đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán.

C. Xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô.

D. Quyền lực của Tổng thống bị hạn chế. 

Câu 16. Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là

A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.

B. Cải tổ hệ thống chính trị.

C. Cải tổ xã hội.

D. Cải tổ kinh tế và xã hội.

Câu 17. Trở ngại chủ quan nào ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?

A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.

B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.

C. Chưa đảm bảo sự công bằng xã hội.

D. Thiếu năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới. 

Câu 18. Bản chất sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là

A. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học.

C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.

D. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội. 

Câu 19. Nước nào chủ trương xóa bỏ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Âu?

A. Ba Lan

B. Hung-ga-ri

C. Tiệp Khắc

D. Cộng hòa Dân chủ Đức

Câu 20. Cơ sở quan trọng nhất để Liên Xô có thể tiến hành cuộc chaỵ đua vũ trang với Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là?

ANền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Đạt thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật.

D. Có nhiều nước đồng minh.

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 21. Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 C

 A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 D

 B

 A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 3

Cách giải:

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, tuy với tu thế của người chiến thắng, nhưng Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 10

Cách giải:

Trong bối cảnh đó tháng 3/1985, Gooc – ba – chop lên nắm quyền lãnh đảo Đảng, đề ra đường lối cải tổ

Chọn: A

 

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

Liên bang Xô Viết được thành lập ngay sau khi cuộc cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917) và tan rã vào năm 1991 khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 4

Cách giải:

Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 3.

Cách giải:

Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng, nhưng Liên Xô đã phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề:

- Hơn 27 triệu người chết.

- 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.

- Riêng lãnh thổ đất nước thuộc phần châu Âu gần như hoang tàn, đổ nát.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: skg trang 4.

Cách giải:

Ngay từ đầu năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).

Chọn đáp án: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 4.

Cách giải:

Từ năm 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ 70, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội. Phương hướng chính của các kế hoạch này là: tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 6.

Cách giải:

Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc là Mĩ và Liên Xô.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 8.

Cách giải:

Khi các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn như: hợp tác nhiều bên hoặc phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, …

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Xét chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nướC. Đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân => Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô không phải để khống chế, xâm lược các nước khác như các nước đế quốc (Mĩ) mà để duy trì hòa bình thế giới.

Chọn đáp án: B

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 5.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhà nước Xô viết chủ trương:

- Duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình với tất cả các nước.

- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức.

Liên Xô không chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đông Âu.

Chọn đáp án: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 9.

Cách giải:

Từ giữa những năm 70, nhất là từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng trầm trọng.

Chọn đáp án: A

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 10.

Cách giải:

Cuộc cải tổ năm 1985 của Goóc-ba-chốp được thực hiện nhằm mục tiêu: khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.

Các đáp án A, C, D là chính sách chính trị được thực hiện sau khi cuộc cải tổ về kinh tế không thu được kết quả.

Chọn đáp án: B

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 12.

Cách giải:

Tới cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu?

Chọn đáp án: C

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 10.

Cách giải:

Công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985) được thực hiện nhằm mục tiêu muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. Tuy nhiên do chưa có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.

Chọn đáp án: B

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 10, suy luận.

Cách giải:

Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:

Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.

Về kinh tế: tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.

Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động.

=> Về thực tế, những cải cách về kinh tế của Liên Xô không được thực hiện, nội dung cơ bản vẫn là cải tổ về chính trị.

Chọn đáp án: B

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 12, suy luận.

Cách giải:

- Ở các nước Đông Âu, cuối năm 1988, nhân dân ở nhiều nước míttinh đòi cải cách về kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền. => Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản (giống Liên Xô), thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do

- Sau tổng tuyển cử tự do, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, các đảng cộng sản không còn được nắm chính quyền => Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

=> Trở lại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa Đông Âu là rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.

Chọn đáp án: B

Câu 18.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Bản chất sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học. Biểu hiện là:

- Thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường => Nền kinh tế thiếu năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về mặt xã hội, vì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế Xã hội chủ nghĩa => khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.

- Không bắt kịp bước phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự khủng hoảng kinh tế - chính trị. Chậm sửa đối trước những biến động lớn của tình hình thế giới. khi sửa đổi lại xa rời với nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lê-nin

Chọn đáp án: B

Câu 19.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Quốc gia đầu tiên thuộc Đông Âu chủ trương xóa bỏ thế chế chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên là Ba Lan sau đó đến Hungari và các nước khác.

Chọn đáp án: A

Câu 20.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô khác với Mĩ là chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra. Chính vì thế, Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm để khôi phục nền kinh tế. Với kế hoạch 5 năm đầu tiên (1946 – 1950), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, từ năm 1950 trỏ đi, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) và đạt được nhiều thành tựu cả về công nghiệp, nông nghiệp và khoa học – kĩ thuật. => Đây là cơ sở quan trọng để Liên Xô có thể tiến hành chạy đua vũ trang với Mĩ.

Chọn đáp án: A

 

II. TỰ LUẬN

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 4, 5

Cách giải:

* Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ những năm 50 đến đầu những năm 70:

- Trong hai thập niên 50 và 60 kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất CN bình quân hàng năm tăng 9,6%

- Liên Xô trở thành cường quốc CN đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng CN của thế giới

- Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân taoh vào vũ trụ

- 1961: phóng tàu vũ trụ phương Đông đưa nhà du hành Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất

- Về đối ngoại: chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân…Liên Xô là chố dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close