Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 4 – Đại số 7Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 4 – Đại số 7 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Bài 1: Cho \(f(x) = 9 - {x^5} + 4{\rm{x}} - 2{{\rm{x}}^3} + {x^2} - 7{{\rm{x}}^4};\) \(g(x) = {x^5} - 9 + 2{{\rm{x}}^2} + 7{{\rm{x}}^4} + 2{{\rm{x}}^3} - 3{\rm{x}}\). a) Sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến. b) Tính tổng \(h(x) = f(x) + g(x)\). c) Tìm nghiệm của đa thức h(x). Bài 2: Cho \(A(x) = 6{{\rm{x}}^3} + 5{{\rm{x}}^2};B(x) = {x^3} - {x^2};\)\(\;C(x) = - 2{{\rm{x}}^3} + 4{{\rm{x}}^2}.\) a) Tìm \(D(x) = A(x) + B(x) - C(x)\). b) Tìm nghiệm của đa thức D(x). Bài 3: Tìm m để \(x = - 1\) là nghiệm của đa thức \(M(x) = {x^2} - m{\rm{x}} + 2\). Bài 4: Cho đa thức \(K(x) = a + b(x - 1) + c(x - 1)(x - 2)\) Tìm a, b, c biết \(K(1) = 1;K(2) = 3;K(0) = 5.\) Phương pháp giải: +Để cộng (hay trừ) các đa thức, ta làm như sau: • Bước 1: Viết các đa thức trong dấu ngoặc. • Bước 2: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc). • Bước 3: Nhóm các hạng tử đồng dạng. • Bước 4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. + x=a là nghiệm khi f(a)=0 LG bài 1 Lời giải chi tiết: a) \(f(x) = - {x^5} - 7{{\rm{x}}^4} - 2{{\rm{x}}^3} + {x^2} + 4{\rm{x}} + 9;\) \(g(x) = {x^5} + 7{{\rm{x}}^4} + 2{{\rm{x}}^3} + 2{{\rm{x}}^2} - 3{\rm{x}} - 9\) b) \(h(x) = f(x) + g(x) = 3{{\rm{x}}^2} + x.\) c) \(h(x) = 0 \Rightarrow 3{{\rm{x}}^2} + x = 0\) \(\Rightarrow x(3{\rm{x}} + 1) = 0\) \(\Rightarrow x = 0\) hoặc \(3{\rm{x}} + 1 = 0\). \( \Rightarrow x = 0\) hoặc \(x = - {1 \over 3}.\) LG bài 2 Lời giải chi tiết: a) \(D(x) = (6{{\rm{x}}^3} + 5{{\rm{x}}^2}) + ({x^3} - {x^2}) - ( - 2{{\rm{x}}^3} + 4{{\rm{x}}^2})\) \( \;\;\;\;= 6{{\rm{x}}^3} + 5{{\rm{x}}^2} + {x^3} - {x^2} + 2{{\rm{x}}^3} - 4{{\rm{x}}^2} = 9{{\rm{x}}^3}.\) b) \(D(x) = 0 \Rightarrow 9{{\rm{x}}^3} = 0 \Rightarrow x = 0.\) LG bài 3 Lời giải chi tiết: Ta có \(M( - 1) = 0 \)\(\Rightarrow {( - 1)^2} - m( - 1) + 2 = 0 \) \(\Rightarrow 1 + m + 2 = 0 \Rightarrow m = - 3.\) LG bài 4 Lời giải chi tiết: \(K(1) = 1 \Rightarrow a = 1\). Ta được \(K(x) = 1 + b(x - 1) + c(x - 1)(x - 2).\) Lại có \(K(2) = 3 \)\(\Rightarrow 1 + b(2 - 1) + c(2 - 1)(2 - 2) = 3\) \(\Rightarrow 1 + b = 3 \Rightarrow b = 2.\) Vậy \(K(x) = 1 + 2(x - 1) + c(x - 1)(x - 2) \)\(\;= 2{\rm{x}} - 1 + c(x - 1)(x - 2).\) Lại có \(K(0) = 5 \Rightarrow - 1 + c( - 1)( - 2) = 5\)\( \Rightarrow c = 3.\) Ta được \(a = 1;b = 2;c = 3.\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|