Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 10 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Nông dân bị mất ruộng đất trở nên nghèo túng phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy được gọi là

A. Nông dân làm thuê.

B. Nông dân tự canh.

C. Nông dân lĩnh canh.

D. Nông dân mất ruộng

Câu 2. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành vào thời gian nào?

A. Thế kỉ III TCN.

B. Thế kỉ III.

C. Thế kỉ I TCN.

D. Thế kỉ V TCN.

Câu 3. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được hoàn toàn thống nhất dưới quyền cai trị của vị hoàng đế đầu tiên nào?

A. Hán Vũ Đế.

B. Tần Thủy Hoàng.

C. Tần Nhị Thế.

D. Chu Nguyên Chương.

Câu 4. Lăng Li Sơn được xây dựng dưới triều đại nào của Trung Quốc?

A. Thời Tần.                       B. Thời Hán.

C. Thời Đường.                 D. Thời Minh.

Câu 5. Nhà Hán đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Xâm lấn Triều Tiên và thôn tính các nước phía Nam.

B. Ủng hộ và giúp đỡ các nước phía Nam.

C. Xâm lược Mông Cổ và Nhật Bản.

D. Mở cửa giao lưu buôn bán với các nước phương Tây.

Câu 6. Nhà Đường đã thi hành chính sách giáo dục tiến bộ nào dưới đây?

A. Các hoàng tử đỗ đạt cao trong các kì thi.

B. Ba năm tổ chức thi một lần.

C. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.

D. Cử quan lại sang phương Tây học tập.

Câu 7. Những biến đổi trong sản xuất thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã tác động đến xã hội Trung Quốc như thế nào?

A. Xuất hiện tầng lớp mới là lãnh chúa và nông nô.

B. Xuất hiện giai cấp mới là chủ nô và nông dân.

C. Xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. Xuất hiện giai cấp mới là địa chủ và tá điền.

Câu 8. Vì sao triều Hán tồn tại được trong thời gian lâu dài?

A. Thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế, ổn định chính trị, thế nước vững vàng.

B. Là triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc nên được nhân dân ủng hộ.

C. Thi hành nhiều chính sách củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.

D. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các thế lực trong và ngoài nước.

Câu 9. Chính sách cai trị nào sau đây là lí do nhân dân nổi dậy chống lại và lật đổ nhà Tần?

A. Ban hành chế độ đo lường thống nhất.

B. Chia đất nước thành nhiều quận, huyện.

C. Bắt dân lao dịch, thuế khóa nặng nề.

D. Ban hành chế độ tiền tệ thống nhất. 

Câu 10. Dưới triều đại nào, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?

A. Xuân Thu – Chiến Quốc.

B. Nhà Tần.

C. Nhà Hán.

D. Nhà Đường.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.A

3.B

4.A

5.A

6.C

7.D

8.A

9.C

10.D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 10

Cách giải:

Nhiều nông dân bị mất ruộng đất trở nên nghèo túng phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy được gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho chủ, gọi là địa tô.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 10

Cách giải:           

Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập dưới thời Hán.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 11

Cách giải:                      

- Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã hoàn toàn thống nhất các vùng đất bị phân chia thành 6 nước về một thể thống nhất đặt dưới sự cai trị của nhà Tần và một vị Hoàng đế duy nhất thay vì rất nhiều các vị vương gia quý tộc của từng nước chư hầu như trước.

- Trung Hoa lần đầu tiên trong lịch sử hoàn toàn thống nhất dưới quyền cai trị của vị hoàng đế đầu tiên là Tần Thuỷ Hoàng.

Chọn đáp án: B

Chú ý:

Tần Thủy Hoàng còn có ý nghĩa là “Hoàng đế khởi thuỷ của Trung Hoa”.

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 10

Cách giải:            

Lăng Li Sơn được xây dựng dưới thời nhà Tần. Đây là lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – Tần Thủy Hoàng.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 12

Cách giải:

Dưới thời trị vì, nhà Hán đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên và các nước phía Nam.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 12

Cách giải: 

Các vua Đường rất coi trọng việc dùng người giỏi, tài đức kiêm toàn => Thi hành chính sách giáo dục tiến bộ: Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 10, suy luận.

Cách giải:

Những biến đổi trong sản xuất thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã dẫn đến sự biến đổi trong xã hội là xuất hiện giai cấp mới: địa chủ và tá điền:

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

- Nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ và trở thành tá điền, phải nộp hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.

=> Quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ III TCN.

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Cách giải: sgk trang 11, lý giải, loại trừ.

Phương pháp:              

Nhà Hán (202 TCN – 220) tồn tại trong thời gian lâu dài (hơn 400 năm) vì đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ sau:

+ Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.

+ Giảm tô, thuế, sưu, dịch.

+ Khuyến khích sản xuất.

=> Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

Chọn đáp án: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 11; suy luận, loại trừ

Cách giải:           

Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tần đã thi hành nhiều chính sách đề cai trị đất nước. Tần Thủy Hoàng bắt hàng triệu người đi lính, đi phu lao dịch xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn, thi hành chính sách thuế khóa nặng nề. Đây chính là lí do nhân dân khắp nơi nổi dậy chống lại và lật đổ nhà Tần.

Chọn đáp án: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 8, suy luận

Cách giải:

 Dưới triều đại nhà Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á vì đã thi hành các chính sách sau:

- Chính sách đối nội.

+ Cử người cai quản các địa phương.

+ Mở khoa thi chọn người tài.

+ Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích sản xuất.

=>Đất nước phồn vinh, kinh tế phát triển, quân sự, văn hoá.

- Chính sách đối ngoại: Gây chiến tranh xâm lược, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.

=> Trở thành đất nước cường thịnh nhất Châu Á.

Chọn đáp án: D

Loigiaihay.com