Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?

  • A

    Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.

  • B

    Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...

  • C

    Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...

  • D

    Ai, gì, nào, à, ư, hả...

Câu 2 :

Hồ Chí Minh xuất thân từ gia đình như thế nào?

  • A

    Gia đình quan lại sa sút

  • B

    Gia đình quý tộc

  • C

    Gia đình nhà nho nghèo

  • D

    Gia đình có truyền thống văn học

Câu 3 :

Đáp án nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    Văn học là vũ khí chiến đấu

  • B

    Chú trọng tính dân tộc

  • C

    Nghệ thuật phục vụ cho nghệ thuật

  • D

    Nghệ thuật phải phục vụ cho con người

Câu 4 :

Thơ ca của Bác thường có đặc điểm gì?

  • A

    Mộc mạc, giản dị

  • B

    Trau chuốt, tài hoa

  • C

    Tráng lệ, vĩ đại

  • D

    Tất cả các đáp án trên 

Câu 5 :

Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    So sánh 

  • B

    Điệp từ

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Nhân hoá

Câu 6 :

Bài “Ngắm trăng” rút ra từ sáng tác nào ?

  • A

    Đường cách mệnh 

  • B

    Người cùng khổ 

  • C

    Nhật kí trong tù

  • D

    Nhân đạo

Câu 7 :

Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Cậu cho tớ mượn cuốn truyện này nhé!”

  • A

    Yêu cầu

  • B

    Khuyên bảo

  • C

    Ra lệnh

  • D

    Đề nghị

Câu 8 :

Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường ?

  • A

    Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

  • B

    Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.

  • C

    Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ

  • D

    Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.

Câu 9 :

Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Thánh gióng là vị anh hùng đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta.”

  • A

    Kể

  • B

    Thông báo

  • C

    Nhận định

  • D

    Miêu tả

Câu 10 :

Qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" ta thấy thêm điều gì trong nhân cách của Bác?

  • A

    Bác là vị lãnh tụ yêu nước thương dân

  • B

    Bác sống giản dị, hài hòa với thiên nhiên

  • C

    Bác là tấm gương vượt khó vĩ đại

  • D

    Tất cả các phương án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?

  • A

    Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.

  • B

    Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...

  • C

    Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...

  • D

    Ai, gì, nào, à, ư, hả...

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi... đều là từ cảm thán

Câu 2 :

Hồ Chí Minh xuất thân từ gia đình như thế nào?

  • A

    Gia đình quan lại sa sút

  • B

    Gia đình quý tộc

  • C

    Gia đình nhà nho nghèo

  • D

    Gia đình có truyền thống văn học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo

Câu 3 :

Đáp án nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    Văn học là vũ khí chiến đấu

  • B

    Chú trọng tính dân tộc

  • C

    Nghệ thuật phục vụ cho nghệ thuật

  • D

    Nghệ thuật phải phục vụ cho con người

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những sáng tác của Bác đều mang tính nhân văn, hướng đến con người cho nên Người không có quan điểm “nghệ thuật phục vụ cho nghệ thuật”. 

Câu 4 :

Thơ ca của Bác thường có đặc điểm gì?

  • A

    Mộc mạc, giản dị

  • B

    Trau chuốt, tài hoa

  • C

    Tráng lệ, vĩ đại

  • D

    Tất cả các đáp án trên 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những tác phẩm thơ của Bác thường mộc mạc và dễ nhớ

Câu 5 :

Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    So sánh 

  • B

    Điệp từ

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Nhân hoá

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa

Câu 6 :

Bài “Ngắm trăng” rút ra từ sáng tác nào ?

  • A

    Đường cách mệnh 

  • B

    Người cùng khổ 

  • C

    Nhật kí trong tù

  • D

    Nhân đạo

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài “Ngắm trăng” rút ra từ tập “Nhật kí trong tù”

Câu 7 :

Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Cậu cho tớ mượn cuốn truyện này nhé!”

  • A

    Yêu cầu

  • B

    Khuyên bảo

  • C

    Ra lệnh

  • D

    Đề nghị

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ

Lời giải chi tiết :

Câu trên có ý nghĩa đề nghị

Câu 8 :

Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường ?

  • A

    Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

  • B

    Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.

  • C

    Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ

  • D

    Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ bài thơ, suy ra triết lý hàm ẩn

Lời giải chi tiết :

Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

Câu 9 :

Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Thánh gióng là vị anh hùng đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta.”

  • A

    Kể

  • B

    Thông báo

  • C

    Nhận định

  • D

    Miêu tả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu trần thuật đã cho

Lời giải chi tiết :

 Kể

Câu 10 :

Qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" ta thấy thêm điều gì trong nhân cách của Bác?

  • A

    Bác là vị lãnh tụ yêu nước thương dân

  • B

    Bác sống giản dị, hài hòa với thiên nhiên

  • C

    Bác là tấm gương vượt khó vĩ đại

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ tư tưởng bài học, em chọn ra đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ý trên đều nói về phẩm chất của Bác trong văn bản này

close