Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 11 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm … làm căn cứ, rồi tấn công ra ... nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

A. Lăng Cô … Huế

B. Đà Nẵng … Huế

C. Đà Nẵng … Hà Nội

D. Huế … Hà Nội

Câu 2. Ngày 20-6-1867 đã diễn ra sự kiện gì?

A. Quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện.

B. Quân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Đông Nam Kì không tốn một viên đạn.

C.  Quân Pháp đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đông Nam Kì.

D. Quân Pháp kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Giáp Tuất.

Câu 3. Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam

A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa

B. Truyền bá đạo Thiên Chúa

C. Đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam.

D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn

Câu 4. Quân Pháp đã chiếm được sáu tỉnh Nam Kì như thế nào?

A. Pháp đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông trước, sau đó, dùng ba tỉnh miền Đông làm căn cứ đánh chiếm ba tỉnh miền Tây

B. Pháp dùng vũ lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn

C. Pháp thông qua đàm phán buộc triều đình nhà Nguyễn nộp ba tỉnh miền Tây, sau đó dùng binh lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông

D. Pháp không tốn một viên đạn để chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó tấn công đánh chiếm ba tỉnh miền Tây

Câu 5. Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha

B. Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam

C. Trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại

D. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam

Câu 6. Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp được bắt đầu từ khi nào và đánh dấu cắm mốc bằng sự kiện nào?

A. Giữa thế kỉ XIX, hòa ước Vecxai.

C. Đầu thế kỉ XIX, hòa ước Pháp -Việt.

B. Cuối thế kỉ XIX, hòa ước Pháp – Việt.

D. Đầu thế kỉ XVII, hòa ước Vecxai.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862?

Câu 2: Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. A

3. B

4. B

5. C

6. D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 108.

Cách giải:

Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp:  sgk trang 112.

Cách giải:

Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành không điều kiện.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 107, suy luận.

Cách giải:

Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền bá đạo Thiên Chúa để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam. Thông qua các giáo sĩ vào truyền đạo ở Việt Nam, Pháp đã thu được rất nhiều thông tin về đặc điểm nước Việt, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc xâm lược.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.

Cách giải:

- Đối với ba tỉnh miền Đông Nam Kì: Pháp dùng vũ lực tấn công và buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

Đối với ba tỉnh miền Tây Nam Kì: trong vòng 5 ngày (từ ngày 20 đến 24-6-1867), thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn. Đó là cách Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Lo sợ trước sự xâm lược của tư bản phương Tây, triều Nguyễn không chỉ thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” mà còn cầm đạo và giết giáo sĩ, chính sách này ngày càng khơi sâu mâu thuẫn dân tộc. Trong số các giáo sĩ này có rất nhiều giáo sĩ người Tây Ban Nha bị triều Nguyễn giam giữ và giết hại. Chính vì thế, đây là nguyên nhân quan trọng để Tây Ban Nha liên minh với Pháp tấn công Việt Nam tại Đà Nẵng (1858).

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai (Versaiìles) năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX.

Chọn đáp án: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 112, 113, nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

* Những hành động của Trương Định:

- Phối hợp với quân triều đình và Nguyễn Tri Phương chiến đấu chống Pháp.

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình hạ lệnh cho ông phải lập tức bãi binh và điều ông đi nhậm chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến.

- Cuộc khởi nghĩa thất bại, Trương Định trúng đạn và bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.

* Nhận xét:

- Những hành động của Trương Định thể hiện tinh thần dũng cảm cùng với lòng yêu nước mãnh liệt, không chịu khuất phục trước kẻ thù.

- Củng cố được niềm tin của dân chúng.

Câu 2:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 114, 115

Lời giải chi tiết

Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867:

- Phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao:

+ Một số sĩ phu vượt biển ra Bình Thuận (Nam Trung Kì) mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Một số khác ở lại bám đất, bám dân, tiếp tục tiến hành cuộc vũ trang chống Pháp.

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba Tri (Bến Tre); Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá); Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho,…

- Phong trào kháng chiến vẫn diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng, cuối cùng phong trào đều bị thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close