Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây? A. Sắt B. Xi măng. C. Cảm ứng. D. Polime. Câu 2. Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người? A. Sáng chế những vật liệu mới B. Khoa học công nghệ C. Cuộc “cách mạng xanh” D. Tạo ra công cụ lao động mới Câu 3. Con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trụ vào năm 1969? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo B. Đưa con người bay vào vũ trụ C. Đưa con người lên mặt trăng D. Đưa con người lên sao Hỏa Câu 4. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt nguồn từ quốc gia nào? A. Pháp. B. Mỹ. C. Anh. D. Đức. Câu 5. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại không đạt được thành tựu trong lĩnh vực nào sau đây? A. Khoa học cơ bản. B. Phương thức sản xuất mới. C. Công cụ sản xuất mới. D. Vật liệu mới. Câu 6. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại mang hạn chế gì lớn nhất? A. Ô nhiễm môi trường B. Tai nạn lao động C. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 7. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã mang lại những hậu quả tiêu cực… a) Em hãy nêu những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật với đời sống mà em biết? b) Em có suy nghĩ gì về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi em ở? Là học sinh em làm gì trước tình trạng đó? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 49. Cách giải: Trong cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, con người đã tạo ra vật liệu mới. Chất polime (Chất dẻo) đang chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp. Chọn: D Câu 2. Phương pháp: sgk trang 50. Cách giải: Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và những biện pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh đã khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm ở nhiều quốc gia. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 51. Cách giải: Năm 1969, Mỹ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt trăng. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 48. Cách giải: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay, bắt đầu từ nước Mĩ. Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 48-50, suy luận, loại trừ. Cách giải: Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã đạt được những thành tựu ở các lĩnh vực sau: - Khoa học cơ bản - Công cụ sản xuất mới. - Năng lượng mới. - Vật liệu mới. - Cách mạng xanh. - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc. - Chinh phục vũ trụ. => Loại trừ đáp án: B Chọn: B Câu 6. Phương pháp: sgk trang 51, suy luận. Cách giải: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh. Chọn: D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 7. a) Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 51 Cách giải: Những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: - Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt. - Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...). - Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội... b) Phương pháp: liên hệ Cách giải: Liên hệ bản thân và nơi em sinh sống: * Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội: - Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường ở Hà Nội tăng nhanh đến mức báo động. Đó là ô nhiễm ở môi trường nước, ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn, ô nhiễm tiếng ồn,… - Nguyên nhân: chủ yếu từ các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, rác thải sinh hoạt,… * Là học sinh em cần: - Học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức cá nhân về bảo vệ môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ mội trường. - Tham gia trực tiếp vào công tác tuyên truyền, giáo dục về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và ngoài xã hội. - Tìm tòi, học hỏi, khám phá để tìm ra những giải pháp thiết thực, giúp giải quyết và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|