Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 20 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 20 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Ai là người nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm vào năm ông 18 tuổi?

A. Mai Thúc Loan.

B. Phùng Hưng.

C. Ngô Quyền.

D. Khúc Thừa Mĩ.

Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791) kết thúc?

A. Phùng Hưng họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.

B. Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ Tống Bình.

C. Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình.

D. Nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791) được đông đảo người dân ủng hộ?

A. Phùng Hưng giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo.

B. Đường Lâm là mảnh đất có truyền thống yêu nước lâu đời.

C. Phùng Hưng được em trai là Phùng An giúp đỡ.

D. Phùng Hưng có người cò tài chiêu mô nhân tâm.

Câu 4. Nhà Đường đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong quá trình cai trị nước ta?

A. Cho người Trung Quốc cai quản các châu, huyện.

B. Tăng thêm đồn trú, xây thành lũy.

C. Loại bỏ chính sách đồng hóa.

D. Đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí.

Câu 5. Từ “đô hộ” trong “An Nam đô hộ phủ” khẳng định điều gì?

A. Tính chất đô hộ của nhà Đường đối với nước ta.

B. Có ý nghĩa giống với các tên gọi trước đó.

C. Chỉ vùng đất đô hộ ở phía Nam Trung Hoa.

D. Âm mưu mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.  

Câu 6. Tại sao Mai Thúc Loan lại kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Đường?

A. Nhà Đường bắt nhân dân phải gánh vải trong điều kiện khó khăn.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Đường ngày càng gay gắt.

C. Mai Thúc Loan được nhân dân khắp nơi biết đến.

D. Nhà Đường ngày càng suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Em hãy trình bày những thay đổi về hành chính của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

B

D

A

C

A

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 65.

Cách giải:

Đường Lâm là quê của Phùng Hưng. Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời, ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 65.

Cách giải:

Sau khi chiếm được thành Tống Bình và sắp đặt việc cai trị, Phùng Hưng không lâu sau mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng kết thúc.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 65, suy luận.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791) được đông đảo nhân dân ủng hộ do:

- Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã làm cho nhân dân rất căm phẫn, sẵn sàng nổi dậy chống lại khi có thời cơ.

- Phùng Hưng giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo khổ nên nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 63, loại trừ.

Cách giải:

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, thực hiện chính sách tàn bạo:

+ Châu, huyện: do người Trung Quốc cai trị.

+ Hương, xã do người Việt cai quản.

+ Tăng thêm quân đồn trú, mở mang giao thông đường sá, xây thành lũy.

=> dễ cai trị

+ Đặt thuế vô lí.

+ Bắt nhân dân ta cống các sản vật quí

=> Đáp án C: chính sách “đồng hóa” luôn được các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện nhằm mục tiêu cuối cùng là biến nước ta thực sự trở thành một quận, huyện của Trung Quốc.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 62, suy luận.

Cách giải:

Từ “đô hộ” trong “An Nam đô hộ phủ” khẳng định tính chất đô họp của nhà Đường đối với nước ta, thể hiện sâu sắc âm mưu cai trị lâu dài và biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 64, suy luận.

Cách giải:

Chính sách cai trị và bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã làm cho nhân dân ta căm phẫn, mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Đường ngày càng sâu sắc => Nhân dân ta sẵn sàng nổi dậy để lật đổ ách thống trị của nhà Đường. Trước tình hình đó, Mai Thúc Loan đã kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa.

Chọn: B

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 62.

Cách giải:

Về mặt hành chính, nhà Đường chia lại khu vực hành chính và đặt tên mới. Nhà Đường đổi Giao Châu thành Giao Châu đô hộ phủ, đến năm 679, đổi thành An Nam đô hộ phủ và chia thành 12 châu. Ngoài ra còn có Châu Ki mi ở miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là một viên đô hộ người Hán.

- Đứng đầu châu là một viên Thứ sử người Hán.

- Dưới châu là huyện, dưới huyện là hương, xã. Các huyện lệnh do người Hán nắm. Còn hương, xã do người Việt tự quản.

=> Nhà Đường nắm quyền cai trị trực tiếp tới huyện.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close