Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 17 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 17 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Ai là người được mệnh danh là Dạ Trạch Vương?

A. Triệu Quang Phục.

B. Lý Phật Tử.

C. Lý Nam Đế.

D. Lý Thiên Bảo.

Câu 2: Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì?

A. Tự sát.

B. Chủ động giảng hòa để bảo toàn lực lượng.

C. Đầu hàng nhà Lương.

D. Chủ động rút lui, trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục.

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?

A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua.

B. Lý Phật Tử lên ngôi vua.

C. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua.

D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

Câu 4. Nhận xét nào không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân Giao Châu do Lý Bí Lãnh đạo?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt.

C. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô.

D. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta.

Câu 5: Theo anh (chị) sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân hay không? Vì sao?

A. Không, vì hậu duệ của Lý Nam Đế vẫn còn sống và tiếp tục đấu tranh.

B. Có, vì Lý Nam Đế là người đứng đầu quốc gia.

C. Có, vì Lý Nam Đế không có người nối dõi.

D. Không, vì nhân dân Giao Châu vẫn đấu tranh mà không cần người lãnh đạo.

Câu 6. Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.

C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.

D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

A

D

B

D

A

A

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Lương để trả lời.

Cách giải:

Sau khi được Lý Nam Đế trao lại mọi quyền hành, Triệu Quang Phục đã lui về vùng đầm Dạ Trạch và tiếp tục tổ chức nhân dân kháng chiến. Do đó ông được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương.

Chọn: A

Câu 2:

Phương pháp: Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Lương để trả lời.

Cách giải:

Năm 545, nhà Lương cử quân xuống đàn áp nhà nước Vạn Xuân. Lý Nam Đế chống cự không nổi phải lui vỡ thành cửa sông Tô Lịch. Sau khi thành vỡ, ông phải rút về Gia Ninh, hồ Điển Triện, động Khuất Lão. Tại đây ông đã trao lại quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục.

Chọn: D

Câu 3:

Phương pháp: Dựa vào tình hình nước Vạn Xuân sau cuộc kháng chiến chống Lương để trả lời

Cách giải:

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử (con trai của Lý Nam Đế đã rút lui về Thanh Hóa sau thất bại ở hồ Điển Triệt) từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi, lên làm vua. Sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: Dựa vào nội dung về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân để nhận xét.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổi dậy (542) khi chế độ phong kiến Trung Quốc đang đặt dưới ách cai trị của nhà Lương. Đến năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt, nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

=> Cuộc khởi nghĩa Lý Bí không buộc nhà Đường công nhận nền độc lập của nước ta

Chọn: D

Câu 5:

Phương pháp: Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến chống Lương để phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì:

- Lực lượng của Lý Thiên Bảo (anh trai Lý Nam Đế), Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đã đem một cánh quân lui về Thanh Hóa, chờ đợi thời cơ tiếp tục kháng chiến.

- Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến. Nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: Dựa vào nội dung về cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí để so sánh, nhận xét.

Cách giải:

- Đối với cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng:

+ Khởi nghĩa: mùa năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - khởi nghĩa đầu tiên chống ách đô hộ của nhân dân Âu Lạc được nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.

+ Kháng chiến: sau khi giành quyền làm chủ, mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người kéo vào xâm lược => Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo dù chiến đấu anh dùng nhưng thất bại.

- Đối với đấu tranh của Lý Bí:

+ Khởi nghĩa: năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi nghĩa. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.

+ Kháng chiến: năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục, Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch tổ chức kháng chiến.

=> Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là đều trải qua hai giai đoạn khởi nghĩa và kháng chiến.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 61.

Cách giải:

- Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương. Ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) và chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng.

- Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đầm Dạ Trạch).

+ Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng.

+ Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.

- Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả, tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close