Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 6 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Tín ngưỡng chủ yếu của cư dân Văn Lang là A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần Mặt Trời, C. Sùng bái tự nhiên. D. Thờ thần núi, thần sông. Câu 2. Vua Hùng lên ngôi đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ A. Vua Hùng đặt tên nước là Lạc Việt, chia nước là 15 bộ. B. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Lạc, chia nước thành 15 bộ. C. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ. D. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Việt, chia nước thành 15 bộ. Câu 3. Các nghề thủ công nào của cư dân Văn Lang được chuyên môn hóa? A. Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền. B. Làm đồ trang sức, dệt vải. C. Làm nghề xây dựng, đóng thuyền đi biển. D. Làm đồ gốm, ươm tơ dệt vải. Câu 4. Thời Văn Lang xã hội chia thành những tầng lớp nào? A. Những người quyền quý, dân tự do, nô tì. B. Chủ nô, nô lệ. C. Phong kiến, nông dân công xã. D. Quý tộc, nông nô. Câu 5. Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá. B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. C. cơm nếp, cơm tẻ, rau khoai, giá đỗ. D. cơm tẻ, ngô, khoai, giá đỗ. Câu 6. Cư dân Văn Lang có nghề sản xuất chính là A. Săn bắt thú rừng. B. Trồng lúa nước. C. Đúc đồng. D. Làm đồ gốm. Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang? A. Xã hội phân chia giàu, nghèo; mở rộng giao lưu và tự vệ. B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng. C. Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn. D. Nhà nước Âu Lạc lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Câu 8. Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài khẳng định A. thuật luyện kim được phát minh ở nước ta đã chuyên môn hoá cao, sản phẩm đạt đến độ tinh xảo và nổi tiếng. B. thuật luyện kim được phát minh ở nước ngoài du nhập vào nước ta. C. thuật luyện kim được phát minh ở nước ta du nhập ra nước ngoài. D. công cụ và vật dụng bằng kim loại đã thay thế hoàn toàn đồ đá. Câu 9. Đâu không phải hoạt động văn hóa tiêu biểu của cư dân Văn Lang trong các ngày hội? A. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, ca hát. B. Đánh trống, chiêng, thổi kèn. C. Thờ cúng các lực lượng tự nhiên. D. Tổ chức đua thuyền, giã gạo. Câu 10. Ý thức cộng đồng của cư dân Văn Lang không được tạo nên bởi nhân tố nào sau đây? A. Các bộ lạc, làng, chiềng, chạ... cùng nhau làm thủy lợi chế ngự thiên nhiên bảo vệ mùa màng. B. Thông qua các tổ chức lễ hội, họ gần gũi thân thiết nhau hơn. C. Các bộ lạc, chiềng, chạ... cùng nhau chung sức, chung lòng chống kẻ thù. D. Cùng nhau làm giàu, phân chia lương thực theo nguyên tắc bình đẳng. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 40. Cách giải: Tín ngưỡng chủ yếu của cư dân Văn Lang là thờ cúng các lực lượng tự nhiên (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên) như núi, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Chọn: C Câu 2. Phương pháp: sgk trang 36. Cách giải: Vua Hùng lên ngôi đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ). Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 38. Cách giải: Thời kì nhà nước Văn Lang, các nghề thủ công được chuyên môn hóa như: làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 40. Cách giải: Thời Văn Lang xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do và nô tì. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các tầng lớp này chưa sâu sắc. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: sgk trang 39. Cách giải: Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt cá. Chọn: B Câu 6. Phương pháp: sgk trang 38. Cách giải: Văn Lang là một nước nông nghiệp nên nghề sản xuất chính là trồng lúa nước. Thóc lúa cũng trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang. Chọn: B Câu 7. Phương pháp: sgk trang 35, 36, loại trừ. Cách giải: Các nhân tố đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang bao gồm: * Cơ sở kinh tế: - Đầu thế kỉ I TCN cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sử dụng công cụ đồng và bắt đầu có công cụ sắt. - Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm. - Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công. * Cơ sở xã hội: - Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ. => Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những yêu cầu đó. => Loại trừ đáp án: D Chọn: D Câu 8. Phương pháp: sgk trang 38, suy luận. Cách giải: Trống đồng thời Văn Lang được trang trí tinh xảo, miêu tả chân thật cảnh sinh hoạt cũng như đời sống của cư dân Văn Lang. Thể hiện thuật luyện kim ở nước ta được chuyên môn hóa cao, sản phẩm đã đạt đến trinh độ tinh xảo và nổi tiếng. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: sgk trang 40, loại trừ. Cách giải: - Các đáp án A, B, D: là hoạt động văn hóa tiêu biểu của cư dân Văn Lang trong các ngày hội. - Đáp án C: là đặc điểm về tín ngưỡng của cư dân Văn Lang. Chọn: C Câu 10. Phương pháp: sgk trang 40, suy luận. Cách giải: * Khái niệm: ý thức cộng đồng là tình cảm gắn bó với nhau giữa những người sống lâu trong một vùng. * Ý thức cộng đồng của cư dân Văn Lang được tạo nên bởi nhân tố nào sau đây: - Yếu tố vật chất: + Người dân sống quây quần thành các làng, chạ ở ven đồi hoặc vùng đất cao ven sông, ven biển. + Do nhu cầu sản xuất, làm thủy lợi, ổn định cuộc sống lâu dài và nhu cầu mở rộng giao lưu, tự vệ, những cư dân trong một vùng đã có sự liên kết, gắn bó với nhau. - Yếu tố tinh thần: Thông qua việc tổ chức các lễ hội, các trò chơi, các phong tục như: ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy, … con người càng gắn bó với nhau hơn. Thời kì này đã có sự phân hóa giàu nghèo và phân chia thành các tầng lớp. Nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy đã bị phá vỡ. Chọn: D Loigiaihay.com
Quảng cáo
|